Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sai lệch khớp cắn là gì? Những tác hại của sai lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khớp cắn hai hàm không tương quan với nhau không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng, phát âm… Do đó, bạn nên khắc phục sớm để tránh những hệ lụy xấu xảy ra.

1. Sai lệch khớp cắn là gì

Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga cho biết: Sai lệch khớp cắn (Malocclusion) là tình trạng mất cân bằng giữa hàm trên và hàm dưới, hoặc giữa các răng với nhau khiến răng ở hai hàm không khớp được với nhau.

Khớp cắn bị sai lệch không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện (1)… Do đó, các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt luôn khuyến cáo nên khắc phục càng sớm càng tốt.

Tình trạng sai lệch khớp cắn

Tình trạng sai lệch khớp cắn

2. Nguyên nhân sai lệch khớp cắn do đâu

Tình trạng khớp cắn hai hàm bị sai lệch thường xảy ra do những nguyên nhân sau: di truyền, mút ngón tay, sử dụng núm vú giả, chấn thương, mất răng sữa sớm, đẩy lưỡi, dị tật bẩm sinh, khối u và phục hình răng không phù hợp (2).

2.1. Yếu tố di truyền

Yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc liên quan đến khuôn mặt, trong đó bao gồm cả răng và hàm. Do đó, sai lệch khớp cắn có khả năng di truyền rất cao, đặc biệt là di truyền trực hệ. Có nghĩa là nếu cha mẹ bị khớp cắn sai lệch thì con cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.

2.2. Mút tay và ngậm núm vú giả

Trên thực tế, rất nhiều trẻ có thói quen mút ngón cái và ngậm núm vú giả vì những hành động đó khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, những thói quen trên lại có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng, hàm của trẻ.

Bởi khi đó, lưỡi của trẻ sẽ ở tư thế thấp và có xu hướng đưa ra phía trước. Tuy nhiên, do xương hàm của trẻ chưa phát triển toàn diện nên hành động trên có thể khiến cho hàm dưới đưa ra và gây sai lệch khớp cắn.

Mút tay có thể làm sai khớp cắn

Mút tay có thể làm sai khớp cắn

2.3. Chấn thương

Chấn thương cũng là một nguyên nhân khiến khớp cắn bị sai lệch. Khi phải chịu lực tác động mạnh như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm khi chơi thể thao… xương hàm có thể bị gãy, thậm chí là mất đoạn xương. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, hàm còn có thể bị biến dạng, khiến cho khớp cắn sai lệch.

2.4. Mất răng sữa sớm

Răng sữa chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian là sẽ rụng mất và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thông thường, khi trẻ được 6 tuổi, quá trình thay răng sẽ bắt đầu. Tuy nhiên, nếu như trẻ bị mất răng sữa quá sớm, các răng ở vị trí liền kề sẽ có xu hướng dịch chuyển vào khoảng trống mất răng. Điều đó khiến cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên bị thiếu chỗ, dẫn tới mọc khấp khểnh, mọc lệch…

2.5. Đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi cũng là một thói quen xấu mà không ít người gặp phải, đặc biệt là trẻ em. Nhiều người nghĩ rằng lưỡi chỉ tác động một lực rất nhẹ lên răng nên không gây ảnh hưởng gì tiêu cực.

Thực tế hoàn toàn không như vậy. Bởi lực của lưỡi mặc dù nhẹ nhưng nếu tác động trong thời gian dài cũng có thể khiến cho răng dần bị đẩy ra vị trí khác và dẫn đến nhiều sai lệch về khớp cắn như hô, răng thưa, khớp cắn hở…

2.6. Dị tật bẩm sinh

Hầu hết những trẻ bị sứt môi hở hàm ếch đều gặp phải tình trạng khớp cắn sai lệch. Đây là một dị tật bẩm sinh ở trẻ đặc trưng bởi môi xuất hiện khe hở và khuyết thiếu trong phát triển vòm miệng.

Khi mắc phải dị tật trên, vòm hàm của trẻ sẽ không thể đóng lại làm cho một vài răng không phát triển, thậm chí kẹt lại dưới nướu. Đây chính là nguyên nhân khiến khớp cắn của trẻ bị lệch.

2.7. Khối u

Khớp cắn không chuẩn cũng có thể xảy ra do khối u ở trong xương hàm. Theo thời gian, các khối u sẽ phát triển về kích thước, chèn ép lên chân răng, khiến cho răng mọc không đúng vị trí. Khi đó, khớp cắn của hai hàm cũng sẽ không có sự tương quan với nhau.

