Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bị hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu… Vậy niềng răng có đau không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tất cả các thông tin liên quan vấn đề trên và tư vấn cách chăm sóc răng miệng hiệu quả để quá trình niềng diễn ra suôn sẻ.

1. Niềng răng có đau không

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ thống chuỗi Nha khoa Paris, niềng răng có gây đau nhức và khó chịu. Cảm giác đau do khí cụ siết răng nhằm giúp các răng mọc lệch trở về đúng vị trí chuẩn. Sự di chuyển của răng sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng, dây chằng nha chu, nướu… nên đau là điều không thể tránh khỏi (1).

Mức độ đau nhức ở mỗi người sẽ có sự khác biệt nhưng đều không quá kinh khủng mà vẫn ở trong ngưỡng có thể chịu đựng được.

Cơn đau nhức cũng không xuất hiện ở toàn bộ quá trình niềng răng. Bạn chỉ bị đau trong một số giai đoạn nhất định như mới gắn mới cài, đặt chun tách kẽ, nhổ răng… Nếu như bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh thuyên giảm nên bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề niềng răng có đau không.

Niềng răng có đau không

Niềng răng có gây đau nhức không là vấn đề nhiều người quan tâm

2. Các giai đoạn gây đau nhức khi niềng

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ bị đau nhức ở các giai đoạn như: đặt chun tách kẽ, nhổ răng, gắn dây cung, mắc cài và siết chặt khí cụ.

2.1. Giai đoạn đặt chun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ được thực hiện với mục đích tạo khoảng trống giữa các răng để gắn band niềng. Thun tách kẽ làm từ cao su hoặc kim loại sẽ được bác sĩ nha khoa gắn trực tiếp vào kẽ răng số 5, 6 và 7.

Khi đặt thun vào giữa hai kẽ răng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau và vướng víu. Tuy nhiên, cảm giác trên chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu. Đến khi kẽ răng đã được tách ra dần, cơn đau cũng sẽ thuyên giảm.

2.2. Giai đoạn đau ở khâu nhổ răng để giúp cho dịch chuyển răng

Đối với trường hợp cung hàm hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tạo khoảng trống cho các răng mọc lệch dịch chuyển. Do có sự hỗ trợ của thuốc tê nên quá trình nhổ răng không gây đau nhức (2). Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ xuất hiện và kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Nguyên nhân gây đau nhức là do quá trình nhổ răng có sự tác động tới xương ổ răng, nướu, dây chằng nha chu… Mức độ đau còn phụ thuộc vào sự phức tạp của răng. Trong đó, những răng có chân lớn, mọc ngầm, mọc lệch… thường gây đau nhiều hơn.

2.3. Đau ở giai đoạn gắn dây cung, mắc cài

Dây cung, mắc cài… cùng với các khí cụ chỉnh nha khác sẽ phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để tạo ra lực siết lên răng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu, răng, nướu vẫn chưa thích ứng được với lực siết của khí cụ nên bạn sẽ bị đau nhức. Sau đó, cơn đau sẽ dần giảm bớt.

2.4. Đau ở giai đoạn siết chặt dây cung

Bạn cần tới nha khoa thăm khám định kỳ theo đúng liệu trình niềng răng để bác sĩ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực siết của khí cụ. Khi đó, cơn đau cũng sẽ xuất hiện nhưng mức độ và thời gian đều không bằng lúc mới gắn khí cụ nên bạn có thể yên tâm.

3. Giai đoạn đau nhất quá trình niềng răng là khi nào

Đặt thun tách kẽ được nhiều người chia sẻ là giai đoạn gây đau nhức nhiều nhất. Thun tách kẽ thường có kích thước khoảng 2mm. Trong khi đó, các răng nằm sát cạnh nhau nên việc đặt thun vào giữa sẽ gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu.

Ngoài ra, đặt thun tách kẽ là giai đoạn đầu tiên mà răng phải chịu lực tác động. Do răng chưa kịp thích nghi nên thường bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn so với những giai đoạn khác trong quá trình chỉnh nha.

