Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả nhất , Bác sĩ nha khoa tư vấn

Thuốc giảm đau răng thường chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng. Bác sĩ khuyên khách hàng khi bị nhức răng nên sử dụng thuốc trị đau răng Paracetamol/Acetaminophen, nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid và nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ.

Đau răng là tình trạng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Để khắc phục đau răng, nhiều người thường sử dụng các loại thuốc có công dụng giảm cơn đau nhanh chóng. Nha khoa Paris sẽ giới thiệu các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

1. Đau nhức răng uống thuốc gì?

Các loại thuốc trị đau nhức răng phổ biến là: Paracetamol/Acetaminophen, nhóm thuốc chống viêm non-steroid và nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ.

1.1. Thuốc giảm đau răng Paracetamol/Acetaminophen

Paracetamol có tác dụng giảm đau ngay lập tức, sử dụng được cho mọi lứa tuổi. Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị đau răng do răng sâu, răng khôn hoặc viêm nướu (1).

Acetaminophen là thuốc có công dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, tuy nhiên chứa ít khả năng kháng viêm nên khi đau răng do bị viêm nướu, viêm tủy, viêm chân răng,… thì nên ưu tiên sử dụng Paracetamol.

Liều dùng:

– Dùng 325 mg – 650mg Paracetamol/ Acetaminophen mỗi 4 – 6 giờ. Nếu dùng thuốc hàm lượng 1000mg thì thời gian cách nhau 6 – 8 giờ giữa 2 lần dùng

– Sử dụng thận trọng cho trẻ dưới 12 tuổi

Thuốc đau răng Paracetamol/Acetaminophen

Thuốc đau răng Paracetamol/Acetaminophen

1.2. Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid

Một số loại thuốc thuộc nhóm non-steroid phổ biến như: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Ketoprofen, Aspirin,… Thuốc dùng trong trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm ê buốt, sưng tấy (2).

Liều dùng:

– Aspirin: người lớn 325 – 625mg mỗi 4 giờ; trẻ em 50 – 75mg/kg/ngày chia thành 4 – 6 lần/ngày; tổng liều không vượt quá 3,6g

– Diclofenac: 75 – 150mg/ngày

– Meloxicam: 7,5 – 15mg/ngày

– Ketoprofen: 50 – 300mg/ngày

– Ibuprofen: 0,6 – 1g/ngày

Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid

Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid

1.3. Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ

Nhóm thuốc gây tê tại chỗ dưới dạng dung dịch, gel bôi hoặc xịt có tác dụng giúp giảm cơn đau đớn tức thì. Các loại thường dùng là: lidocaine, tetracaine, benzocaine và prilocaine. Nhờ có đặc chất gây tê cục bộ, thuốc sẽ có hiệu quả nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn và cần sử dụng lặp lại nhiều lần (3).

Cách sử dụng:

– Làm sạch nướu và dùng bông y tế thấm khô

– Sử dụng thuốc gây tê để bôi hoặc xịt trực tiếp vào vị trí răng đang đau nhức

Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ

Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ

2. Thuốc giảm đau răng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, phụ nữ mang thai và trẻ em chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ dẫn. Bởi một số loại thuốc có chứa thành phần không phù hợp sẽ gây tác dụng phụ cho bà bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các loại thuốc đau răng được khuyến cáo an toàn để sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em là: Paracetamol/ Acetaminophen, Ibuprofen và Diclofenac.

– Paracetamol/ Acetaminophen: là loại thuốc giảm đau được nhiều mẹ tin dùng bởi có tính kháng viêm, không ảnh hưởng tới hệ tim mạch và đường tiêu hóa. Thuốc dành cho những trường hợp đau nhức răng từ nhẹ đến vừa và an toàn cho mọi đối tượng

– Ibuprofen: là loại thuốc giảm đau và khám viêm không steroid nên có thể sử dụng ở cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Ibuprofen chuyên dùng cho trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm ê buốt, sưng tấy

– Diclofenac: Diclofenac cũng thuộc loại kháng viêm, giảm đau nhức và không chứa steroid. Thuốc dùng cho các tình trạng bệnh khác nhau như đau nhức răng miệng, viêm khớp, đau khớp,…

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà

Dưới đây là một số điều cần lưu ý về cách dùng, liều lượng và mục đích sử dụng thuốc đau răng tại nhà (4).

