Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng khểnh có nên không? Các phương pháp phổ biến

Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch, làm giảm khả năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ. Đối với trường hợp trên, các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo nên niềng răng khểnh càng sớm càng tốt. Bài viết sau đây của Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp trên.

1. Tại sao nên niềng răng khểnh

Bạn nên tiến hành chỉnh nha cho răng khểnh để cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng, chức năng ăn nhai và giảm thiểu những rủi ro liên quan đến răng, nướu:

– Cải thiện tính thẩm mỹ: Các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, khay trong… sẽ tác động lực để kéo chiếc răng khểnh trở về đúng vị trí trên cung hàm. Đồng thời, khí cụ cũng sắp xếp các răng khác để đảm bảo hàm răng đều, đẹp và chuẩn khớp cắn.

– Cải thiện chức năng ăn nhai: Khi các răng trên cung hàm đã về đúng vị trí, sức nhai cũng sẽ khỏe hơn. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai của hàm răng sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời giúp bạn ngăn chặn được các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

– Giảm những rủi ro liên quan đến răng, nướu: Khi hàm răng của bạn trở nên thẳng, đều, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày chắc chắn cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Những cặn thức ăn và mảng bám có thể dễ dàng được loại bỏ, giúp ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến răng, nướu như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu…

Niềng răng khểnh giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng

Chỉnh nha răng khểnh giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng

2. Hậu quả nếu như không niềng răng khểnh

Về bản chất, răng khểnh là chiếc răng mọc sai lệch ở trên cung hàm, khiến cho hàm răng bị sai lệch khớp cắn. Răng khểnh sẽ khó có thể đảm nhận vai trò cắn, xé thức ăn được một cách tốt nhất và khiến cho các răng kế cận trên cung hàm phải chịu áp lực thay để đảm bảo thức ăn được nghiền nát trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Do đó, nếu bạn không chỉnh nha răng khểnh sớm, răng sẽ càng ngày càng bị suy yếu.

Chưa kể, răng khểnh còn làm cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Cặn thức ăn không được làm sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và dẫn tới các bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng…

3. Các phương pháp niềng răng khểnh đang được áp dụng phổ biến

Những phương pháp chỉnh nha răng khểnh đang được áp dụng phổ biến là niềng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và niềng trong suốt Invisalign.

3.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha răng khểnh truyền thống. Các bác sĩ sẽ sử dụng một hệ thống khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung, thun buộc… để gắn cố định lên hàm răng. Các khí cụ sẽ kết hợp lại với nhau nhằm tạo ra một lực tác động lên răng và kéo răng khểnh trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Hiện mắc cài kim loại được chia ra thành hai loại chính là mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Trong đó, mắc cài tự buộc được cải tiến với hệ thống nắp trượt tự động. Nhờ vậy, các bác sĩ không cần sử dụng thêm thun buộc để giữ cố định dây cung trong các rãnh mắc cài.

Ưu điểm:

– Hiệu quả chỉnh nha tốt, có thể áp dụng cả với trường hợp răng mọc sai lệch nặng như răng khểnh kết hợp với hô/móm…

– Chi phí phù hợp.

Nhược điểm:

– Khí cụ lộ rõ ra trên bề mặt của hàm răng, gây mất thẩm mỹ.

– Gây khó chịu, cộm cấn trong quá trình sử dụng.

– Ăn nhai, vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.

Chỉnh nha răng khểnh bằng mắc cài kim loại

Chỉnh nha răng khểnh bằng mắc cài kim loại

3.2. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng bằng mắc cài sứ cũng có cơ chế hoạt động như mắc cài kim loại. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng là mắc cài. Trong khi mắc cài kim loại được làm từ hợp kim thì mắc cài sứ được làm từ chất liệu cao cấp với màu trong suốt. Chính vì vậy, khi bạn đeo niềng, khí cụ chỉnh nha sẽ không bị lộ ra ngoài nhiều nên bạn có thể tự tin trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ khi đeo niềng cao hơn so với mắc cài kim loại.