Đặt chun tách kẽ là giai đoạn gây đau nhức nhiều khi niềng

Đặt chun tách kẽ là giai đoạn gây đau nhức nhiều khi niềng

4. Niềng răng sau bao lâu thì không còn đau

Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, cơn đau nhức sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần sau khi bạn gắn dây cung, mắc cài… lên răng. Khi răng, nướu đã thích nghi với lực siết thì mức độ đau sẽ giảm dần và biến mất.

Ở các giai đoạn khác trong quá trình niềng răng, cơn đau nhức sẽ kéo dài trong khoảng thời gian sau:

– Đặt chun tách kẽ: Đau từ 4 – 7 ngày.

– Nhổ răng: Đau từ 3 – 5 ngày.

– Chỉnh lực siết khí cụ định kỳ: Đau từ 3 – 5 ngày.

5. Một số cách giúp giảm đau nhức khi niềng răng

Để cảm giác đau nhức khi niềng nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng các cách sau: chườm đá lạnh, chườm ấm, súc miệng bằng nước muối, sử dụng sáp nha khoa, massage nướu răng, dùng thuốc giảm đau, vệ sinh răng sạch sẽ, ăn thực phẩm mềm và tránh vận động mạnh (3).

5.1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau truyền thống và cực kỳ hiệu quả đối với những người đang niềng răng. Cơ chế giảm đau nhức của phương pháp trên là làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh, ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu đau nhức lên não bộ. Nhờ vậy, cơn đau nhức răng sẽ nhanh chóng được xoa dịu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một túi chườm lạnh y tế.

– Cho vài viên đá lạnh vào bên trong túi chườm.

– Áp túi chườm lên vùng má bên ngoài vị trí răng đang bị đau nhức và chườm khoảng 10 -15 phút.

– Dừng khoảng 5 phút rồi tiếp tục chườm.

Lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp trên là bạn không nên chườm một lúc quá lâu bởi có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh, làm tổn thương da.

Phương pháp chườm đá lạnh giảm đau khi niềng

Phương pháp chườm đá lạnh giảm đau khi niềng

5.2. Chườm ấm vào vị trí bị đau

Chườm ấm cũng là một giải pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau nhức răng khi niềng và nhận được hiệu quả tích cực. Hơi ấm sẽ giúp xoa dịu đi các mô nướu và cải thiện cơn đau.

Cách thực hiện:

– Lấy một chiếc khăn sạch và nhúng vào trong nước ấm.

– Đặt khăn lên vị trí đang bị đau nhức trong khoảng 5 – 10 phút.

5.3. Súc miệng bằng nước muối

Nếu bạn đang bị đau nhức do niềng răng thì nên súc miệng bằng nước muối sinh lý khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc trong 30 – 60 giây. Các khoáng chất vi lượng trong muối sẽ kích thích các mô nướu và giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, muối còn có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên cũng ngăn chặn được bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… khi niềng.

Riêng với trường hợp nhổ răng, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý từ ngày thứ 2 sau khi nhổ. Bởi việc súc miệng bằng nước muối sớm có thể làm tan cục máu đông và khiến vết thương lâu hồi phục.

5.4. Sử dụng sáp nha khoa

Sáp nha khoa cũng là một sản phẩm được sử dụng để giảm những cơn đau nhức và khó chịu khi niềng răng. Không chỉ vậy, sáp nha khoa còn tạo ra lớp đệm, giúp hạn chế tình trạng mắc cài gây tổn thương cho môi, lưỡi… Sản phẩm trên được làm từ các thành phần tự nhiên như sáp ong nên cực kỳ an toàn với sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị sáp nha khoa.

– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch khử khuẩn chuyên dụng.

– Làm sạch răng miệng.

– Lấy một lượng sáp nha khoa vừa đủ và vê sáp bằng đầu ngón tay trong vòng 5 giây.

– Đặt sáp lên mắc cài, dây cung.

