Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Theo thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia, tỉ lệ trẻ bị sâu răng đang ngày càng gia tăng. Bệnh sâu răng trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ không thể tự khỏi mà càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi răng miệng của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh lý và có phương án phù hợp.

1. Nguyên nhân sâu răng trẻ em

Trẻ em mắc bệnh lý sâu răng do những nguyên nhân sau: ăn nhiều đồ ngọt, lười vệ sinh răng miệng, cấu tạo men răng sữa, răng mọc lệch lạc và cấu trúc răng.

1.1. Ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ em là nhóm đối tượng rất thích ăn đồ ngọt, đặc biệt là các loại bánh, kẹo, nước sốt, nước ngọt… Tuy nhiên, những loại thực phẩm trên có chứa rất nhiều đường cùng với chất tạo ngọt như: glucose, fructose hay saccharose.

Khi các chất trên tiếp xúc với nước bọt và vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ dàng chuyển hóa thành axit. Chúng khiến cho lớp men răng nhanh chóng bị bào mòn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong và gây ra bệnh lý sâu răng.

Sâu răng trẻ em do ăn nhiều đồ ngọt

Sâu răng trẻ em do ăn nhiều đồ ngọt

1.2. Lười vệ sinh răng miệng

Phần lớn trẻ em đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nếu như răng miệng của trẻ không được làm sạch thường xuyên, mảng bám, cao răng sẽ nhanh chóng hình thành ở cả cao răng và nướu.

Đây chính là nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng của nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Trong đó phổ biến là nhóm vi khuẩn Streptococcus-mutans, Lactobacilli và Actinomycetes. Chúng sẽ nhanh chóng tấn công vào cấu trúc răng và gây ra bệnh lý sâu răng.

1.3. Cấu tạo men răng sữa

So với răng vĩnh viễn, men răng sữa thường mỏng và yếu hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, những vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng và khiến cho trẻ bị bệnh lý sâu răng.

Men răng sữa yếu hơn so với răng vĩnh viễn

Men răng sữa yếu hơn so với răng vĩnh viễn

1.4. Răng mọc lệch lạc

Răng sữa mọc lệch, không đúng vị trí chắc chắn sẽ làm quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều đó khiến cho cặn thức ăn, cặn sữa không được làm sạch, vẫn còn bám lại rất nhiều ở kẽ răng. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có sâu răng.

1.5. Cấu trúc răng

Những trẻ có cấu trúc răng đặc biệt như nhiều rãnh sâu, răng sinh đôi hay núm phụ sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý sâu răng hơn. Nguyên nhân là do mảng bám tập trung ở rãnh, núm phụ rất nhiều và khó làm sạch được hoàn toàn. Những mảng bám đó chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng phát triển trong khoang miệng.

2. Triệu chứng sâu răng ở trẻ em

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh lý sâu răng ở trẻ em thông qua những dấu hiệu sau:

– Bề mặt men răng của trẻ xuất hiện những vệt trắng vàng, nâu đục hoặc đen.

– Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu, ngay cả khi vừa chải răng.

– Bé thường xuyên bị đau nhức, đặc biệt là khi ăn đồ ngọt, nóng, lạnh…

– Trên răng của trẻ xuất hiện những lỗ sâu.

– Răng nhạy cảm.

Bề mặt men răng của trẻ có đốm đen do vi khuẩn sâu răng

Bề mặt men răng của trẻ có đốm đen do vi khuẩn sâu răng

3. Bệnh lý sâu răng gây ảnh hưởng như thế nào đến trẻ

Bệnh sâu răng chắc chắn sẽ kèm theo những cơn đau nhức, làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên cáu gắt, quấy khóc và chán ăn. Bên cạnh đó, tình trạng đau răng cũng nhiều hơn vào ban đêm, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon. Nếu kéo dài, sức khỏe và tinh thần của trẻ đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ngoài ra, bệnh sâu răng không thể tự khỏi. Nếu sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục ăn sâu vào tủy và gây hoại tử tủy răng. Thậm chí, trẻ còn có nguy cơ bị áp xe răng, mất răng sữa sớm, gây nhiều bất tiện khi ăn nhai và ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau.

4. Điều trị sâu răng trẻ em

Cha mẹ có thể áp dụng những mẹo tại nhà để cải thiện các triệu chứng của sâu răng ở trẻ em. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa uy tín để áp dụng các biện pháp chuyên sâu.

4.1. Phương pháp tại nhà

Để những cơn đau nhức, khó chịu do sâu răng gây ra nhanh chóng cải thiện, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước muối, lá trầu không, đinh hương và gừng tươi. Cách thực hiện như sau:

– Nước muối: Muối là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn cao. Do đó, việc sử dụng nước muối sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng phát triển và xoa dịu cơn đau nhức răng hiệu quả. Cha mẹ hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý là không nên để trẻ ngậm nước muối quá lâu bởi có thể gây tổn thương niêm mạc miệng.

– Lá trầu không: Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất cineol với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau nhức răng hiệu quả. Để cải thiện bệnh lý sâu răng ở trẻ, các mẹ hãy đun một nắm lá trầu không sạch với một ít nước và cho trẻ súc miệng nhiều lần trong ngày.

– Đinh hương: Trong tinh dầu đinh hương có chứa tới hơn 50% eugenol. Đây là một chất gây tê tự nhiên, có khả năng làm giảm cơn đau nhức răng sâu nhanh chóng. Các mẹ hãy lấy một miếng bông gòn sạch, thấm vào tinh dầu đinh hương và chấm lên vùng răng sâu của trẻ. Sau khoảng 20 phút, trẻ cần súc miệng lại với nước sạch.

