Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm tủy răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Viêm tủy răng là một bệnh lý liên quan đến răng, nướu mà không ít người gặp phải. Bệnh lý sẽ kéo theo những cơn đau nhức dai dẳng, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi phát hiện bệnh viêm tủy, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

1. Viêm tủy răng là gì

Viêm tủy răng là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến, xảy ra khi phần tủy bên trong và các mô xung quanh chân răng bị viêm nhiễm. Đây là những bộ phận rất quan trọng trong cấu trúc răng, chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu.

Khi bị vi khuẩn gây hại tấn công, tủy răng rất dễ bị viêm nhiễm. Bệnh lý trên không thể tự khỏi mà cần áp dụng các phương pháp điều trị. Nếu không, tình trạng viêm nhiễm sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe răng, nướu.

Viêm tủy răng là một bệnh lý khá phổ biến

Viêm tủy là một bệnh lý khá phổ biến

2. Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Bệnh lý viêm tủy chủ yếu do vi khuẩn gây hại tồn tại ở trong khoang miệng, xâm nhập vào tủy răng thông qua những lỗ sâu và qua cuống răng. Hiện tượng trên thường xảy ra khi bệnh sâu răng không được chữa trị kịp thời. Khi cấu trúc răng đã bị phá hủy nhiều, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục xâm lấn vào sâu bên trong tủy răng và gây viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, bệnh viêm tủy còn xảy do những nguyên nhân như hóa chất, sang chấn, thói quen xấu và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Cụ thể như sau:

– Hóa chất: Các loại hóa chất như thủy ngân, chì… có thể gây ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cấu trúc răng. Chính vì vậy, những người bị nhiễm độc hóa chất cũng có nguy cơ cao bị viêm tủy.

– Sang chấn: Mặc dù độ chịu lực của răng tương đối tốt nhưng chúng vẫn có thể bị nứt, vỡ nếu như phải chịu lực tác động mạnh. Khi đó, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng thông qua những vết nứt xâm nhập vào tủy răng và gây bệnh.

– Thói quen xấu: Các thói quen như nghiến răng khi ngủ, cắn đầu bút… cũng có thể làm tổn thương tới men răng. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào tủy, cuống răng và gây viêm.

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Răng miệng không được vệ sinh cẩn thận sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành cao răng và mảng bám. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và làm tăng nguy cơ bị viêm tủy.

3. Triệu chứng viêm tủy răng

Các triệu chứng của bệnh viêm tủy sẽ có sự khác biệt ở từng giai đoạn: viêm tủy cấp, viêm tủy phục hồi, không phục hồi và hoại tử tủy.

+ Viêm tủy răng cấp: Đây là trường hợp các mạch máu và dây thần kinh ở tủy bị phản ứng đột ngột với các tác nhân gây kích thích.

– Cơn đau tự phát kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm.

– Đau nhức khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, thức ăn rơi vào trong lỗ sâu răng…

– Bạn có thể sinh hoạt trở lại như bình thường khi cơn đau kết thúc.

– Đau giật, có cảm giác gõ trống trong tai nếu viêm tủy cấp có mủ.

+ Viêm tủy răng phục hồi: Các mô tủy chỉ bị viêm ở mức độ nhẹ. Những triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua.

– Ê buốt răng khi ăn phải thực phẩm nóng, lạnh, chua… nhưng cũng nhanh chóng biến mất khi không còn kích thích.

– Không bị đau nhức khi gõ vào răng.

+ Viêm tủy răng không phục hồi: Các mô tủy đã bị viêm nhiễm ở mức độ nặng. Thậm chí, một phần tủy còn bị hoại tử và không thể phục hồi.

– Cơn đau răng âm ỉ, thậm chí lan sang cả các vùng lân cận.

– Xuất hiện ổ mủ ở răng.

– Các mô nướu quanh răng bị sưng tấy kèm đau nhức.

– Hôi miệng.

– Hạch bạch huyết bị sưng to.