Bạn có thể mua sáp nha khoa trực tiếp tại đơn vị nha khoa niềng răng hoặc hiệu thuốc, sàn thương mại điện tử… Bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng nhái, bị pha tạp thêm nhiều tạp chất, khiến cho niêm mạc miệng bị kích ứng.

Dùng sáp nha khoa giảm đau nhức khi chỉnh nha - niềng răng có đau không

Dùng sáp nha khoa giảm đau nhức khi chỉnh nha

5.5. Massage nướu răng

Trong quá trình niềng răng, bạn cũng có thể massage nướu thường xuyên để mạch máu được lưu thông tốt hơn. Khi các mô nướu được thư giãn, cơn đau nhức, khó chịu cũng nhanh chóng được giảm bớt.

Bạn chỉ cần dùng ngón tay để massage nướu nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần phải rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng và gây viêm nhiễm.

5.6. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được bác sĩ kê sau khi nhổ răng, gắn minivis… nhằm giảm đau nhanh chóng. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Acetaminophen và Efferalgan.

– Thuốc Ibuprofen: Thuốc Ibuprofen thuộc nhóm kháng viêm không steroid có công dụng giảm đau hiệu quả. Các thành phần trong thuốc sẽ ngăn khả năng tổng hợp prostaglandin E2α, từ đó, giảm đau nhức răng hiệu quả. Liều dùng là uống 200 – 400mg mỗi 4 – 6 giờ

– Thuốc Acetaminophen: Acetaminophen là thuốc giảm đau và hạ sốt không có chứa opioid (4). Thuốc không gây ra các tác dụng phụ đến đường ruột, dạ dày nên rất an toàn. Liều dùng là uống 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 – 6 giờ.

– Thuốc Efferalgan: Efferalgan là thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol với tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng. Liều dùng thông thường là 1 – 2 viên Efferalgan 500mg mỗi 4 – 6 giờ.

Thuốc Efferalgan có thể dùng giảm đau khi niềng

Thuốc Efferalgan có thể dùng giảm đau trong quá trình niềng răng

5.7. Vệ sinh răng sạch sẽ

Thức ăn bị giắt ở kẽ răng có thể gây khó chịu và đau nhức âm ỉ. Do đó, trong quá trình đeo niềng, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nếu không, mảng bám, cặn thức ăn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và khiến cho răng, nướu bị viêm. Khi đó, cơn đau nhức răng không những không giảm bớt mà mức độ còn tăng hơn và kéo dài nhiều ngày.

Cụ thể, bạn nên:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch cặn thức ăn ở mắc cài, kẽ răng.

– Súc miệng 2 – 3 lần hàng ngày giúp làm sạch cặn thức ăn và ngăn vi khuẩn phát triển.

– Cạo lưỡi mỗi ngày bởi đây là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại.

5.8. Ăn các loại thức ăn mềm

Những cơn đau nhức trong quá trình niềng thường sẽ có mức độ nghiêm trọng khi ăn nhai do lúc đó cả răng và hàm đều phải sử dụng lực để có thể nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa.

Do đó, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm được chế biến ở dạng mềm như cháo, súp, trứng hấp, khoai tây nghiền… Chúng không đòi hỏi răng, hàm phải dùng nhiều lực nên sẽ giảm bớt được phần nào mức độ đau nhức trong quá trình ăn nhai.

5.9. Hạn chế vận động mạnh

Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là giai đoạn đang bị đau nhức, bạn nên hạn chế tham gia những hoạt động đòi hỏi phải vận động mạnh. Điển hình như chơi bóng đá, bóng chuyền… Bởi khi bạn vận động mạnh, khung hàm cũng có thể bị tác động. Điều đó sẽ làm cho bạn bị đau nhiều hơn, thậm chí cơn đau còn có thể kéo dài dai dẳng.

6. Những thực phẩm nào nên tránh khi niềng răng

Những người đang niềng răng nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm cứng: Mía, ngô rang, hạt cứng… Những thực phẩm trên cần phải có rất nhiều lực nhai từ răng và hàm nên sẽ gây đau nhức dai dẳng, thậm chí bung tuột khí cụ.