– Gừng tươi: Gừng tươi cũng có khả năng giảm đau nhức răng sâu là nhờ vào các thành phần như cineol, gingerol và zingerone. Các hoạt chất trên có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Cha mẹ chỉ cần cạo vỏ, cắt gừng tươi thành các lát mỏng và đun sôi với nước. Sau đó, cha mẹ cho trẻ súc miệng đều đặn hàng ngày sau mỗi lần chải răng.

Gừng tươi có chứa hợp chất kháng khuẩn, giúp giảm đau răng sâu

Gừng tươi có chứa hợp chất kháng khuẩn, giúp giảm đau răng sâu

4.2. Phương pháp tại nha khoa

Để có thể điều trị dứt điểm bệnh lý sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa uy tín. Tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi trẻ, các bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp phù hợp nhất như điều trị bằng florua, trám răng, hoặc nhổ răng.

– Điều trị bằng florua: Phương pháp trên chỉ phù hợp khi răng sâu của trẻ chỉ ở giai đoạn mới chớm. Cụ thể, các bác sĩ sẽ làm sạch bề mặt răng của trẻ và phủ gel florua lên bề mặt răng sâu để khôi phục lại men răng đã bị tổn thương. Quá trình phủ gel chỉ mất khoảng vài phút. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng florua, trẻ cần kiêng ăn uống trong khoảng 30 phút.

– Trám răng: Nếu như răng của trẻ đã hình thành lỗ sâu nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp trám răng. Trước tiên, bác sĩ cần làm sạch hoàn toàn ổ răng sâu. Sau đó, bác sĩ vật liệu trám chuyên dụng như GIC, Composite… để lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.

– Nhổ răng: Trong trường hợp răng sâu ở mức độ quá nặng, gây hoại tử tủy, trẻ có thể sẽ phải nhổ bỏ răng sữa. Bác sĩ sẽ nhổ răng theo phương pháp dùng kìm, bẩy truyền thống hoặc áp dụng công nghệ siêu âm Piezotome. Việc nhổ răng sẽ giúp tránh tình trạng vi khuẩn tiếp tục phát triển và gây ảnh hưởng đến những mô lân cận.

5. Biện pháp phòng ngừa sâu răng trẻ em

Để phòng ngừa bệnh lý sâu răng ở trẻ em, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận, cho trẻ ăn uống lành mạnh và thăm khám răng miệng định kỳ tại cơ sở nha khoa uy tín.

5.1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Tùy vào từng độ tuổi, cha mẹ nên có cách vệ sinh răng miệng phù hợp cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển. Cụ thể, với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bằng miếng gạc hoặc khăn vải mềm nhúng nước muối sinh lý khoảng 2 lần mỗi ngày. Khi rơ lưỡi cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

Đối với những trẻ lớn hơn 1 tuổi, cha mẹ có thể chải răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Trẻ từ 3 tuổi có thể tự thực hiện đánh răng nhưng cha mẹ nên theo dõi và hướng dẫn trẻ cẩn thận để đảm bảo răng miệng được làm sạch.

Bên cạnh đó, trẻ từ 3 tuổi cũng nên kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám, cặn thức ăn còn bám ở kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Cha mẹ nên hướng dẫn kỹ cho trẻ cách vệ sinh răng miệng hàng ngày

Cha mẹ nên hướng dẫn kỹ cho trẻ cách vệ sinh răng miệng hàng ngày

5.2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần giúp phòng ngừa bệnh lý sâu răng ở trẻ. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều đường như: bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ…  để tránh gây hại cho men răng.

Thay vì thế, các mẹ hãy cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, D, khoáng chất… để răng, nướu thêm chắc khỏe, chống chọi được với các tác nhân gây hại. Ngoài ra, trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, các mẹ hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh. Bởi rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ, giúp làm sạch răng miệng hiệu quả, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

5.3. Thăm khám định kỳ

Định kỳ 6 tháng, cha mẹ cần đưa trẻ tới những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám răng miệng. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng máy siêu âm và làm sạch răng miệng của trẻ. Đồng thời, bác sĩ nha khoa cũng kiểm tra toàn bộ khoang miệng. Nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ có phương án xử lý sớm để ngăn chặn sâu răng cũng như các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng.

Trẻ em nên đi khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm

Trẻ em nên đi khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm

6. Bác sĩ nha khoa giỏi, nhiều kinh nghiệm trong điều trị sâu răng ở trẻ em

Để đảm bảo quá trình chữa răng sâu của trẻ diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất, cha mẹ cần lựa chọn những bác sĩ nha khoa giỏi, am hiểu về cấu trúc răng miệng và có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cần hiểu được tâm lý và nỗi lo sợ của trẻ khi đi khám răng để có phương án phù hợp nhất.

Dưới đây là một số bác sĩ nha khoa giỏi trong khám và điều trị bệnh lý sâu răng ở trẻ:

– Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh

– Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh

– Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Nha Khoa Paris Bà Triệu

– Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Nha Khoa Paris Đà Nẵng

– Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Nha Khoa Paris Nghệ An

– Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Nha Khoa Paris Hải Phòng

Tóm lại, sâu răng trẻ em không chỉ gây ra những cơn đau nhức và khó chịu mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị sớm. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để thăm khám và có phương án điều trị sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trẻ bị sâu răng
Em bé bị sâu răng: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Em bé bị sâu răng: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Sâu răng là bệnh về răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Tình trạng em bé bị sâu răng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Cùng tìm hiểu cụ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map