3.1. Cách dùng

Lưu ý về cách dùng thuốc trị đau răng như sau:

– Không lạm dụng hoặc sử dụng thuốc đau răng tùy ý. Bởi có thể gây nhờn thuốc, lâu dần thuốc sẽ không có công dụng giảm đau nữa

– Khi sử dụng thuốc cần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách và kiêng sử dụng chất kích thích để phát huy hiệu quả tốt nhất

– Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch miệng trước khi dùng thuốc

3.2. Liều lượng

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tìm hiểu tác dụng chính và phụ của thuốc:

– Dùng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng

– Không dùng nhiều loại thuốc giảm đau cùng lúc, đặc biệt là thuốc chứa thành phần NSAIDs hoặc Aspirin, để tránh nguy cơ tác dụng phụ

– Người bệnh có tiền sử dị ứng, tuổi cao, thai kỳ, đang cho con bú, hoặc mắc vấn đề sức khỏe khác, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng

3.3. Mục đích sử dụng

Tùy theo mục đích sử dụng thuốc giảm đau, cần có những lưu ý như sau:

– Nếu bị đau răng do mọc răng khôn thì thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả nhất thời. Cần đến nha khoa để được điều trị triệt để

– Không dùng thuốc đau răng để tự chữa trị vấn đề nha khoa phức tạp

– Nếu đau răng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến nha khoa để tìm nguyên nhân và được điều trị dứt điểm

4. Vài mẹo chữa đau răng không cần thuốc tại nhà

Trong trường hợp chưa thể mua ngay được thuốc chữa đau răng, người bệnh có thể sử dụng một vài mẹo làm dịu cơn nhức răng như: chườm đá lạnh, súc miệng nước muối, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

4.1. Chườm đá lạnh

Phương pháp chườm đá lạnh thường được áp dụng để giảm đau, sưng tấy. Nhiệt độ thấp từ đá sẽ hạn chế quá trình giãn cơ, làm chậm lưu lượng máu đến vùng đang bị ảnh hưởng cũng như làm tê liệt dây thần kinh tạm thời.

Cách thực hiện:

– Bọc những viên đá lạnh trong túi vải và đặt lên trên vị trí bị đau nhức

– Di chuyển túi đá nhẹ nhàng theo vòng tròn trong 10 – 15 phút

– Lưu ý không sử dụng trực tiếp đá để chườm bởi có thể gây ra bỏng lạnh

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh

4.2. Súc miệng nước muối

Muối là nguyên liệu có tác dụng làm sạch, khử khuẩn và sát trùng tốt đối với các vết thương ngoài da. Súc miệng nước muối hàng ngày giúp làm sạch và hạn chế tối đa vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

– Ngậm 1 ngụm nước muối vừa đủ vào miệng

– Súc miệng trong 20 – 30 giây, đảm bảo nước muối tiếp xúc với toàn bộ khu vực trong miệng

– Nhổ ra và súc miệng lần 2 trong 40 – 60 giây

– Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ hết muối sót lại trong miệng

Súc miệng Nước muối

Súc miệng nước muối

4.3. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Để tăng sức đề kháng và giảm thiểu tình trạng bị đau nhức răng miệng, nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin như C, A, D3, B2,… vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Vitamin và khoáng chất có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy giảm sưng, xuất huyết chân răng. Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng là: rau củ, sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu, dầu gan cá,…

Tại sao đau răng uống thuốc không hết? Cách xử lý thế nào?

Tại sao đau răng uống thuốc không hết? Cách xử lý thế nào?

Hy vọng qua bài viết trên, khách hàng đã biết được các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng và an toàn. Nếu tình trạng đau nhức răng vẫn tiến triển, hãy tới ngay Nha khoa Paris để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  1. Hai nguyen viết:

    Ê buốt răng uống thuốc gì

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Cách chữa đau răng
Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Đau răng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn trong ăn uống cũng như là giao tiếp hàng ngày. Sử

Ngày 26/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
5 Cách bấm huyệt chữa đau răng Đơn Giản & Hiệu Quả

5 Cách bấm huyệt chữa đau răng Đơn Giản & Hiệu Quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

Đau nhức răng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Cơn đau nhức sẽ cản trở việc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam