
Nhắc đến các loại thuốc giảm đau răng cấp tốc, hiệu quả thì chắc chắn không thể không nhắc đến nhóm thuốc NSAIDs, Acetaminophen, Paracetamol Panadol, Naphacogyl, Alaxan… Mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau, đồng thời trong danh sách trên có những thuốc còn chống chỉ định với một số người dùng cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm đau răng với các mẹo dân gian như súc miệng nước muối ấm, chườm đá, dùng nước cốt chanh, khoai tây…
Đau nhức răng dù ở mức độ nào cũng đều khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu, chưa kể còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc thường nhật.
Đặc biệt là đối với những tình trạng đau răng kéo dài đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người.
Trong các trường hợp các cơn đau răng kéo dài hoặc ở mức độ nặng thì việc dùng thuốc là điều rất cần thiết.
Hiện trên thị trường có rất nhiều nhiều loại thuốc giảm đau răng, nhưng được đánh giá cao về hiệu quả nhất vẫn là NSAIDs, Acetaminophen, Paracetamol Panadol, Naphacogyl, Alaxan…
NSAIDs là nhóm thuốc không chứa thành phần steroid, được sử dụng trong rất nhiều trường hợp đau răng khác nhau với công dụng kháng viêm, hạ sốt giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng và cực hiệu quả.
Nhóm thuốc NSAIDs được phân thành hai loại là kê đơn và không kê đơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc không kê đơn chỉ nên dùng dưới 10 ngày.
Các thuốc thuộc nhóm NSAIDs có chứa nhiều tác dụng phụ về bệnh tim mạch, tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Vì vậy khi bạn đang có các bệnh lý như dị ứng với thành phần của thuốc, máu khó đông, viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai và đang cho con bú thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Thuốc giảm đau răng cấp tốc NSAIDs
Acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng ít có tác dụng trong việc kháng viêm. Nếu bạn không thể sử dụng các loại thuốc có chứa Aspirin hoặc NSAIDs thì đây chính là sự lựa chọn không nên bỏ qua.
Nhưng nếu so sánh với các thuốc giảm đau răng thuộc nhóm NSAIDs, thì Acetaminophen có liều lượng và hoạt chất nhẹ hơn nên hiệu quả sẽ không thể nhanh bằng.
Ngoài ra, thuốc dùng được cho trẻ nhỏ, nhưng bạn cần chú ý đến liều lượng để không gây nên tình trạng sử dụng quá liều dẫn đến ảnh hưởng xấu. Thuốc không có tác dụng phụ nên bạn có thể an tâm sử dụng khi bị đau nhức răng.
Paracetamol Panadol ắt hẳn đã là loại thuốc giảm đau răng quá đỗi quen thuộc với nhiều người. Chúng có tác dụng giảm đau, hạ sốt, nhưng không có tác dụng kháng viêm.
Nên khi muốn giảm đau mà nướu không có tình trạng sưng viêm thì bạn có thể sử dụng loại thuốc trên.
Thuốc có thành phần chính là Paracetamol, với những bạn bị dị ứng và đang dùng các thuốc có chứa hoạt chất trên không nên dùng. Thuốc chỉ khuyến khích sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi.
Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn trong các trường hợp nhiễm trùng răng miệng.
Công dụng chính của nó là chống viêm nhiễm cấp, mãn tính và ngăn ngừa viêm nhiễm sau hậu phẫu. Từ đó, xoa dịu các cơn đau răng do chính tình trạng viêm nhiễm gây ra.
Khi sử dụng thuốc thường xuyên bạn có thể gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, giảm bạch cầu… nhưng khi ngừng uống thuốc thì những tình trạng trên cũng không còn.
Vì thuốc gây ra các tác dụng phụ nên trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chống chỉ định sử dụng.
Thuốc giảm đau răng cấp tốc màu hồng Naphacogyl
Đối với trẻ em thì việc dùng các loại gel giảm đau răng được ưa chuộng hơn rất nhiều. Điển hình có thể kể đến một số loại như Oral Gel, Dentinox, Bonjela, Pansoral…
Các sản phẩm trên khi dùng chỉ cần bôi trực tiếp lên các vùng nướu bị đau nhức. Nó sẽ làm tê liệt các dây thần kinh giúp cho bé không còn bị đau nhức, khó chịu. Nhưng hiệu quả của các loại gel giảm đau răng thường không kéo dài.