2.8. Phục hình răng không phù hợp

Các phương pháp phục hình răng như trám răng, bọc sứ, dán sứ… được áp dụng nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hàm răng. Tuy nhiên, nếu như bạn làm răng tại những địa chỉ kém uy tín, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, chế tác răng giả sai kích thước… thì cũng có thể khiến hàm răng bị sai khớp cắn.

3. Các triệu chứng lệch khớp cắn

Bạn có thể nhận biết khớp cắn bị sai lệch thông qua những dấu hiệu sau (3):

– Răng không đều: Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các răng trên cung hàm mọc không đồng đều, chen chúc trên cung hàm, các răng mọc cách xa nhau…

– Khó nhai hoặc cắn: Khớp cắn của hai hàm không có sự tương quan với nhau sẽ khiến cho quá trình nhai, cắn xé thức ăn trở nên khó khăn hơn.

– Khó khăn về lời nói: Khi bị sai lệch khớp cắn, bạn thường gặp phải tình trạng phát âm khó khăn, nói ngọng, không tròn vành rõ chữ.

– Đau hàm hoặc khó chịu: Do khớp cắn bị sai lệch nên bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng mỏi, đau nhức và khó chịu ở hàm, đặc biệt là khi ăn nhai.

Răng trên cung hàm mọc không đúng vị trí

Răng trên cung hàm mọc không đúng vị trí

4. Sai lệch khớp cắn phân loại như thế nào

Trong nha khoa, hiện tượng khớp cắn sai lệch được chia ra thành những loại chính như sau: sai khớp cắn loại 1, loại 2 và loại 3.

4.1. Sai khớp cắn loại 1

Sai khớp cắn loại 1 là tình trạng nhẹ nhất, xảy ra khi các răng trên cung hàm mọc khấp khểnh, không đúng vị trí trên cung hàm. Sự lệch lạc thường xảy ra ở nhóm răng phía trước như răng cửa giữa, răng nanh và răng hàm số 4. Khi bạn để hàm ở trạng thái nghỉ thì có thể thấy rõ được sự chênh lệch của răng ở hai hàm.

Do sự sai lệch răng chủ yếu xảy ra ở nhóm răng phía trước nên hiện tượng sai khớp cắn loại 1 chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Bên cạnh đó, bạn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm…

4.2. Sai khớp cắn loại 2

Sai khớp cắn loại 2 còn được biết đến với tên gọi khác là răng hô, vẩu. Điểm đặc trưng của tình trạng trên là răng ở hàm trên bị nhô ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới, gây cười hở lợi. Thậm chí, mặc dù hàm đã ở tư thế nghỉ nhưng môi cũng không thể khép lại được, khiến cho răng luôn bị lộ ra bên ngoài.

Tình trạng sai khớp cắn trên có thể xảy ra do hướng mọc của răng hoặc sự phát triển của xương hàm. Trong đó, với trường hợp do xương hàm thì cần phải can thiệp tới cấu trúc xương thì mới có thể khắc phục được triệt để.

4.3. Sai khớp cắn loại 3

Sai khớp cắn loại 3 cũng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng trên rất dễ quan sát bằng mắt thường với đặc trưng là các răng ở hàm dưới sẽ chìa ra bên ngoài và bao phủ lên hàm trên. Khi nhìn ở góc nghiêng, bạn sẽ có cảm giác như khuôn mặt bị gãy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ.

Tương tự như sai khớp cắn loại 2, tình trạng sai khớp cắn loại 3 cũng có thể xảy ra do xương hoặc răng hoặc cả hai. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn cũng cần khắc phục sớm để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Răng hàm dưới chìa ra ngoài so với hàm trên

Răng hàm dưới chìa ra ngoài so với hàm trên

5. Những tác hại của tình trạng sai khớp cắn

Sai khớp cắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khó khăn khi ăn nhai, gặp vấn đề khi phát âm và dễ mắc bệnh lý răng miệng (4).

5.1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Hầu hết các trường hợp răng bị sai khớp cắn đều có ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt và nụ cười. Đặc biệt khi răng ở trạng thái sai lệch nặng như hô, móm…

Khuôn mặt không cân đối, nụ cười không đẹp chắc chắn sẽ khiến bạn trở nên tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc và cả tình cảm. Thậm chí, nhiều người còn dần thu hẹp bản thân trong thế giới riêng, ngại tiếp xúc với mọi người, làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tâm lý.