– Miệng bị đắng, mất cảm giác khi ăn nhai.

+ Hoại tử tủy: Viêm tủy không được điều trị sớm sẽ dẫn tới giai đoạn bị hoại tử.

– Cơn đau nhức không còn xuất hiện do tủy răng đã chết.

– Tủy hoại tử có thể bị chảy ra ngoài, gây mùi hôi và cảm giác khó chịu.

– Răng bị lung lay.

Tiêu xương ổ răng.

Viêm tủy có thể gây ra những cơn đau nhức dai dẳng

Viêm tủy có thể gây ra những cơn đau nhức dai dẳng

4. Phương pháp giảm đau nhức do viêm tủy răng

Để xoa dịu những cơn đau nhức do bệnh lý viêm tủy gây ra, bạn có thể áp dụng những cách sau: chườm đá lạnh, dùng nước trà xanh, nước cốt tỏi, gừng tươi hoặc nước cốt lá chuối.

4.1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau do viêm tủy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nhiệt lạnh sẽ khiến cho các mạch máu co lại, giảm áp lực lên mạch máu. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn làm ức chế hoạt động của dây thần kinh nên có thể cải thiện triệu chứng đau nhức nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một chiếc túi chườm y tế chuyên dụng hoặc khăn sạch.

– Cho vài viên đá lạnh vào bên trong túi chườm hoặc khăn.

– Chườm nhẹ nhàng lên phần má bên ngoài vị trí răng đang bị đau trong khoảng 10 – 15 phút.

– Nếu cơn đau vẫn chưa thuyên giảm thì bạn có thể tiếp tục chườm như trên sau khi dừng 5 phút.

4.2. Dùng nước trà xanh

Trà xanh cũng là một nguyên liệu mà không ít người lựa chọn để cải thiện những cơn đau nhức răng do viêm tủy. Bởi trong thành phần của trà xanh có chứa Tanin. Hợp chất trên có công dụng chống oxy và kháng khuẩn rất tốt. Khi vi khuẩn gây bệnh đã được loại bỏ, những cơn đau nhức răng cũng dần dần biến mất.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một ít lá trà xanh tươi và đem đi rửa sạch.

– Cho lá trà vào đun sôi với nước và để nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.

– Đợi nước trà nguội thì sử dụng để súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây, mỗi ngày nên súc miệng từ 2 – 3 lần.

Tinh chất trong trà xanh có khả năng kháng khuẩn hiệu quả

Tinh chất trong trà xanh có khả năng kháng khuẩn hiệu quả

4.3. Dùng nước cốt tỏi

Nguyên liệu tiếp theo mà bạn có thể sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh viêm tủy tại nhà là tỏi. Khi tỏi bị nghiền nát hoặc đập dập, hoạt chất allin sẽ chuyển hóa thành allicin do enzym alinase được kích thích hoạt động. Allicin sẽ ức chế vi khuẩn ở trong khoang miệng, từ đó giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Làm sạch vỏ của một vài tép tỏi và đem đi giã nát.

– Trộn đều tỏi vừa giã với một ít nước.

– Dùng rây để lọc lấy nước cốt tỏi và cho vào bình sạch.

– Súc miệng với nước cốt tỏi 2 – 3 lần mỗi ngày.

4.4. Giảm đau răng viêm tủy bằng gừng tươi

Bảng thành phần của gừng tươi chứa một hoạt chất có tên là gingerol. Đây là một chất hữu cơ có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Nếu như bạn áp dụng đúng cách, những cơn đau nhức do viêm tủy sẽ dần dần thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Nạo vỏ, rửa sạch một củ gừng tươi.

– Thái gừng tươi ra thành các lát mỏng.

– Đun lát gừng với khoảng 500ml, khi nước sôi thì để nhỏ lửa trong vòng 10 phút.

– Làm sạch răng và súc miệng với nước gừng vừa đun 2 lần mỗi ngày.

