Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

12 Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý dứt điểm

Nhiễm trùng là một biến chứng rất nguy hiểm sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách khắc phục. Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm sẽ làm rõ vấn đề trên ở trong bài viết sau.

1. Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là gì

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là hiện tượng vi khuẩn gây hại xâm nhập, phát triển vị trí nhổ răng và gây viêm nhiễm. Một biến chứng rất nguy hiểm sau khi nhổ răng và cần được điều trị kịp thời. Nếu không, nhiễm trùng sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng

2. Một số nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nhổ răng

Biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng thường xảy ra do những nguyên nhân sau: vị trí của răng, vệ sinh răng miệng sai cách, hút thuốc lá, quá trình nhổ răng không vô trùng và tay nghề bác sĩ kém.

– Vị trí của răng: Răng mọc ngầm dưới nướu, mọc nằm ngang… gây sưng nứu, nứt, rách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào huyệt ổ răng và gây viêm.

– Vệ sinh răng miệng: Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ sau khi nhổ răng sẽ khiến cho vi khuẩn nhanh chóng hình thành và làm nhiễm trùng vết thương.

– Hút thuốc lá: Khói thuốc lá khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng. Khói thuốc lá cũng làm giảm lượng oxy cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu, khiến cục máu đông khó hình thành và tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công (1).

– Quá trình nhổ răng không vô trùng: Các dụng cụ nha khoa không được khử khuẩn trước khi sử dụng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong quá trình nhổ răng.

– Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ chuyên môn kém có thể gặp nhiều sai sót khi nhổ răng như khâu vết nhổ không tốt, nhổ sót chân răng… tạo cơ hội cho hại khuẩn phát triển và gây viêm.

3. Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng có các dấu hiệu điển hình như: đau nhức liên tục không giảm, sưng mặt, sưng má, khó nuốt thức ăn, khó thở, chảy máu, sưng phồng nướu, tấy đỏ, hôi miệng, cảm giác tê buốt, xuất hiện mủ, đau khi há miệng, ngậm miệng, sốt liên tục, nổi hạch và răng trở nên nhạy cảm hơn.

3.1. Đau nhức liên tục không giảm

Nếu cơn đau không thuyên giảm, thậm chí tăng dần theo thời gian thì khả năng cao là khách hàng đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây hại xâm nhập vào vết thương, gây viêm nhiễm (2).

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng là đau nhức dai dẳng

Đau nhức dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm

3.2. Sưng mặt, sưng má

Sưng mặt, sưng má cũng là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, tình trạng sưng má, mặt sẽ kéo dài dai dẳng và không hề có dấu hiệu cải thiện. Trong trường hợp không được xử lý sớm, hiện tượng sưng mặt còn càng ngày càng nghiêm trọng, gây biến dạng khuôn mặt.

3.3. Khó nuốt thức ăn, khó thở

Đau nhức, sưng tấy tại vị trí nhổ răng khôn là nguyên nhân khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai, nuốt thức ăn. Nhiễm trùng làm tăng áp lực lên hệ thống hô hấp, khiến khách hàng bị khó thở và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

3.4. Chảy máu tại vị trí nhổ răng

Vết nhổ răng sẽ bị chảy máu trong khoảng 30 – 40 phút do niêm mạc nướu và mạch máu bị tổn thương. Nếu vết thương bị nhiễm trùng, tình trạng chảy máu có thể kéo dài khoảng vài ngày.

3.5. Sưng phồng nướu, tấy đỏ

Khi vết thương bị nhiễm trùng, các mô nướu sẽ bị sưng tấy kéo dài và phù nề. máu tăng cường chuyển đến các tế nào nướu để chữa lành vết thương, chống lại vi khuẩn gây hại.

3.6. Hôi miệng

Nhổ răng bị nhiễm trùng, khoang miệng sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. protein Gram âm, sản sinh ra hợp chất sulphur dễ bay hơi. Hợp chất trên có mùi rất khó chịu nên gây ra tình trạng hôi miệng (3).

Nhiễm trùng vị trí nhổ răng thường kèm theo hôi miệng

Nhiễm trùng vị trí nhổ răng thường kèm theo hôi miệng

3.7. Cảm giác tê buốt

Quá trình nhổ răng sẽ gây ra tê buốt do tác động đến huyệt ổ răng, dây chằng nha chu, các mô nướu quanh răng… cảm giác tê buốt vẫn xuất hiện sau 1 tuần, vết thương có khả năng cao đã bị vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng.

3.8. Mủ xuất hiện tại chỗ nhổ răng

Vết nhổ răng bị nhiễm trùng kèm theo cả ổ mủ. Bên trong ổ mủ có thể là tế bào chết, vi khuẩn gây hại, vụn thức ăn… Khi dùng tay ấn vào ổ mủ sẽ thấy mềm, thậm chí có dịch mủ chảy ra bên ngoài.

3.9. Đau khi há miệng, ngậm miệng

Mức độ đau nhức khi vết nhổ răng bị nhiễm trùng thường khá nghiêm trọng. cơn đau còn gây nhiều khó khăn khi đóng, mở miệng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn nhai và cả sinh hoạt hàng ngày.

3.10. Sốt liên tục trong 1 tuần

Sốt dai dẳng cũng là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng điển hình. Bởi cơ thể sẽ phản ứng với vi khuẩn gây viêm. Hệ thống miễn dịch kích hoạt nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng. Điều đó sẽ gây sốt cao và kéo dài tới 1 tuần.

