Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết, mất răng, thậm chí là tử vong. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh tình trạng ổ áp xe gây biến chứng. Vậy áp xe răng là gì? Bệnh có dấu hiệu như thế nào tại sao nguy hiểm đến vậy? Làm sao để điều trị bệnh áp xe nướu răng tốt nhất? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Nha Khoa Paris giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Áp xe răng là gì

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng bị sưng nề và xuất hiện ổ mủ ở vùng chân răng. Chân răng bị nhiễm trùng, Ổ mủ không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ ở chân răng và hình thành ổ áp xe . Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và tích tụ mủ trong xương hàm.(1).

Nướu sưng to khi bị áp xe răng

Nướu sưng to khi bị áp xe

2. Áp xe răng có mấy loại

Áp xe răng có hai loại chính là áp xe quanh chân răng có ổ mủ và áp xe nha chu.

2.1. Áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe quanh chân răng có ổ mủ là tình trạng hoại tử răng, tủy do bệnh lý sâu răng ở mức độ nặng . Vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào bên trong tủy răng và tích tụ mủ. Viêm nhiễm dần lan rộng đến xương hàm, màng xương răng, sàn miệng…

2.2. Áp xe nha chu

Áp xe nha chu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở mô bao quanh chân răng, gồm nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Vi khuẩn từ túi nha chu xâm nhập vào vùng mô mềm quanh răng, kích hoạt phản ứng viêm.

Vi khuẩn gây hại tạo ra ổ nhiễm trùng cấp tính, nhanh chóng phá hủy các tổ chức mô nha chu ở quanh răng (2).

Áp xe nha chu

Áp xe nha chu là nhiễm trùng cấp tính

3. Một số nguyên nhân và biểu hiện rõ nét của áp xe răng

Bệnh áp xe răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau với các triệu chứng điển hình như sưng có mủ, đau nhức, sốt…

3.1. Áp xe răng hình thành do đâu

Áp xe răng hình thành do: sâu răng nặng, viêm nha chu, không vệ sinh răng miệng cẩn thận, chấn thương răng, điều trị tủy thất bại và mắc bệnh lý nền.

– Sâu răng nặng: Vi khuẩn từ răng sâu dần tấn công vào tủy răng, xương hàm và dẫn đến hình thành ổ áp xe.

– Viêm nha nhu: Vi khuẩn từ túi nha chu xâm nhập vào mô quanh răng và tạo ra ổ nhiễm trùng cấp tính.

– Không vệ sinh răng miệng cẩn thận: Khoang miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành ổ áp xe.

– Chấn thương răng: Lực tác động mạnh làm cho răng bị nứt, vỡ, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phá hủy cấu trúc răng và tạo ổ mủ.

– Điều trị tủy thất bại: Tủy viêm không được loại bỏ hết khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, lan đến các mô xung quanh răng và dẫn đến hình thành ổ áp xe.

– Mắc bệnh lý nền: Bệnh lý tiểu đường, tim mạch… làm hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm có mủ.

3.2. Triệu chứng áp xe răng là gì

Áp xe răng có những triệu chứng điển hình như sau:

– Chân răng bị sưng to, kèm theo các ổ mủ.

– Tình trạng sưng tấy lan rộng ra khắp hàm mặt, khiến cho khuôn mặt bị biến dạng (3).

– Đau nhức răng dữ dội, cơn đau thường xuyên xuất hiện.

– Răng ê buốt khi ăn thực phẩm nóng/lạnh.

– Hơi thở có mùi hôi tanh.

– Sốt, ớn lạnh, chóng mặt.

– Nổi hạch ở cổ.

Nướu bị sưng kèm theo ổ mủ

Nướu bị sưng kèm theo ổ mủ

4. Cách điều trị áp xe răng

Bệnh áp xe răng được chữa trị theo phương pháp điều trị cấp và điều trị tận gốc. Bác sĩ xây dựng phác đồ phù hợp với tình trạng và mức độ áp xe của từng người.

4.1. Điều trị cấp

Bác sĩ nha khoa thực hiện thủ thuật rạch áp xe để dẫn lưu ổ áp xe ra ngoài, loại bỏ vi khuẩn gây áp xe răng. bác sĩ kê thuốc kháng sinh như Erythromycin, Penicillin…  tiêu diệt vi khuẩn, giúp giảm tình trạng áp xe. Thuốc giảm đau được bác sĩ kê sử dụng trong 1 – 2 ngày, giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm.

