Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

7 loại bệnh răng miệng phổ biến và những “Hệ Lụy”

Bệnh răng miệng là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu chi tiết về vấn đề đang rất được quan tâm này nhé.

I/ Top 7 bệnh răng miệng phổ biến nhất hiện nay

1. Sâu răng

Sâu răng là một loại bệnh răng miệng phá hoại cấu trúc của răng. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Vi khuẩn và mảng bám còn sót lại kết hợp tạo thành axit ăn mòn men răng. Lâu dần ăn sâu vào răng, gây vỡ, nứt răng, thậm chí gây đau răng dữ dội.

Sâu răng nhẹ có thể súc miệng thường xuyên bằng nước trà xanh, nhét bột nghệ vào vị trí răng bị đau thì tình trạng sâu răng có thể thuyên giảm. Ngoài ra, gừng hoặc tỏi giã nát đắp trực tiếp lên vùng bị sâu răng cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh lý.

Vì trong gừng có chứa kháng sinh allicin chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 12

 Sâu răng dễ nhận biết qua sự thay đổi màu sắc, lỗ hổng trên răng.

2. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là viêm vùng tủy của răng và các vùng mô xung quanh chân răng. Triệu chứng của viêm tủy răng là đau nhói và nhất là khi uống nước nóng, lạnh hay sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga.

Viêm tủy răng một phần do vi khuẩn, quá trình điều trị răng sâu làm lộ tủy, nứt thân răng hoặc do tại nạn, chấn thương, tác động mạnh làm vỡ răng, mất răng, lộ buồng tủy, để các vi khuẩn gây bệnh len lỏi vào, sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Để điều trị viêm tủy, nha sĩ sẽ phải làm sạch ống tủy, sau đó hàn kín ống tủy. Tuy nhiên, để viêm tủy không tái phát, bác sĩ sẽ phải triệt tiêu toàn bộ bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… gây nên vi khuẩn ảnh hưởng đến răng.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 11

Viêm tủy răng sau khi được điều trị ống tủy

3. Viêm nướu

Viêm nướu răng là tình trạng nướu bị sưng tấy, đau nhức hoặc viêm nhiễm. Viêm nướu ở mức độ nhẹ thì có thể bị sưng, chảy máu nhẹ khi đánh răng hoặc tự phát. Đây là dạng nhẹ của bệnh nha chu (viêm nha chu).

Cao răng và mảng bám là nguyên nhân chính gây nên viêm nướu. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không tốt, hút thuốc, trồng răng giả sai cách, thay đổi nội tiết tố, bị bệnh tiểu đường, khô miệng, bạch cầu, HIV nên hệ miễn dịch bị giảm, rất dễ khiến vùng nướu răng bị tổn thương.

Chữa trị viêm nướu có nhiều cách. Bạn có thể dùng thuốc chữa khánh viêm như: ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac… để làm giảm triệu chứng sưng đau. Hoặc các nhóm thuốc corticosteroid nhằm khánh viêm, sưng đau cho nướu.

Tuy nhiên, để điều trị triệt để, bạn nên đến cơ sở nha khoa để lấy sạch cao răng và mảng bám, răng miệng sạch khuẩn thì tình trạng viêm nướu mới được cải thiện.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 10

Viêm nướu, chảy máu chân răng.

4. Bệnh viêm nha chu

Nha chu là những mô xung quanh răng, có chức năng chống đỡ và giữ răng trong xương hàm. Viêm nha chu là sự viêm nhiễm, tổn thương của các tổ chức nha chu gồm mô nướu, dây chằng và xương ổ răng.

Viêm nha chu xuất hiện khi cao răng đóng quá nhiều khiến vi khuẩn tấn công, phá hoại tổ chức nha chu. Sâu răng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hút thuốc lá, phũ nữ trong thời kỳ mang thai thay đổi nội tiết tố.. cũng là nguyên nhân gây nên loại bệnh về răng miệng này.