5.2. Khó khăn khi ăn nhai

Răng là bộ phận giữ vai trò chính trong quá trình ăn nhai. Tuy nhiên, chức năng ăn nhai của răng chỉ có thể phát huy tốt trong trường hợp khớp cắn hai hàm có sự tương quan với nhau. Nếu như bị sai khớp cắn, quá trình ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng…

Bên cạnh đó, cả răng và hàm đều phải hoạt động nhiều để nghiền nát thức ăn, khiến cho khớp thái dương nhanh mỏi, thậm chí là đau nhức.

5.3. Gặp vấn đề khi phát âm

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, răng là bộ phận có tác động trực tiếp đến phát âm. Khớp cắn không chuẩn, răng mọc sai vị trí sẽ khiến cho âm thanh mà bạn phát ra khó tròn vành rõ chữ, đặc biệt là những âm như /l, s, r…/. Khi đó, quá trình giao tiếp hàng ngày chắc chắn sẽ bị cản trở, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống.

5.4. Dễ gặp bệnh răng miệng

Khớp cắn bị sai lệch cũng khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Những mảng bám, cặn thức ăn ở kẽ răng không được làm sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển. Dần dần, chúng sẽ tấn công vào sâu trong cấu trúc răng, nướu và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…

Sai khớp cắn làm tăng nguy cơ bị bệnh răng miệng

Sai khớp cắn làm tăng nguy cơ bị bệnh răng miệng

6. Độ tuổi nào chữa lệch khớp cắn hiệu quả nhất

Độ tuổi phù hợp để có thể bắt đầu chữa sai khớp cắn là từ 6 – 12 tuổi. Đây là giai đoạn mà cả răng và xương hàm đều còn đang phát triển nên dễ dàng nắn chỉnh. Các bác sĩ sẽ có những điều chỉnh phù hợp để răng dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Không chỉ vậy, đối với xương hàm bị lệch lạc, bác sĩ cũng hoàn toàn có thể kiểm soát sự phát triển của xương, tránh tình trạng khớp cắn bị sai lệch nghiêm trọng hơn và phải tiến hành phẫu thuật trong tương lai. Tuy nhiên, trong trường hợp sai lệch nặng, khi được 12 tuổi, các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên tiếp tục niềng răng để đảm bảo khớp cắn chuẩn và duy trì kết quả lâu dài.

7. Cách điều trị sai khớp cắn

Hiện sai khớp cắn được điều trị bằng các phương pháp như niềng răng mắc cài, niềng răng Invisalign và phẫu thuật hàm (5).

7.1. Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp điều trị sai khớp cắn truyền thống được bác sĩ đánh giá rất cao về hiệu quả. Bác sĩ gắn cố định mắc cài cùng với những khí cụ khác như dây cung, thun buộc… lên răng để tác động lực, kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Sau khi tháo niềng, bạn sẽ sở hữu hàm răng đều, đẹp và chuẩn khớp cắn.

Niềng răng mắc cài được chia ra thành 2 loại chính là mắc cài thường và tự buộc. Với mắc cài thường, bạn cần sử dụng thêm thun buộc để đảm bảo lực siết của khí cụ duy trì ổn định. Trong khi đó, mắc cài tự buộc được cải tiến hơn với hệ thống nắp trượt tự động giúp dây cung trượt tự do trong các rãnh mắc cài. Do đó, quá trình niềng sẽ được rút ngắn đi đáng kể, đồng thời giảm ma sát lên răng.

7.2. Niềng răng Invisalign

Niềng răng Invisalign là giải pháp hoàn hảo dành cho những người bị sai khớp cắn nhưng vẫn muốn đảm bảo tính thẩm mỹ. Bạn cần sử dụng khoảng 20 – 55 khay niềng để nắn chỉnh lại các răng mọc sai lệch. Khay có màu sắc trong suốt và ôm khít vào cung răng nên gần như trở thành “vô hình” khi bạn đeo niềng.

Khay niềng được làm bằng vật liệu cao cấp SmartTrack nên cực kỳ an toàn. Trong quá trình niềng, bạn có thể dễ dàng tháo lắp khay mà không cần phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ nên ăn nhai, vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đeo khay đủ 22 giờ/ngày để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng phác đồ.

Niềng răng Invisalign chữa sai khớp cắn

Niềng răng Invisalign chữa sai khớp cắn

7.3. Phẫu thuật can thiệp

Với trường hợp sai lệch khớp cắn do sự phát triển của xương thì phương pháp niềng răng gần như không có tác dụng. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nắn chỉnh xương hàm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Dựa trên kết quả chụp phim X-quang, đánh giá tình trạng xương, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị chi tiết. Sau đó, bác sĩ tiến hành cắt, nắn chỉnh xương theo đúng phác đồ.