Thành phần chính của thuốc giảm đau răng Alaxan là Paracetamol và Ibuprofen. Nhờ vậy, chúng sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Ngoài công dụng giảm đau nhức răng, chúng cũng thường xuyên được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau lưng, đau đầu, căng cơ và các chứng đau nhức khác trên cơ thể.
Tuy nhiên, Alaxan chống chỉ định dùng đối với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, viêm loét dạ dày, có tiền sử bị co thắt phế quản, suy tim, suy giảm chức năng gan/thận và phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối.
Dentanalgi thực chất là một sản phẩm cồn trị đau răng, với các thành phần chính là: Menthol, procain hydroclorid, camphor, sao đen, tinh dầu đinh hương, tạo giác và thông bạch.
Chúng được bào chế dưới dạng dung dịch nên chỉ cần tẩm thuốc vào bông và đặt vị trí đau từ 3 – 4 lần/ngày để điều trị đau răng.
Cách thứ hai là nhỏ khoảng 1 mililit (30 giọt) dung dịch vào khoảng 60 mililit nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều, sau đó súc miệng 3 lần/ngày.
Thuốc chấm giảm đau răng Dentanalgi
Thuốc Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh kê đơn để điều trị cho các trường hợp bị đau răng do bị viêm nha chu hoặc nhiễm khuẩn răng miệng.
Thành phần chính của thuốc là spiramycin và metronidazole. Nhờ đó, thuốc có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sưng viêm giúp các cơn đau nhức răng được cải thiện một cách rõ rệt.
Rodogyl chống chỉ định tuyệt đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc không dung nạp gluten. Đối với phụ nữ đang thai và người đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ nên thận trọng khi sử dụng.
Thảo dược trị đau răng Nam Hoàng là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược quý như bạch chỉ, binh lang và tế tân.
Sản phẩm sẽ giúp loại bỏ các cơn đau nhức răng nhanh chóng mà không gây ra các tác dụng phụ. An toàn đối với cả phụ nữ đang mang thai và trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Cuối cùng là thuốc Dorogyne, chúng có công dụng cải thiện hiệu quả tình trạng đau răng do mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chân răng, viêm dưới hàm… ở cả thể cấp và mãn tính.
Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong các trường hợp phòng các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.
Không nên sử dụng thuốc trong các trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc và trẻ em dưới 6 tuổi.
Thuốc Dorogyne giúp giảm đau răng hiệu quả
Đau răng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng điểm chung vẫn là khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo vặt như dùng nước súc miệng, đá lạnh, ngậm tỏi… dưới đây để giảm các cơn đau nhanh chóng ngay tại nhà.
Tuy rất đơn giản nhưng việc dùng nước sạch để súc miệng khi đang có cơn đau răng lại vô cùng hiệu quả, các cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
Bởi sau khi súc miệng bằng nước sạch sẽ giúp loại bỏ đi thức ăn còn sót lại tại khoang miệng.
Điều đó giúp giảm khả năng vi khuẩn tích tụ, tăng sinh rồi tấn công răng miệng gây ra tình trạng đau nhức.
Dùng nước súc miệng mỗi ngày
Chính xác hơn là dùng đá lạnh để chườm bên ngoài má, cũng là một cách giảm đau răng vô cùng hiệu quả ngay tại nhà.
Theo đó, đá lạnh sẽ làm co mạch máu, từ đó làm chậm lưu lượng máu đến vùng răng nướu đang ảnh hưởng. Đồng thời hoạt động của dây thần kinh cũng bị tê liệt tạm thời nên các cơn đau được giảm nhanh chóng.
Bạn hãy lấy 1 muỗng cà phê muối pha với 250 mililit nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Như vậy, chúng ta đã có 1 dung dịch súc miệng hiệu quả mà đơn giản giúp giảm đau răng.
Để đạt hiệu quả như mong muốn, nên súc miệng với nước muối ấm từ 2 – 3 lần/ngày.