– Mắc cài sứ được thiết kế trơn, nhẵn, bo tròn các góc nên tránh tình trạng làm tổn thương niêm mạc miệng.

– Hiệu quả nắn chỉnh răng tốt.

– An toàn, thích ứng tốt với răng, nướu.

Nhược điểm:

– Mức giá cao hơn phương pháp niềng mắc cài kim loại.

– Dễ bị vỡ hoặc nứt khi có lực tác động mạnh.

3.3. Niềng răng Invisalign

Niềng răng Invisalign là phương pháp nắn chỉnh răng khểnh hiện đại, khắc phục được nhiều nhược điểm của các loại mắc cài thông thường. Thay vì phải gắn hệ thống mắc cài lên hàm răng, bạn chỉ cần sử dụng một bộ khay niềng để kéo răng trở về đúng vị trí ở trên cung hàm. Một liệu trình niềng răng cần sử dụng từ 20 – 55 khay hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ phức tạp của răng.

Khay niềng làm từ vật liệu cao cấp SmartTrack và được đánh số từ một cho đến hết theo phác đồ điều trị. Mỗi khay sẽ được đeo trong khoảng 2 tuần, tương đương với khoảng cách di chuyển của răng là 0,25mm.

Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ cao do khay niềng trong suốt, thiết kế ôm khít vào hàm răng,

– Dễ dàng tháo lắp.

– Không gây cộm cấn, khó chịu khi đeo niềng.

– Hiệu quả chỉnh nha tốt.

– An toàn, lành tính.

Nhược điểm:

– Chi phí cao.

– Cần phải đeo khay niềng đủ số thời gian quy định mỗi ngày thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Niềng răng khểnh bằng khay Invisalign

Chỉnh nha răng khểnh bằng khay Invisalign

4. Quy trình niềng răng khểnh

Quy trình chỉnh nha răng khểnh bao gồm có các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ nha khoa kiểm tra răng miệng, chụp phim để có đánh giá chính xác về mức độ mọc lệch của răng và xây dựng phác đồ chỉnh nha tối ưu.

– Bước 2: Bác sĩ điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng (nếu có) trước khi niềng như viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng…

– Bước 3: Bác sĩ sử dụng những dụng cụ cần thiết để lấy dấu hàm và đặt thun tách kẽ. Trong trường hợp bạn niềng răng Invisalign, dữ liệu dấu hàm sẽ được gửi sang công ty Align Technology có trụ sở tại Mỹ để chế tạo bộ khay niềng phù hợp.

– Bước 4: Bác sĩ gắn khâu, mắc cài và đi dây cung. Với khay niềng trong suốt, bác sĩ cần kiểm tra kỹ chất lượng khay. Nếu khay đã đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ lắp khay lên hàm răng và hướng dẫn bạn cách sử dụng tại nhà.

– Bước 5: Đến nha khoa thăm khám theo đúng liệu trình để bác sĩ điều chỉnh lực siết của khí cụ hoặc cấp bộ khay niềng mới.

– Bước 6: Tháo khí cụ chỉnh nha nếu răng khểnh cũng như các răng khác đã dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm. Sau khi tháo niềng, bạn vẫn cần tiếp tục đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không dịch chuyển về vị trí cũ.

5. Các câu hỏi thường gặp về niềng răng khểnh

Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề chỉnh nha răng khểnh mà nhiều người đang quan tâm.

5.1. Niềng răng khểnh mất bao lâu

Thời gian nắn chỉnh răng khểnh thường dao động từ 18 – 24 tháng. Sau giai đoạn trên, các răng mọc lệch trên cung hàm đã trở về đúng vị trí, giúp cho hàm răng có khớp cắn chuẩn.

Tuy nhiên, trong trường hợp răng khểnh nặng kèm theo các răng khác mọc chen chúc hay hô/móm, niềng răng sẽ cần phải nong hàm, gắn minivis… Khi đó, quá trình niềng răng chắc chắn sẽ kéo dài, thậm chí có thể lên đến 24 – 30 tháng.

