
Răng lung lay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như: bệnh nha chu, mang thai, loãng xương, bệnh lý tiểu đường… Nếu lung lay ở cấp độ nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng 4 nguyên liệu sau: muối, tỏi, xoài và quả bầu. Tuy nhiên, các phương pháp chữa lung lay răng hiệu quả và nhanh chóng nhất vẫn là cạo vôi răng, xử lý mặt chân răng, phẫu thuật răng, ghép xương và ghép mô mềm.
Theo chia sẻ của bác sĩ Vũ Đình Công – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách niềng răng, răng sứ khu vực miền Bắc của Nha Khoa Paris, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị lung lay. Trong đó, những nguyên nhân chính là: bệnh nha chu, mang thai, loãng xương, bệnh lý tiểu đường…
Viêm nha chu là tình trạng các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm trên diện rộng. Nếu bệnh lý trên không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ dần dần lây lan, tấn công dây chằng và xương ổ răng.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho răng không thể bám trụ chắc chắn vào trong xương hàm và gây ra hiện tượng lung lay. Thậm chí, có không ít trường hợp bị mất răng hàng loạt do viêm nha chu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
Răng bị lung lay do viêm nha chu
Trong thời kỳ mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone ở cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên đáng kể. Sự thay đổi của nội tiết tố có thể ảnh hưởng xấu tới các mô và xương nâng đỡ răng.
Không chỉ vậy, khi mang bầu, các mạch máu ở nướu rất dễ bị kích thích, khiến cho nướu nhạy cảm và dễ sưng đỏ hơn so với bình thường. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại tấn công, gây nên những bệnh lý về răng miệng và khiến cho răng bị lung lay.
Bất kỳ những va chạm mạnh tác động đến răng như ăn nhai thực phẩm cứng, tai nạn, cạy nắp chai… đều có thể khiến cho răng bị lung lay. Bởi khi đó, hệ thống dây chằng và cấu trúc xương neo bám chân răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho răng yếu và không bám chắc vào xương hàm.
Loãng xương cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng răng lung lay. Ở người lớn tuổi, khả năng tự sản sinh và tái tạo xương trong cơ thể bị suy giảm. Do đó, mật độ xương hàm cũng sẽ giảm đi theo thời gian.
Mật độ xương hàm không đủ sẽ khiến cho phần nâng đỡ răng bị lỏng lẻo và gây nên tình trạng lung lay răng. Nếu điều trị kịp thời, răng hoàn toàn có thể được phục hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp không được chữa trị đúng cách, loãng xương còn gây hoạt tử xương hàm và mất răng vĩnh viễn.
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), trong những năm gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường tăng lên đáng kể. Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với đặc trưng là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường.
Ở những người bị bệnh đái tháo đường, hàm lượng đường trong tuyến nước bọt rất cao. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo nên những bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng… Sau một thời gian, răng sẽ bị lung lay, tụt lợi và hàm răng không ăn khớp với nhau.
Nghiến răng khi ngủ làm cho hai hàm răng bị siết chặt vào nhau và dẫn tới men răng, thân răng bị hư hại. Không chỉ vậy, thói quen nghiến răng khi ngủ còn vô tình tạo áp lực lên răng. Sau một thời gian dài, các mô nâng đỡ răng sẽ bị tổn thương.
Ngoài ra, lực quá mạnh còn khiến xương hàm nhanh tiêu biến. Tốc độ sản sinh xương của cơ thể không đủ sẽ khiến chân răng mất đi độ neo bám và dẫn tới hiện tượng lung lay răng.
Thói quen nghiến răng có thể gây hại cho răng
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, răng lung lay được chia ra thành 4 cấp độ như sau:
Để có phương án xử lý tối ưu, bạn cần biết được chính xác tình trạng lung lay răng đang ở mức độ nào. Cách hiệu quả nhất là bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt uy tín để bác sĩ kiểm tra. Ngoài ra, nếu như chưa có thời gian thì bạn cũng có thể xác định qua những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên.
Răng hàm hay răng cửa vĩnh viễn bị lung lay đều sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng ăn của hàm răng. Hầu hết các trường hợp răng sữa lung lay đều không đáng lo ngại bởi đây là dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị thay răng.
Răng hàm là nhóm răng từ 4 – 8. Trong đó, những răng cối (gồm răng nằm ở vị trí thứ 4, 5, 6 và 7) đảm nhận trọng trách chính trong việc nghiền nát thực phẩm trước khi đưa vào dạ dày. Do đó, nếu một trong số các răng trên bị lung lay thì đều gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
Thực phẩm không được nghiền nát kỹ khiến cho dạ dày hoạt động nhiều hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải các bệnh lý về hệ tiêu hóa.
Riêng những chiếc răng khôn không đóng vai trò trong chức năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nếu như răng số 8 bị lung lay, các bác sĩ luôn khuyến khích nhổ bỏ răng. Sau khi nhổ răng khôn, bạn cũng không cần phải áp dụng các phương pháp trồng răng giả.
Răng cửa gồm các răng nằm ở phía trước của cung hàm. Chúng có chức năng chính là cắn và chia nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Khi răng cửa bị mất đi, những chiếc răng còn lại trên cung hàm sẽ phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Dần dần, những chiếc răng đó sẽ bị suy yếu và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn nhai hàng ngày,
Đặc biệt, nếu như răng cửa bị rụng do lung lay ở cấp độ nặng thì cũng làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng. Bởi đây là nhóm răng rất dễ lộ ra bên ngoài khi cười, nói.
Nhìn chung, răng sữa bị lung lay là hiện tượng bình thường nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bé đang chuẩn bị thay răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới độ tuổi thay răng của trẻ.