Sau khoảng 6 tuần phẫu thuật, xương hàm sẽ lành lại. Tuy nhiên, bạn cần mất tới 3 – 6 tháng thì khung hàm mới đạt được kết quả như ý. Trong thời gian trên, bạn cần chăm sóc, kiêng khem cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành cũng như tránh những hệ lụy như nhiễm trùng, đau kéo dài…

8. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề mà nhiều người còn đang thắc mắc liên quan đến hiện tượng sai khớp cắn.

8.1. Không cần niềng răng có chỉnh lệch khớp cắn được không

Không cần niềng răng vẫn có thể chỉnh được lệch khớp cắn. Nếu như các răng chỉ bị sai lệch nhẹ, bác sĩ sẽ bọc răng sứ. Sau khi mài đi một phần men răng thật, răng sứ được bọc ở bên ngoài và nắn chỉnh sao cho hàm răng chuẩn khớp cắn.

Với trường hợp sai khớp cắn nặng do cấu trúc xương, giải pháp tối ưu là phẫu thuật hàm. Sau khi phẫu thuật, nếu các răng đã đều, đẹp thì bạn cũng không cần phải tiến hành đeo niềng.

8.2. Thời gian điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn thường mất bao lâu

Điều trị răng lệch lạc khớp cắn mất từ 12 – 24 tháng với niềng răng và 90 – 120 phút nếu phẫu thuật hàm. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, khung hàm vẫn chưa ổn định ngay mà bạn cần đợi từ 3 – 6 tháng mới đạt kết quả như mong muốn.

So với phẫu thuật, niềng răng kéo dài hơn là do các khí cụ tác động lực siết từ từ trong ngưỡng có thể chịu đựng được nên răng sẽ dịch chuyển một cách từ từ. Nếu lực siết quá mạnh thì răng sẽ bị yếu đi.

Ca niềng răng từ nhẹ đến trung bình kéo dài khoảng 6 - 18 tháng

Ca niềng răng từ nhẹ đến trung bình kéo dài khoảng 12 – 18 tháng

8.3. Nắn lệch khớp cắn có gây khó khăn khi nói không

Nắn chỉnh tình trạng sai khớp cắn hoàn toàn không gây khó khăn khi nói chuyện. Thậm chí, sau khi hàm răng được nắn chỉnh lại, bạn còn có thể nói dễ dàng hơn. Bởi khi hàm răng chuẩn khớp cắn, răng mọc đúng vị trí, bạn có thể phát âm tròn vành rõ chữ hơn, giúp bạn tự tin khi giao tiếp.

8.4. Chi phí chỉnh nha cho sai lệch khớp cắn là bao nhiêu

Chi phí niềng răng cho trường hợp bị sai khớp cắn dao động từ 30.000.000 – 160.000.000 đồng/gói. Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Niềng mắc cài kim loại 3M – Gói tiêu chuẩnGói30.000.000
Niềng mắc cài kim loại thường mức độ khó (nhổ răng lệch lạc nhiều)Gói40.000.000
Niềng bằng mắc cài kim loại tự buộc 3M – Gói tối ưuGói40.000.000
Niềng bằng mắc cài kim loại tự buộc AI DESIGN – Gói thông minhGói45.000.000
Niềng răng mắc cài pha lêGói40.000.000
Niềng mắc cài sứ thườngGói48.000.000
Niềng mắc cài sứ tự buộcGói58.000.000
Niềng bằng khay trong 3D Speed mức 1 (Kline)Gói45.000.000
Niềng bằng khay trong 3D Speed mức 2 (Kline)Gói55.000.000
Niềng bằng khay trong 3D Speed mức 3 (Kline)Gói65.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Express – StandardGói45.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Lite mức 4 – StandardGói80.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Moderate mức 5 – StandardGói100.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Moderate mức 5 – Expert – (New)Gói120.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Comprehensive mức 6 – StandardGói120.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Comprehensive mức 6 – Expert – (New)Gói140.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Comprehensive Plus mức 7 – StandardGói130.000.000
Niềng bằng khay trong Invisalign Comprehensive Plus mức 7 – Expert – (New)Gói160.000.000

Như vậy, lệch khớp cắn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với chức năng ăn nhai và cả sức khỏe. Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu bị sai khớp cắn, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở răng hàm mặt uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử lý sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề lệch khớp cắn
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map