4.5. Nước cốt lá chuối

Bên cạnh những mẹo mà chúng tôi kể đến ở phần trên, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt lá chuối để giảm đau do viêm tủy. Nguyên nhân là do hàm lượng rutin trong nước cốt lá chuối rất lớn. Đây là một loại flavonoid có khả năng giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Nhờ vậy, các triệu chứng đau nhức của bệnh viêm tủy sẽ dần được xoa dịu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị vài lá chuối non, đem đi rửa sạch và nghiền nát.

– Sử dụng rây để lọc lấy nước cốt lá chuối.

– Lấy khăn hoặc bông gòn sạch, chấm vào nước cốt lá chuối và đặt lên vùng răng đang bị đau.

– Giữ nguyên nước cốt lá chuối trong vòng 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước.

5. Phương pháp điều trị tận gốc viêm tủy răng tại nha khoa

Tùy vào mức độ của bệnh lý viêm tủy , các bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

– Viêm tủy mức độ nhẹ:

Nếu như bệnh lý viêm tủy chỉ ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh gồm có các loại như Penicillin, Clindamycin, Azithromycin, Metronidazole… để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Còn với trường hợp viêm tủy do bệnh sâu răng, bác sĩ sẽ làm sạch các mô răng sâu và tiến hành hàn trám bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

– Viêm tủy mức độ nặng:

Đối với trường hợp bị viêm tủy ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp lấy tủy. Cụ thể, các bác sĩ nha khoa sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tạo lỗ trên răng và làm sạch ống tủy. Sau đó, bác sĩ tạo hình, trám bít ống tủy để ngăn chặn bệnh lý tiếp tục tái phát.

Phương pháp điều trị tủy cho trường hợp bị viêm tủy nặng

Phương pháp điều trị tủy cho trường hợp bị viêm tủy nặng

6. Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm tủy răng

Để phòng tránh bệnh lý viêm tủy, bạn nên:

– Điều trị sớm bệnh lý sâu răng ngay khi có các dấu hiệu như đau nhức răng, có đốm đen trên thân răng…

– Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân…

– Đeo hàm bảo vệ răng khi chơi những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…

– Bỏ các thói quen xấu như thường xuyên ăn nhai đồ cứng, cắn đầu bút…

– Đeo máng chống nghiến chuyên dụng nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ.

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa/máy tăm nước để làm sạch răng, nướu hiệu quả.

– Ưu tiên sử dụng kem đánh răngnước súc miệng có chứa fluoride để bảo vệ men răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công.

– Thăm khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra toàn bộ răng, nướu.

7. Tác động của bệnh viêm tủy đến sức khỏe răng miệng

Bệnh lý viêm tủy không được chữa trị sớm sẽ khiến cho các mô tủy bị hoại tử. Vi khuẩn có thể nhanh chóng lan đến vùng chóp răng nằm ở trong xương hàm và gây ra bệnh lý viêm chóp răng. Khi đó, dây chằng quanh răng và cả xương ổ răng đều bị viêm nhiễm.

Ngoài các triệu chứng như xuất hiện chồi răng, sưng nướu, răng đổi màu bệnh viêm chóp răng còn gây ra các triệu chứng toàn thân khác như sốt, nổi hạch… Thậm chí, răng có thể bị lung lay, không còn đứng vững trong xương ổ răng. Theo thời gian, mức độ lung lay răng sẽ càng trở nên nghiêm trọng và gây mất răng vĩnh viễn. Khi đó, bạn sẽ cần phải trồng răng giả thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.

8. Review thực tế về các phương pháp điều trị viêm tủy răng

Dưới đây là những chia sẻ thực tế về các phương pháp điều trị bệnh viêm tủy:

– Chị Khánh An chia sẻ: “Bệnh viêm tủy gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Sau khi áp dụng phương pháp chườm lạnh, cơn đau có thuyên giảm nhưng hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Cuối cùng, tôi đã đến Nha Khoa Paris và được bác sĩ chỉ định lấy tủy. Sau khi điều trị, tôi thấy hiệu quả nhanh chóng. Đau đớn giảm đi và tình trạng viêm tủy cũng biến mất hoàn toàn.”