Thông thường, các bé sẽ bắt đầu thay răng từ lúc 5 tuổi. Nếu chưa tới tuổi thay răng mà răng sữa đã lung lay thì cha mẹ cần phải cho trẻ đi khám. Bởi nếu để răng sữa rụng sớm sẽ ảnh hưởng tới hướng mọc của răng vĩnh viễn.
Răng sữa lung lay có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị thay răng
Bảo tồn răng thật luôn là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới những răng còn lại trên cung hàm.
Nếu răng chỉ lung lay, không bị viêm nhiễm hay ảnh hưởng xấu tới cấu trúc răng thì đều được giữ lại. Các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng trên và tư vấn giải pháp khắc phục tối ưu.
Thậm chí, với trường hợp răng chỉ bị lung lay ở cấp độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà bằng các bài thuốc dân gian.
Nếu như răng bị lung lay do gặp hư tổn nặng nề ở chân hoặc xương răng và có nguy cơ lây lan sang các răng khác thì bác sĩ có thể yêu cầu nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Bởi chúng không chỉ gây nên những cơn đau nhức dai dẳng kéo dài mà còn dẫn tới tình trạng mất răng hàng loạt.
Đối với răng sữa, khi đến tuổi thay răng, chúng sẽ tự lung lay và rụng đi. Tuy nhiên, răng lung lay có thể làm cho trẻ cảm thấy đau nhức và ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Khi đó, bác sĩ cũng thường nhổ bỏ răng sữa để giảm cảm giác khó chịu cho bé.
Để khắc phục tình trạng răng lung lay ngay tại nhà, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu sau: muối, tỏi, xoài… Sau một thời gian kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy có sự thay đổi rõ rệt.
Muối biển có chứa nhiều khoáng chất với tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, giảm sưng tấy và đau nhức cực kỳ hiệu quả. Nhờ vậy, tình trạng lung lay răng do các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng… cũng được cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Dùng xoài cũng là một phương pháp khắc phục răng lung lay được nhiều người áp dụng và đem lại kết quả tích cực.
Cách thực hiện:
Xoài có khả năng khắc phục tình trạng lung lay răng nhẹ
Tỏi có tính kháng sinh nhẹ và khả năng chống viêm cực kỳ tốt. Do đó, chúng cũng được xem là loại “thần dược”, giúp khắc phục tình trạng răng lung lay do sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… hiệu quả.
Cách thực hiện:
Không chỉ là một loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bầu còn được ví như “thuốc quý” giúp trị răng lung lay ngay tại nhà. Đặc biệt, tất cả các bộ phận của quả bầu từ thịt, hạt cho đến vỏ có thể được sử dụng theo từng cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả:
Chữa răng lung lay bằng các biện pháp dân gian chỉ thực sự hiệu quả với những trường hợp nhẹ. Nếu như lung lay ở cấp độ nặng, bạn cần tới nha khoa để thăm khám và điều trị. Hiện các nha khoa đang áp dụng 4 phương pháp là cạo vôi răng, xử lý mặt chân răng, phẫu thuật răng, ghép xương, ghép mô mềm…
Đối với trường hợp răng bị lung lay do viêm nha chu, viêm nướu… bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để lấy cao răng. Bởi các vi khuẩn đang tồn tại ở lớp mảng bám sẽ tác động tới phần nâng đỡ răng và khiến cho tình trạng lung lay thêm nghiêm trọng.
Khi đó, bác sĩ nha khoa lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành xử lý, làm nhẵn bề mặt chân răng để phần nướu xung quanh gắn chắc lại với răng.
Lấy cao răng
Nếu như răng lung lay nặng do các bệnh lý về nướu, các bác sĩ nha khoa có thể chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành để bóc tách nướu để dễ dàng tiếp cận các vùng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ những mô mềm và phần xương hàm bị tổn thương. Cuối cùng, nướu sẽ được khâu lại vào vị trí ban đầu sau khi đã làm sạch.
Đối với trường hợp xương đã bị tiêu biến hoặc thoái hóa, các bác sĩ nha khoa thường sẽ chỉ định áp dụng phương pháp ghép xương để làm tăng thể tích xương hàm.
Bác sĩ có thể lấy các mảng xương từ những vùng khác trên cơ thể hoặc sử dụng vật liệu ghép xương đặc biệt để ghép vào xương hàm. Những vật liệu ghép được kiểm định an toàn về chất lượng nên không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.
Nếu như phần nướu xung quanh răng bị tổn thương nghiêm trọng và khiến răng lung tay thì bạn cần áp dụng phương pháp ghép mô mềm. Quá trình cấy mô mềm cũng được thực hiện tương tự như ghép xương.
Bác sĩ sẽ tách da ở phần trên trong khoang miệng để ghép vào nướu bị tụt. Sau đó, mô mềm được phục hồi về trạng thái ban đầu, giúp giữ răng vững chắc hơn trong cung hàm.
Nếu răng sữa của bé lung lay thì bạn không cần phải quá lo lắng bởi điều đó cho thấy bé đang chuẩn bị thay răng. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn lung lay thì thực sự là một vấn đề đáng lo ngại.
Bởi chúng chỉ bị lung lay khi mất đi lực hỗ trợ để bám chắc xương hàm. Nếu như không có biện pháp để khắc phục nhanh chóng, răng sẽ dần dần bị tách ra khỏi xương và nướu. Khi đó, bạn cần phải áp dụng các phương pháp trồng răng giả thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Do đó, nếu như phát hiện răng có dấu hiệu răng bị lung lay, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.
Để ngăn chặn tình trạng răng bị lung lay, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Thực phẩm giàu vitamin C giúp răng chắc khỏe
Như vậy, nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng răng lung lay có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí là mất răng hàng loạt. Các bài thuốc dân gian chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp nhẹ. Biện pháp tốt nhất là bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương án xử lý tối ưu.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×