Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

9 Lưu ý khi niềng răng để đạt hiệu quả tốt nhất

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả, giúp khắc phục hầu hết những nhược điểm của răng miệng về tính thẩm mỹ. Tham khảo về những lưu ý khi niềng răng sẽ giúp khách hàng đảm bảo hiệu quả điều trị răng miệng cao hơn rất nhiều.

1. Top 9 điều quan trọng cần lưu ý khi niềng răng

Niềng răng là một quá trình chỉnh nha tốn khá nhiều thời gian nên để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất, an toàn trong suốt quá trình niềng, khách hàng cần lưu ý khi niềng răng đối với các vấn đề sau:

1.1 Cách chăm sóc răng miệng

Khách hàng dù áp dụng phương pháp niềng răng mắc cài hay không mắc cài thì cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng đều là yếu tố quan trọng cần lưu ý. Niềng răng mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc răng miệng.

– Thức ăn thường bám lại trên răng, kẽ răng hay trên các khí cụ nha khoa như dây cung, mắc cài. Khách hàng cần súc miệng với nước sạch, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và mảng bám trên răng.

– Quá trình chải răng cần được thực hiện nhẹ nhàng, dùng bàn chải lông mềm để tránh gây xước răng nướu hoặc bung tuột mắc cài. Cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

– Nếu khách hàng sử dụng phương pháp niềng răng trong suốt cần kết hợp vệ sinh răng miệng và vệ sinh sạch sẽ các khay niềng sau khi tháo ra và trước khi đeo lại. Việc vệ sinh khay niềng trong suốt khá đơn giản, chỉ cần dùng bàn chải lông mềm, chà nhẹ để tránh xước khay.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rất cần thiết, nhằm hạn chế tối đa khả năng phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Cách chăm sóc răng miệng

Cách chăm sóc răng miệng

1.2 Chế độ ăn uống khi niềng răng

Niềng răng cần kiêng khem thức ăn như thế nào, nên ưu tiên dùng thực phẩm nào là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Nhìn chung khách hàng vẫn nên nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau để đảm bảo sức khỏe nhưng cần chú ý những điểm sau:

– Hạn chế những thực phẩm quá cứng, quá dai vì có thể gây bung tuột dây cung hay vỡ mắc cài.

– Tránh các thực phẩm nhiều đường để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

– Không nên dùng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh vì rất dễ gây kích ứng răng, ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha khi răng dịch chuyển.

– Nên cắt nhỏ thức ăn, tránh việc trực tiếp dùng răng để cắn xé thức ăn.

– Nên ưu tiên những thực phẩm mềm, dạng lỏng như cơm mềm cháo, canh, soup, bánh mì bông lan, sữa…

1.3 Tái khám đúng lịch hẹn

Tái khám là vấn đề mà nhiều người thường bỏ qua do thấy không quan trọng hoặc chỉ tái khám khi răng miệng gặp vấn đề. Tuy nhiên tái khám rất quan trọng để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng dịch chuyển, mức độ ổn định của các khí cụ niềng răng và có điều chỉnh nếu cần thiết.

Nếu khách hàng sử dụng các phương pháp chỉnh nha như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài sứ truyền thống thì tái khám còn là thời điểm quan trọng để bác sĩ tiến hành siết dây cung định kỳ nhằm đảm bảo lực nắn chỉnh răng không bị gián đoạn.

1.4 Cách xử lý khi khí cụ niềng răng bị bung tuột hoặc vỡ

Trong quá trình chỉnh nha, răng dịch chuyển về đúng vị trí và làm lỏng dây cung, mắc cài. Đây là vấn đề thường gặp khi khách hàng sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài.

Ngoài ra một số tác động ngoại lực từ việc đánh răng quá mạnh, tác động từ thức ăn trong quá trình ăn nhai cũng có thể khiến dây cung bị tuột và mắc cài nứt vỡ.

Khi đó khách hàng không tự ý tháo dây cung, mắc cài mà cần phải đến ngay nha khoa, gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều chỉnh lại mắc cài, dây cung.

Đối với những khách hàng sử dụng phương pháp niềng răng trong suốt sẽ không gặp các vấn đề về dây cung hay mắc cài nhưng nếu khay niềng bị rơi vỡ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.