Điều trị viêm nha chu tốt nhất nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám, lấy cao răng và loại sạch mảng bám còn sót lại trên kẽ răng. Nha khoa với các thiết bị hiện đại mới có thể làm sạch khoang miệng và đánh bật những mảng bám lâu ngày tồn tại trên răng

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 9

Viêm nha chu gây tụt nướu và dần dẫn đến mất răng

5. Bệnh hôi miệng

Hôi miệng là một chứng bệnh dễ gặp khi miệng người bệnh phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là mảng bám do thức ăn dư thừa tích tụ bám vào các kẽ chân răng, vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, viêm nha chu, viêm mũi họng, viêm dạ dày, khô miệng, sức khỏe yếu…
Bạn có thể nhai lá ổi, vỏ chanh, trà xanh hay lá bạc hà để chữa hôi miệng. Nhưng chủ yếu vẫn phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh dùng thực phẩm dễ gây mùi.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 8

Hôi miệng cũng là một dạng bệnh lý răng miệng.

6. Bệnh lở miệng

Lở miệng hay còn gọi là loét miệng là hiện tượng nướu, lợi xuất hiện những vết đốm trắng nhỏ, có khi lan ra thành từng đám, có đường kính từ 1- 2 mm.

Loét miệng nguyên nhân do chế độ ăn uống nhiều đồ nóng, chiên rán, do stress, thiếu hụt các chất thuộc nhóm vitamin C, B12 và các chất sắt,thiếu cân bằng hormon, mắc bệnh đường ruột; vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị viêm nhiễm vùng khoang miệng; dị ứng thức ăn…

Để phòng ngừa và chữa trị bệnh lở miệng, cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả. Súc miệng nước muối thường xuyên, hoặc bôi hỗn hợp dung dịch nước mật ong nghệ, nước ép lá rau ngót, cà chua sống, nước khế chua để giảm thiểu tình trạng loét miệng.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 7

Bệnh lở hay loét miệng gây nhiều khó chịu trong ăn uống.

7. Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng xảy ra nhất là sau khi đánh răng, chân răng có hiệng tượng rỉ máu do bị tổn thương, chà mạnh. Ngoài ra, còn do bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu như: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can- xi…

Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém cũng khiến hiện tượng chảy máu chân răng dễ dàng xảy ra.

Khắc phục bệnh răng miệng chảy máu chân răng nhẹ rất đơn giản. Chủ yếu bổ sung nhiều vitamin C, A có trong các loại hoa quả như xoài, bưởi, chanh… Hoặc lấy trà túi lọc hoặc hạt tiêu đen và húng quế đắp lên vị trí bị thương.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 6

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở nhiều người.

II. Nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về răng trên đây chỉ là dấu hiệu ban đầu, về lâu dài nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời sẽ tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm đe dọa tới tình trạng sức khỏe răng miệng.

1. Nguy cơ rụng răng

Rụng răng sẽ là hậu quả nhãn tiền cho bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Bởi lẽ, các bệnh răng miệng trên khiến răng tích tụ ổ vi khuẩn gây bệnh.

Nếu không chữa trị kịp thời, các vi khuẩn và mảng bám sẽ sản sinh hóa chất ngày càng mạnh, bào mòn răng. Khiến sức đề kháng của răng bị yếu, dễ lung lay, gãy rụng.

Thêm nữa, bị rụng răng nhưng không cây ghép, trồng răng giả, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương ổ răng. Nguyên nhân chính gây ra móm và triệt tiêu dần các răng bên cạnh.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 5

Khi gặp các bệnh lý răng miệng thì rụng răng là nguy cơ cao có thể xảy ra.

2. Hỏng nướu

Hỏng nướu cũng là một mối nguy hiểm tiềm tàng khi không điều trị kịp thời, dứt điểm bệnh viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng. Nướu là bộ phận quan trọng giúp bao quanh và giữ kín răng.

Là một phần của lớp mô mềm bao phủ trong miệng, khi các mô nướu không khỏe, nó có thể tạo ra nguy cơ gây bệnh nha chu phát triển vào các mô sâu hơn, dẫn đến giảm tuổi thọ của răng.

3. Chết tủy

Viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu không điều trị triệt để sẽ dẫn đến chết tủy. Sâu răng kéo dài dẫn đến vi khuẩn phát triển mạnh, xâm nhập vào tủy gây bệnh. Tai nạn, chấn thương khiến đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều cũng là những mầm mống khiến chết tủy xảy ra.

Điều trị chết tủy cũng khá phức tạp. Đầu tiên phải mở tủy, lấy hết tủy chết sau đó làm sạch để trám bít. Nhiều trường hợp nặng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám và trám bít tạm thời trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 4

Chết tủy điều trị rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.