– Anh Minh Thắng chia sẻ: “Khi phát hiện bị viêm tủy, tôi áp dụng một số mẹo dân gian như sử dụng trà xanh, tỏi… nhưng hiệu quả rất chậm. Sau khi khám tại Nha Khoa Paris và tiến hành lấy tủy, đau đớn đã giảm đi sau vài buổi điều trị và tôi cảm thấy thoải mái hơn.”

– Chị Kiều Loan chia sẻ: “Viêm tủy khiến tôi gặp rất nhiều vấn đề và đau nhức dai dẳng. Sau một thời gian dài áp dụng các mẹo tại nhà, cơn đau có thuyên giảm nhưng không nhiều. Khi đến Nha Khoa Paris điều trị tủy, cơn đau đã giảm đi đáng kể. Ngoài ra, các bác sĩ còn giải thích rõ ràng về những gì tôi cần làm để bảo vệ răng của mình, tránh tình trạng viêm tủy tái phát.

9. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi điều trị viêm tủy răng

Răng khi đã điều trị tủy sẽ yếu hơn bình thường do phần tủy răng đã chết. Do đó, bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, cụ thể như sau:

– Không ăn những thực phẩm quá cứng, rắn như mía, ổi… nhằm ngăn chặn răng dễ bị nứt, vỡ.

– Tránh ăn những loại đồ ăn quá nóng hoặc lạnh bởi chúng sẽ khiến cho răng bị ê buốt dai dẳng.

– Chải răng hàng ngày với lực nhẹ nhàng để không làm tổn hại tới men răng.

– Nên dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước nhằm làm sạch kẽ răng, tránh dùng tăm tre truyền thống.

– Đến nha khoa thăm khám răng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra lại răng sau khi đã điều trị tủy.

Người mới điều trị tủy không nên ăn những đồ lạnh

Người mới điều trị tủy không nên ăn những đồ lạnh bởi sẽ gây ê buốt

Có thể nói, viêm tủy răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng, nướu. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần đến nha khoa để chữa trị. Nếu như được điều trị sớm, bạn hoàn toàn có thể bảo tồn răng gốc mà không cần phải nhổ bỏ.

Hiển thị nguồn

Sức Khỏe & Đời Sống: “Viêm tủy răng: Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị”
Nhà Thuốc Long Châu: “Dấu hiệu viêm tủy răng dễ nhận biết của từng giai đoạn”
Dental Health Society: “How Do I Know if I Have Pulpitis? Symptoms and Risk Factors”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm tủy răng
Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng là phương pháp thường áp dụng để điều trị viêm tủy răng. Qua đó giúp loại bỏ cơn đau do tổn thương tủy và ngăn chặn nguy

Ngày 26/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm tủy răng có tự khỏi không? Trường hợp cần điều trị tủy răng

Viêm tủy răng có tự khỏi không? Trường hợp cần điều trị tủy răng

Tủy răng được liên kết với hệ thống dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng. Mặc dù được bao bọc bởi lớp men răng và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Viêm tủy răng có chữa được không? Các biện pháp điều trị viêm tủy

Viêm tủy răng có chữa được không? Các biện pháp điều trị viêm tủy

Tủy răng nằm sâu bên trong răng, chứa các mạch máu giúp nuôi dưỡng răng và dây thần kinh. Dù được bao bọc sâu trong răng nhưng tủy răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bị viêm tủy răng bao lâu thì khỏi? Các yếu tố ảnh hưởng điều trị

Bị viêm tủy răng bao lâu thì khỏi? Các yếu tố ảnh hưởng điều trị

Viêm tủy răng gây nhiều cản trở trong quá trình ăn uống, sinh hoạt và gây nguy cơ biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Do đó các bác

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Tủy răng được bảo vệ bởi một lớp mô cứng xung quanh, men răng và ngà răng nên không dễ bị tác động. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà tổ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map