Có thể bạn chưa biết, nhờ chứa một hàm lượng axit citric rất cao nên nước cốt chanh sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau răng hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như việc các vi khuẩn lây lan.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh bôi trực tiếp lên phần răng nướu đang bị đau để nguyên trong vòng 5 – 7 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Mẹo vặt chữa đau răng từ chanh
Tỏi tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa với tác dụng kháng viêm, sát trùng và ức chế sự tăng sinh, tấn công của vi khuẩn.
Hướng dẫn cách ngậm tỏi trị đau răng tại nhà.
Lưu ý: Áp dụng cách trên đều đặn 1 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau răng rõ rệt hơn.
Thêm một cách đơn giản để giảm đau nhức răng ở nhà mà ai cũng có thể áp dụng được ngay cho mình.
Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn cho mình 1 củ khoai tây và thực hiện theo các bước sau:
Gingerol là hoạt chất được tìm thấy có rất nhiều trong gừng tươi, chúng sẽ có công dụng ức chế sự tổng hợp chất trung gian gây viêm nhiễm, đẩy lùi gốc tự do và giúp răng giảm đau nhức răng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hoạt chất trên còn giúp ức chế RSV, đây là một loại virus thường dẫn đến viêm nướu, viêm họng và viêm amidan.
Cách giảm đau với gừng rất đơn giản.
Lưu ý: Áp dụng đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng răng đau nhức, ê buốt hiệu quả.
Giảm đau răng với gừng
Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị khá quen thuộc trong căn bếp của mỗi nhà, hơn thế chúng còn rất dễ tìm mua. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm tốt, còn lá húng quế sẽ giúp ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
Kết hợp cả hai lại chúng ta sẽ có ngay một cách giảm đau nhức răng đầy hiệu quả.
Khi xuất hiện các cơn đau ở răng hoặc nướu, bạn chỉ cần áp dụng theo đúng các bước sau:
Catechin, tannin, axit amin L-theanine, vitamin, flour và khoáng chất có trong trà xanh sẽ giúp xoa dịu các cơn đau xuất phát từ vùng răng nướu nhanh chóng.
Nếu đang bị đau răng, bạn hãy sử dụng nước trà xanh để giảm đau bằng 2 cách cụ thể dưới đây.
Cách trị đau răng bằng lá trầu không hoặc lá ổi vừa đơn giản mà lại rất hiệu quả. Hơn thế, cách trên đã được rất nhiều người áp dụng và kiểm chứng về mặt tác dụng giảm đau răng.
+ Đối với cách giảm đau răng bằng lá trầu không:
+ Đối với cách giảm đau răng bằng lá ổi:
Cách giảm đau răng tại nhà với lá trầu không
Có thể bạn chưa biết thì trong hành tây có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Từ đó, chỉ cần áp dụng đúng cách thì chúng sẽ giúp giảm đau nhức răng nhanh chóng.
Đặc biệt cách trên sẽ phát huy hiệu quả một cách tối đa trong các trường hợp đau răng do viêm nhiễm.
Lưu ý: Nếu răng của bạn quá đau và không thể nhai được, thì thay vào đó bạn có thể ép hành tây lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng đang bị đau.
Trên thực tế thì dùng thuốc tây giảm đau răng hay áp dụng các mẹo dân gian thì đều có tính chất tạm thời. Tức là chúng không giúp bạn điều trị dứt điểm tình trạng đau nhức răng miệng khó chịu đó.
Nhưng xét về hiệu quả thì đương nhiên các loại thuốc tây sẽ giúp giảm đau nhanh hơn. Còn với các mẹo vặt dân gian thì phải áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, lặp đi lặp lại mới thấy rõ hiệu quả.
Do đó, thay vì bận tâm quá nhiều đến vấn đề trên thì bạn nên đến phòng khám nha uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với tình trạng của mình.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng, bác sĩ có thể điều trị bằng cách kê thuốc kháng sinh hoặc tiến hành một số thủ thuật cần thiết.
Nhưng cần lưu ý đối với việc sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần tuân thủ dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không tự ý đổi sang loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng sử dụng.
Trên đây là phần tổng hợp về 10 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc được sử dụng rất phổ biến, đồng thời được đánh giá cao về công dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chỉ nên sử dụng thuốc và nhất là thuốc kháng sinh khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ nha khoa. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi không phải loại thuốc hay sản phẩm trị đau răng nào cũng phù hợp và an toàn để bạn sử dụng.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×