Sốt liên tục trong 1 tuần

Sốt liên tục trong 1 tuần

3.11. Nổi hạch

Khi vết nhổ răng bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ tự sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn để chống lại tác nhân gây viêm. Điều đó chính là nguyên nhân khiến cho hạch bạch huyết bị sưng.

3.12. Răng trở nên nhạy cảm hơn

Vết nhổ răng bị nhiễm trùng cũng khiến cho các răng ở vị trí liền kề trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt là khi ăn nhai thực phẩm nóng/lạnh, răng sẽ bị ê buốt dai dẳng. Bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lan sang các răng khác và làm tổn thương tới cấu trúc răng (4).

4. Một số cách xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Khi bị nhiễm trùng vết nhổ răng, khách hàng nên chườm đá lạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, súc miệng nước muối, sử dụng thuốc kháng sinh và đến cơ sở nha khoa đã tiến hành nhổ răng.

4.1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là phương pháp được nhiều người áp dụng để cầm máu, giảm sưng tấy và đau nhức do nhiễm trùng vị trí nhổ răng. Nhiệt lạnh sẽ làm co mạch máu, giúp cải thiện tình trạng sưng tấy và chảy máu răng.

Chườm lạnh cũng ức chế dẫn truyền dây thần kinh ngoại biên lên não. Điều đó giúp cơn đau nhức thuyên giảm đi đáng kể.

Cách thực hiện:

– Lấy một vài viên đá lạnh và cho vào túi chườm chuyên dụng.

– Chườm nhẹ nhàng túi đá lên cùng má bên ngoài vị trí đang bị nhiễm trùng trong 10 – 15 phút.

– Dừng khoảng 5 – 10 phút rồi lại tiếp tục chườm như trên nếu như vẫn còn đau.

Chườm lạnh giúp giảm đau do nhiễm trùng

Chườm lạnh giúp giảm đau do nhiễm trùng

4.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong trường hợp bị nhiễm trùng vị trí nhổ răng, khách hàng cần đảm bảo răng miệng được vệ sinh cẩn thận hàng ngày. Mỗi ngày, khách hàng cần chải răng 2 – 3 lần bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Khách hàng nên tránh tác động đến vị trí nhiễm trùng khi chải răng bởi có thể gây đau nhức dai dẳng.

Khách hàng cũng cần sử dụng thêm chỉ nha khoa hàng ngày. Với kết cấu mảnh, nhỏ, chỉ nha khoa có thể dễ dàng len lỏi đến từng kẽ ngách trên hàm răng để loại bỏ đi cặn thức ăn thừa, mảng bám… ngăn chặn vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển.

4.3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, khách hàng nên ăn uống theo chế độ lành mạnh. Khách hàng nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh… để vết thương mau hồi phục.

Khách hàng cần tránh các loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm cứng, rắn gây đau nhức kéo dài và tác động đến vị trí bị tổn thương.

– Thực phẩm cay, nóng có thể gây kích thích vết nhổ răng,.

– Đồ có các chất kích thích như bia, rượu… khiến cho tình trạng nhiễm trùng càng thêm nghiêm trọng.

4.4. Súc miệng nước muối

Mỗi ngày, khách hàng nên súc miệng bằng nước muối từ 2 – 3 lần, mỗi lần súc trong khoảng 30 – 60 giây. Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, giúp khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tiếp tục tiến triển. Khách hàng không nên súc miệng bằng nước muối quá lâu bởi có thể gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc miệng.

4.5. Sử dụng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vết nhổ răng như: Amoxicillin, Spiramycin và Doxycyclin.

– Thuốc Amoxicillin: Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thành phần chính của thuốc là chất Amoxicillin. Liều dùng phổ biến là 500 – 1000mg/lần, ngày uống 2 – 3 lần.

– Thuốc Spiramycin: Thuốc Spiramycin là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có tác dụng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn đang phân chia tế bào. Liều dùng của thuốc là sử dụng liều 6.0 – 9.0 triệu IU/ ngày, chia thành 2 – 3 lần.

– Thuốc Doxycyclin: Thuốc Doxycyclin cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiễm trùng sau khi nhổ răng nhờ có phạm vi kháng khuẩn rộng. Liều dùng của thuốc là 200mg/ngày cho ngày đầu tiên, uống 12 giờ một lần và 100mg vào những ngày tiếp theo.

Thuốc kháng sinh có hiệu quả tốt tới trường hợp nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh có hiệu quả tốt tới trường hợp nhiễm trùng

4.6. Trực tiếp đến nha khoa đã nhổ răng

Ngay khi thấy có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, khách hàng cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định tình trạng nhiễm trùng và có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể phải tháo chỉ khâu và loại bỏ ổ viêm nhiễm bên trong lỗ nhổ răng. Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm để nhiễm trùng khỏi hoàn toàn.

Thông qua những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ, hy vọng khách hàng sẽ kịp thời điều trị và kiểm soát tình trạng trên một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu nào đã được đề cập đến, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, 6 biến chứng có thể xảy ra

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, 6 biến chứng có thể xảy ra

Thực tế có rất nhiều người thắc mắc nhiễm trùng máu có nguy hiểm không. Về bản chất, đây là tình trạng rất nguy kịch, xảy ra khi cơ thể

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Bác sĩ GIẢI ĐÁP

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Bác sĩ GIẢI ĐÁP

Câu hỏi: Chào bác sĩ, con bị sâu răng hàm sứt một miếng nhỏ, phần nướu lợi thâm đen. Bình thường thì không sao nhưng mỗi lần ăn đồ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Những cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ thường được cha mẹ áp dụng bởi rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Vậy những phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map