– Thực phẩm dễ dính: Bánh nếp, bánh dày… Thực phẩm rất dễ bám vào khí cụ và khó làm sạch hoàn toàn nên sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

– Thực phẩm quá nóng/lạnh: Kem, đồ uống nóng… Nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng đều có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của khí cụ chỉnh nha và làm gián đoạn quá trình niềng răng.

– Đồ ngọt: Bánh, kẹo ngọt… Thực phẩm có chứa nhiều đường sẽ đẩy nhanh hình thành mảng bám, cao răng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây hại phát triển.

Người niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm dễ dính

Người niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm dễ dính

7. Cách chăm sóc răng miệng tại nhà sau khi niềng răng

Sau khi đeo khí cụ chỉnh nha, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, cụ thể như sau:

– Không sử dụng răng cửa để cắn, xé thức ăn, tránh bị bung mắc cài.

– Tới nha khoa cắt dây cung thừa vì để lâu chúng sẽ gây loét niêm mạc, sưng đau kéo dài.

– Tuyệt đối không được tự ý tháo khí cụ chỉnh nha cố định khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Nhanh chóng tới phòng khám nha khoa gặp bác sĩ trong trường hợp có những biểu hiện bất thường như đau nhức dai dẳng, chảy máu…

– Đến nha khoa tái khám đúng hẹn để bác sĩ làm sạch khoang miệng, điều chỉnh lực siết, giao khay chỉnh nha mới…

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có nhiều dưỡng chất như rau xanh, thịt, cá… để răng, nướu luôn chắc khỏe.

– Vệ sinh khay niềng cẩn thận trong trường hợp niềng răng tháo lắp.

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề “niềng răng có đau không”. Mặc dù mức độ đau nhức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nhìn chung cơn đau đều ở trong ngưỡng chịu được. Điều quan trọng là bạn cần phải lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại. Có như vậy, mức độ đau sẽ được giảm xuống tối thiểu, đồng thời ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Niềng răng có đau không? Đau mấy ngày? Làm sao hết đau?”
Medical News Today: “Do braces hurt? What to expect when you get braces”
Healthline: “Do Braces Hurt?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng
Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp nắn chỉnh các sai lệch của xương hàm và răng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top các kiểu niềng răng chất lượng phổ biến tại Paris

Top các kiểu niềng răng chất lượng phổ biến tại Paris

Bài viết này nha khoa Paris sẽ chia sẻ lại cho các khách hàng top các kiểu niềng răng chất lượng hiện đang được sử dụng tại Paris để

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng giá sinh viên – Địa chỉ uy tín không nên bỏ qua

Niềng răng giá sinh viên – Địa chỉ uy tín không nên bỏ qua

Giữa vô vàn những cái tên khác nhau, Nha khoa Paris luôn là địa chỉ niềng răng giá sinh viên uy tín, chất lượng vượt trội. Đặc biệt,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng tại Vinh-Nghệ An: Địa chỉ nha khoa uy tín

Niềng răng tại Vinh-Nghệ An: Địa chỉ nha khoa uy tín

Nha Khoa Paris – Đơn vị niềng răng ở Vinh uy tín và chất lượng với bác sĩ tay nghề cao, công nghệ hiện đại, khí cụ nhập khẩu và

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng cho trẻ em có đau không | Cách giảm đau hiệu quả

Niềng răng cho trẻ em có đau không | Cách giảm đau hiệu quả

Nếu cha mẹ đang băn khoăn về việc niềng răng cho trẻ em có đau không thì câu trả lời là có, dù cho phương pháp niềng răng nào cũng sẽ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Nha Khoa Paris – địa chỉ niềng răng ở TP.HCM uy tín hàng đầu

Nha Khoa Paris – địa chỉ niềng răng ở TP.HCM uy tín hàng đầu

Nha Khoa Paris luôn nằm trong top những cơ sở niềng răng ở TP.HCM uy tín hàng đầu với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map