Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cam miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cam miệng (hay còn gọi là chứng viêm lợi hoặc nhiệt miệng) ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, như vệ sinh răng miệng không đảm bảo, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, hoặc tổn thương niêm mạc miệng. Để chữa trị, phụ huynh có thể sử dụng phương pháp Đông y, Tây y hoặc kết hợp cả hai để tăng hiệu quả. Trong khi đó, phòng tránh chủ yếu liên quan đến việc chăm sóc răng miệng và miệng của trẻ hàng ngày.

1. Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ thực chất là tên gọi Đông y của chứng viêm lợi, nhiệt miệng thường gặp.

Tùy vào triệu chứng và vị trí hình thành của các vết loét miệng mà thường được gọi bằng các tên khác nhau như cam lợi, cam dãi, cam răng…

Một trong những thể nguy hiểm nhất và tiến triển nhanh nhất của tình trạng trên là cam tẩu mã. Đây là một dạng hoại tử cấp tính, mặc dù hiếm gặp nhưng cam tẩu mã lại thường rất nặng và để lại di chứng phức tạp nếu không được phát hiện và điều trị đúng lúc, đúng cách.

Khi trẻ bị cam miệng sẽ có một số dấu hiệu điển hình dưới đây:

Khi bị bệnh cam miệng môi lợi của trẻ sẽ đỏ. Nếu nặng thì sưng to, lở loét, lưỡi có các mảng bám trắng dày và chảy nước dãi nhiều.

Lợi và chân răng đỏ hoặc chảy máu, miệng hôi có các nốt nhiệt lở loét ở lưỡi hoặc vòm miệng, má.

Trẻ bị sốt nhẹ, đặc biệt là vào buổi chiều hoặc sốt theo chu kỳ (nếu có bội nhiễm thì sốt cao).

Khi ngủ trẻ hay nằm úp, ngủ ít, trằn trọc, có mồ hôi trộm nhiều, đêm ngủ hay dậy quấy, thậm chí là quấy khóc cả ban ngày.

Bệnh cam miệng có thể gây ra táo bón, tiêu chảy hoặc kiết lỵ, nôn, đau bụng, biếng ăn hoặc bỏ ăn. Trẻ chậm lên cân, không lên cân, nặng thì sụt cân.

Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ là gì? 

Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ thực chất là chứng viêm lợi, nhiệt miệng thường gặp.

2. Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu?

Thực chất tình trạng trẻ nhỏ bị cam miệng sẽ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn phải kể đến những lý do dưới đây:

Thứ nhất: Quá trình vệ sinh răng miệng của trẻ không đảm bảo, nhất là vào thời điểm đang mọc răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công các mô mềm trong khoang miệng gây ra tình trạng lở loét, đau nhức.

Thứ hai: Trẻ vừa ốm dậy hoặc mắc các bệnh liên quan về đường tiêu hóa, hô hấp, thủy đậu, sởi… khiến sức đề kháng yếu đi. Đây là thời điểm mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công gây bệnh nhất.

Thứ ba: Niêm mạc miệng của trẻ bị trầy xước do các chấn thương, va đập bởi vật nhọn. Vi khuẩn theo đó xâm nhập vào bên trong niêm mạc gây viêm nhiễm.

Thứ tư: Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng gây ra những vết bỏng trong khoang miệng. Lâu dần những vết bỏng đó sẽ loét ra, nếu như phụ huynh không vệ sinh đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh cam miệng.

Thứ năm: Phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện, liều cao, không được kê đơn từ bác sĩ làm loạn khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa viêm nhiễm, tỳ vị tổn thương gây ra bệnh cam miệng.

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân trẻ bị cam miệng

3. Các biến chứng thường gặp khi không điều trị bệnh cam miệng kịp thời

Như đã đề cập đến ngay ở phần đầu tiên, bệnh cam miệng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phần lợi, môi xảy ra tình trạng hoại tử, nhất là trong trường hợp trẻ bị cam tẩu mã, điều đó sẽ diễn ra chỉ sau vài ngày.

Trẻ bị kiết lỵ, nôn trớ nghiêm trọng làm sụt cân, sức đề kháng giảm sút.

Trẻ bị sốt cao, có tình trạng co giật ảnh hưởng đến thần kinh.

Phần lợi và chân răng bị sưng tấy, thậm chí là kèm theo cả tình trạng chảy máu khiến bé gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Các vết loét trong miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng vào máu, đây là bệnh lý có nguy cơ tử vong rất cao.

4. Bé bị cam miệng phải làm sao?

Bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như Đông y, Tây y hoặc Đông Tây y kết hợp.

Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc bôi gia truyền được quảng cáo tràn lan trên mạng để chữa bệnh cho con. Điều đó là vô cùng nguy hiểm, đã có không ít trường hợp trẻ dùng thuốc cam gia truyền bị nôn trớ, đi ngoài, co giật. Sau khi cấp cứu tại bệnh viện được chẩn đoán là bị ngộ độc chì nặng và ảnh hưởng đến chức năng gan vô cùng nguy hiểm.

+ Đối với phương pháp Đông y, nếu gần nhà không có thầy lang bán thuốc cam thì phụ huynh có thể mua các nguyên liệu như bạch biến đậu, sa sâm và hoài sơn về nghiền nát để bôi miệng cho trẻ. Hoặc các mẹ có thể sắc chúng lên rồi cho bé uống trong ngày.

+ Còn với phương pháp Tây y, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng của trẻ một cách kỹ lưỡng, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Cha mẹ cần phải lưu ý, trẻ dưới 1 tuổi bị cam miệng nếu dùng kháng sinh, phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc cho bé vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy hiểm.

Bé bị cam miệng phải làm sao?

Bé bị cam miệng nên đưa đến bác sĩ nha khoa để thăm khám

5. Trẻ bị cam miệng kiêng ăn gì?

Ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên về bệnh cam miệng, cha mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng của trẻ.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian bé bị cam miệng cần kiêng một số thực phẩm dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời ngăn chặn tình trạng tiến triển nặng hơn mỗi ngày.

Kiêng thực phẩm cay nóng: Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé, cha mẹ chú ý không nên cho bé ăn các thực phẩm cay nóng như mì cay, lẩu… Hay khi nấu nướng cũng hạn chế việc sử dụng các gia vị như ớt, hạt tiêu, bột quế…

Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào nhiều dầu mỡ cũng khiến cho các vết lở loét trong miệng của trẻ khó lành hơn.

Kiêng thực phẩm có chứa nhiều axit: Những loại trái cây như cam, chanh, quýt… hay các món muối chua cũng đều là các thực phẩm bé không nên ăn khi đang bị cam miệng. Do tính axit có trong các thực phẩm trên sẽ khiến tình trạng sưng viêm, các vết lở loét trong miệng nặng hơn.

Kiêng thực phẩm có chứa nhiều đường: Mặc dù các bé rất thích đồ ngọt, nhưng việc ăn các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến cơ thể nóng lên. Hơn thế, đường còn tăng nguy cơ hình thành các mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Nên kiêng đồ ăn cay nóng

Nên kiêng đồ ăn cay nóng

6. Cách phòng tránh cam răng cho bé

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn hợp lý thì dưới đây là một số lưu ý cho các phụ huynh giúp trẻ tránh bị cam miệng, để có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.

+ Khi bé còn bú mẹ hay ăn sữa ngoài, cần làm sạch dụng cụ cho bú bằng nước nóng hay dung dịch bicarbonat khi thấy cặn còn dính trên đó.

+ Khi trẻ từ 2 – 3 tuổi cần tập thói quen súc miệng sau khi ăn, chú ý sau khi bé ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt cũng cần súc miệng để tránh cho thức ăn còn bám trên răng rồi hình thành các mảng bám. Đồng thời, đây cũng là thời điểm cha mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách.

+ Trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập làm viêm miệng, hỏng men răng.

+ Khi trẻ bị sởi hay các bệnh cần kiêng nước thì mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh răng miệng và ngoài da cho bé, chứ không nên kiêng khem quá mức làm cho vi khuẩn càng dễ tăng sinh, phát triển mạnh.

+ Phát hiện bệnh kịp thời và điều trị ngay chứ không nên để biến chứng nặng, nhiễm trùng kéo dài.

+ Tránh cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột, giữ ấm khi lạnh, giữ mát khi trời nóng.

+ Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh (phải có chỉ định của bác sĩ), đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi.

Cách phòng tránh cam răng cho bé

Cách phòng tránh cam răng cho bé

7. Hình ảnh bé bị cam miệng

Sau đây sẽ là hình ảnh bé bị cam miệng giúp các phụ huynh nhận biết rõ hơn về bệnh lý đang rất phổ biến trên.

Hình ảnh bé bị cam miệng

Hình ảnh bé bị cam miệng

Hình ảnh bé bị cam miệng

Hình ảnh bé bị cam miệng

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trẻ bị cam miệng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, để được giải đáp một cách chi tiết nhất. Tuy rằng tình trạng cam miệng ở trẻ rất dễ xảy ra, nhưng tuyệt đối không được chủ quan và chần chừ trong việc điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trẻ bị cam miệng
Cách chữa cam miệng ở trẻ em hiệu quả. Phòng tránh và Kiêng ăn gì

Cách chữa cam miệng ở trẻ em hiệu quả. Phòng tránh và Kiêng ăn gì

Cùng tìm hiểu ngay về những cách chữa cam miệng ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh lý răng miệng này. Khi mà nó có thể gây ra những ảnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map