4. Gây đau đầu

Sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu tại các vị trí răng cối lớn, nơi xuất hiện nhiều dây thần kinh liên kết với não bộ có thể gây đau đầu. Nhiều trường hợp sức đề kháng yếu còn lên cơn sốt nhẹ, lên hạch, sưng đau dài ngày.

Không chỉ thế, đau đầu cũng khiến não bộ làm việc giảm sút, kém tập trung, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày.

Cho nên, khi mắc các bệnh lý răng miệng, các chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám và chữa trị nhanh chóng, kịp thời.

III. Lưu ý về cách vệ sinh răng miệng

1. Chế độ ăn uống

Không nên

Nói không với các thực phẩm cay nóng và nhất là đồ ngọt, thức uống có cồn. Đây là thủ phạm chính gây ra sâu răng cùng các biến chứng về răng miệng. Thuốc lá hay chất kích thích chứa nicotin cũng khiến răng sỉn màu đi trông thấy.

Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, có độ bám dính cao, giúp ngăn ngừa tích tụ mảng bám và duy trì được độ bền của răng.

Nên

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin D, C, B12 có trong thịt, cá, trứng, sữa. Các loại hoa quả và rau lá xanh giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng, chảy máu chân răng, hôi miệng.

Nên ăn những thức ăn mềm và dễ nuốt. Nhai kẹo cao su không đường cũng sau khi ăn cũng hạn chế được vi khuẩn gây bệnh nhờ chất flo khử trùng nhẹ trong thành phần.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 3

Để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng, chế độ ăn uống rất cần được quan tâm và lưu ý.

2. Cách vệ sinh răng miệng

Không nên

Không chải răng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng quá cứng sẽ tổn thương mô nướu và gây nên hiện tượng chảy máu chân răng. Không nên

Không nên đánh răng ngay sau khi ăn vì khi đó axit trong nước bọt ở khoang miệng tiết ra nhiều, nếu đánh răng ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới men răng.

Nên

Đánh răng đều đặn 2- 3 lần/ ngày sau ăn ít nhất 30 phút với bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa nhiều florua, giúp bù khoáng cho răng ngày càng chắc khỏe.

Súc miệng bằng nước muối ấm sau khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa loại sạch mảng bám nơi kẽ răng cũng là những cách vệ sinh răng miệng hữu hiệu để có một hàm răng chắc khỏe.

Đánh răng nên đánh theo chiều dọc của răng, rất nhiều người chải theo chiều ngang, sai kỹ thuật dẫn đến bào mòn men răng đồng thời gây tổn thương cho nướu, chảy máu thường xuyên.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 2

Kỹ thuật chải răng đúng cách.

3. Thăm khám răng định kỳ

Các biện pháp trên chỉ là cách phòng ngừa, muốn điều trị kịp thời và triệt để các bệnh lý về răng, các bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để khắc phục sớm tình trạng răng miệng gây nguy hiểm.

Đặc biệt, nha sĩ có thể bù khoáng cho răng bằng hỗn hợp dung dịch nha khoa chuyên dụng để tăng cường sức đề kháng, độ khỏe cho răng. Lấy sạch cao răng và mảng bám bằng dụng cụ nha khoa hiện đại, nhằm đánh bật mọi thức ăn dư thừa nơi kẽ răng mà chỉ nha khoa không với tới được.

Top 7 loại bệnh răng miệng phổ biến mà Cực Kỳ Nguy Hiểm 1

Sử dụng các dịch vụ chăm sóc nha chu, teeth spa là phương pháp chăm sóc răng miệng toàn diện.

Qua trên, bài viết đã chỉ ra 7 bệnh răng miệng thường gặp, nguyên nhân, hậu quả cách chữa trị kịp thời. Các cách điều trị tại nhà như trên chỉ mang tính chất tạm thời, hiệu quả không cao nếu không áp dụng thường xuyên.

Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa để thăm khám để điều trị nếu gặp các bệnh lý về răng miệng. Hoặc có thể liên hệ qua đường dây nóng 1900 6900 để được các chuyên gia đầu ngành tư vấn và giải đáp miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Các bệnh răng miệng nguy hiểm
Tổng hợp 8 bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp

Tổng hợp 8 bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp

Các bệnh răng miệng nguy hiểm phổ biến gồm có: sâu răng, mòn men răng, viêm nha chu, tụt nướu, viêm tuyến nước bọt, ung thư miệng… Để

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map