Ngoài ra, thời gian chỉnh nha răng khểnh còn phụ thuộc vào độ tuổi niềng răng. Niềng răng càng sớm thì quá trình càng được rút ngắn, đặc biệt là ở giai đoạn 12 – 16 tuổi. Đây là giai đoạn xương hàm vẫn đang phát triển nên các răng mọc sai lệch có thể dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí.

Niềng răng khểnh mất 18 - 24 tháng

Chỉnh răng khểnh mất 18 – 24 tháng

5.2. Chỉnh nha răng khểnh có phải nhổ bỏ răng hay không

Thực tế không phải tất cả các trường hợp chỉnh nha răng khểnh đều cần phải nhổ răng. Các bác sĩ nha khoa chỉ nhổ răng khi cung hàm quá hẹp với mục đích là để tạo khoảng trống, giúp các răng mọc sai lệch dễ dàng di chuyển. Các răng thường bị nhổ bỏ là răng khôn, răng số 4… Các bác sĩ luôn tính toán kỹ để đảm bảo việc nhổ răng không gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng của hàm răng.

Còn trong trường hợp cung hàm có đủ khoảng trống cần thiết thì bạn hoàn toàn không cần phải nhổ răng mà quá trình niềng vẫn diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, đối với trẻ em, việc nhổ răng cũng không cần thiết do xương hàm vẫn còn phát triển nên dễ uốn nắn, Khi đó, các bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật khác như nong hàm hoặc mài bớt kẽ răng.

5.3. Niềng răng khểnh có đau không

Chỉnh nha răng khểnh bằng mắc cài hay khay trong thì tình trạng đau nhức và khó chịu cũng là điều khó tránh khỏi. Bởi về bản chất, các khí cụ chỉnh nha sẽ tạo ra lực siết để nắn chỉnh và định hình răng theo đúng như mong muốn.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi cơn đau nhức không xảy ra ở toàn bộ quá trình niềng mà chỉ xuất hiện ở một vài giai đoạn. Mỗi giai đoạn cũng chỉ đau nhức trong khoảng vài ngày. Nếu như bạn chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

6. Hướng dẫn cách chăm sóc khi chỉnh nha răng khểnh

Trong quá trình chỉnh nha răng khểnh, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề sau:

– Tránh ăn nhai những loại thực phẩm cứng, rắn (sườn sụn, mía…) bởi chúng sẽ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm dai, dính (đồ nếp, kẹo cao su…). Cặn thực phẩm có thể dễ dàng bám ở khí cụ và gây đau nhức dai dẳng.

– Đeo khay niềng đủ 22 giờ mỗi ngày để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng như tiến độ.

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng cách chải răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nướcnước súc miệng chuyên dụng.

– Tới nha khoa ngay nếu như phát hiện những dấu hiệu bất thường như sang chấn niêm mạc, chảy máu…

– Vệ sinh khay niềng hàng ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng, tuyệt đối không được sử dụng nước nóng bởi sẽ khiến cho hàm bị biến dạng.

Người niềng răng khểnh cần kiêng ăn đồ dính

Người niềng răng cần kiêng ăn đồ dính

Trên đây là những thông tin chia sẻ về niềng răng khểnh, từ lợi ích, quy trình, phương pháp, cho đến các lưu ý khi thực hiện. Có thể thấy rằng đây là việc cần thiết để giúp bạn sở hữu hàm răng đều, đẹp và khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và có hiệu quả cao nhất.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Răng khấp khểnh có nên niềng?”
Markham Orthodontics: “Do All Crooked Teeth Need Braces?”
Healthline: “What Causes Crooked Teeth and How to Straighten Them”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng khểnh
Răng khểnh là gì? Ý nghĩa của răng khểnh trong phong thủy

Răng khểnh là gì? Ý nghĩa của răng khểnh trong phong thủy

Răng khểnh được xem là nét đẹp tạo nên nụ cười duyên dáng trên gương mặt theo quan niệm của người Á Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng khấp khểnh: Bao lâu đạt kết quả mong đợi?

Niềng răng khấp khểnh: Bao lâu đạt kết quả mong đợi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map