4.2. Điều trị tận gốc

Điều trị tận gốc được thực hiện sau điều trị cấp để ngăn chặn nhiễm trùng tái phát. Bác sĩ tiến hành làm sạch cao răng, điều trị tủy viêm, loại bỏ các tác nhân gây viêm như dị vật, mảnh răng vỡ và xử lý bề mặt chân răng.

Sau khi điều trị tận gốc, khách hàng cần kết hợp chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà như ăn uống khoa học, vệ sinh răng nướu sạch sẽ…

Với trường hợp áp xe quá nghiêm trọng, phá hủy hầu hết các cấu trúc răng và các mô nâng đỡ, bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng. Ổ viêm được loại bỏ hoàn toàn, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan sang những vị trí xung quanh.

5. Cách phòng bệnh áp xe răng hiệu quả

Để phòng tránh bệnh lý áp xe răng, khách hàng nên:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Làm sạch tất cả kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.

– Súc miệng 2-3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng..

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo ngọt…

– Ăn thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt, cá, rau xanh… để răng, nướu luôn chắc khỏe.

– Đến nha khoa thăm khám răng miệng tổng quát và lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm.

– Điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…

Sử dụng máy tăm nước giúp ngăn áp xe răng

Sử dụng máy tăm nước giúp răng miệng chắc khỏe

6. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh áp xe răng

Dưới đây là câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến áp xe răng được nhiều người quan tâm.

6.1. Áp xe răng nên uống thuốc gì

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định khi bị áp xe răng là Erythromycin, Penicillin, Clindamycin và Azithromycin.

– Erythromycin: Erythromycin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây áp xe. Liều dùng thông thường của thuốc là người lớn uống 500-1000 mg/lần, ngày 2-3 lần. Trẻ em uống 30-50 mg/kg/ngày, chia thành 2-3 lần.

– Penicillin: Penicillin ngăn chặn sự phát triển của các ổ vi khuẩn. Liều dùng khuyến cáo của thuốc Penicillin là 250-500 mg, cách khoảng 6-8 giờ uống một lần.

– Clindamycin: Thuốc Clindamycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, được bác sĩ nha khoa chỉ định trong trường hợp vi khuẩn kháng nhóm thuốc Penicillin hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc Penicillin. Thuốc thường được sử dụng theo liều lượng là 150-300 mg, 6 giờ một lần (4).

– Azithromycin: Thuốc Azithromycin nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh lý áp xe, ngăn viêm nhiễm lan rộng. Với người lớn, liều dùng là 500 mg/lần/ngày. Trẻ em trên 6 tháng uống 10 mg/kg/ngày. Thuốc chỉ nên sử dụng tối đa trong 3 ngày.

Thuốc Erythromycin

Thuốc Erythromycin điều trị bệnh áp xe

6.2. Áp xe răng có nguy hiểm không

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm. Vi khuẩn từ ổ áp xe xâm nhập vào các bộ phận,  gây nên các biến chứng như viêm tủy răng, viêm xương hàm, nhiễm trùng xoang hàm, áp xe não…  chúng còn tấn công vào máu, gây nhiễm trùng huyết và nguy hiểm tới tính mạng.

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lý áp xe chân răng, khách hàng cần nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bệnh lý áp xe răng mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ. Đây là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thậm chí có thể gây mất răng vĩnh viễn nên cần được chữa trị kịp thời. Nếu khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Hiển thị nguồn

National Library Of Medicine: “Essential Oils of Oregano: Biological Activity beyond Their Antimicrobial Properties
Trang Colgate: “Áp xe răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
MSD Manual: “Làm thế nào để dẫn lưu ổ áp xe răng
NHS Inform: “Dental abscess”
Healthline: “Abscessed Tooth: What You Need to Know”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Áp xe răng
Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng có kèm theo ổ mủ. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khiến cho sinh hoạt của trẻ bị

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc rất phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên không ít người trẻ cũng đang gặp phải tình trạng này gây nhiều

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

​​​​​​​Áp xe răng là tình trạng gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu khu vực quanh nướu và chân răng, gây ảnh hưởng lớn đến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu là hiện tượng nhiễm trùng kèm theo ổ mủ của mô nha chu. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map