Khách hàng cần chú ý bảo quản khay niềng trong hộp đựng, nếu bị nứt vỡ cần đến ngay nha khoa để bác sĩ xử lý.

Cách xử lý khi khí cụ niềng răng bị bung tuột hoặc vỡ

Cách xử lý khi khí cụ niềng răng bị bung tuột hoặc vỡ

1.5 Các thói quen ảnh hưởng đến niềng răng

Một số thói quen xấu làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng mà khách hàng nên tránh như:

– Dùng lưỡi đẩy mắc cài: gây tổn thương cho lưỡi, đồng thời ảnh hưởng đến mắc cài.

– Thói quen chạm tay vào mắc cài: vừa gây mất vệ sinh lại ảnh hưởng đến chất lượng của mắc cài.

– Thói quen hút thuốc, dùng thức uống sẫm màu: thuốc lá, các thức uống sẫm màu như nước chè, cafe đều khiến răng và nướu trở nên nhạy cảm hơn, xỉn màu, ố vàng vàng.

– Các thói quen khác như cắn bút, cắn móng tay có thể làm rơi mắc cài hoặc có thể khiến răng bị sai lệch vị trí.

1.6 Hoạt động thể thao trong quá trình niềng răng

Các hoạt động thể thao hoặc hoạt động chơi nhạc cụ hơi có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Để các khí cụ niềng răng hoạt động tốt, khách hàng nên đeo hàm bảo vệ khi chơi thể thao.

Nếu sử dụng niềng răng trong suốt, nên bảo quản hàm trong hộp đựng để tránh rơi vỡ mỗi khi chơi thể thao.

1.7 Về thời gian niềng răng

Thời gian niềng răng trung bình khoảng 1 – 3 năm, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi niềng răng, phương pháp niềng răng, tình trạng răng miệng, mức độ răng xô lệch, cách chăm sóc răng miệng trong khi niềng…

– Độ tuổi niềng răng: trước 18 tuổi khi răng vĩnh viễn chưa có sự ổn định là thời điểm niềng răng phù hợp, giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha.

– Các phương pháp niềng răng mắc cài thường có thời gian niềng răng ngắn hơn so với niềng răng trong suốt.

– Tình trạng răng miệng, mức độ răng xô lệch nhẹ hơn sẽ có thời gian chỉnh nha ngắn hơn những người răng bị lệch lạc mức độ nặng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh cẩn thận, không làm ảnh hưởng đến chất lượng dây cung, mắc cài sẽ giúp tiết kiệm thời gian chỉnh nha hơn.

Về thời gian niềng răng

Về thời gian niềng răng

1.8 Niềng răng có đau không ?

Các chuyên gia đã khẳng định niềng răng có đau vì về bản chất niềng răng răng là quá trình nắn chỉnh các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm.

Quá trình nắn chỉnh cần lực từ các khí cụ nha khoa như dây cung, mắc cài, khay niềng… Khi răng bị tác động lực và dịch chuyển, hiển nhiên khách hàng sẽ có cảm giác ê nhức, đau buốt, khó chịu.

Niềng răng có đau nhưng tùy thuộc vào ngưỡng đau của mỗi người, có người cảm thấy đau nhức, ê ẩm nhưng cũng có người chỉ cảm thấy hơi khó chịu.

Hơn nữa niềng răng chỉ gây đau nhức trong 1 – 2 ngày đầu sau khi đeo niềng, sau đó cảm giác khó chịu sẽ giảm dần khi răng đã quen với lực tác động.

1.9 Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, các răng về cơ bản đã được nắn chỉnh về đúng vị trí nhưng vẫn còn khá yếu và rất dễ lệch khỏi vị trí đã điều chỉnh. Khách hàng cần đeo hàm duy trì để cố định và duy trì dáng răng trong một khoảng thời gian ngắn.

Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng sau khi niềng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo hàm duy trì khác nhau.

Hàm duy trì cần thiết cho mọi phương pháp niềng răng dù là niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt nên khách hàng cần đặc biệt chú ý khi đeo hàm duy trì.

Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Những lưu ý khi niềng răng đã được tổng hợp lại khá đầy đủ và cần thiết, khách hàng nên chú ý để không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến quá trình chỉnh nha. Đừng quên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi niềng răng về một cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả niềng răng tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề lưu ý khi niềng răng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map