Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.

Áp xe răng được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu được hết về bệnh trên để có giải pháp điều trị tối ưu. Vậy nguyên nhân hình thành bệnh áp xe răng là gì? Áp xe răng có tự khỏi không? Có gây ra biến chứng gì không?

1. Nguyên nhân hình thành áp xe răng là gì

Theo Bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga, áp xe răng là một bệnh lý về răng miệng thường xảy ra do hiện tượng nhiễm trùng chân răng, khi các mô nướu bị tổn thương, chân răng viêm nhiễm, nước bọt chỉ có tính sát khuẩn nhẹ nên không thể tác động đến chúng. Đồng thời, phần nướu xung quanh cũng có xu hướng rút hết phần chất lỏng bị nhiễm trùng.

Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra bạch cầu để chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Vì dịch mủ hay còn gọi là xác bạch cầu không thoát được ra ngoài qua nướu nên sẽ dần hình thành ổ áp xe ở xương hàm. Quá trình tạo áp xe răng thường rất nhanh, chỉ khoảng một vài ngày kể từ khi chân răng bị viêm, nhiễm trùng.

Áp xe răng là kết quả của nhiễm trùng chân răng

Áp xe răng là kết quả của nhiễm trùng chân răng

2. Áp xe răng có tự khỏi không

Theo bác sĩ Thùy Nga, áp xe răng là một bệnh lý không tự khỏi và cần được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng tiềm năng và khắc phục hoàn toàn bệnh lý này.

3. Áp xe răng có nguy hiểm không

Bác sĩ Thùy Nga cho biết: Áp xe răng là một bệnh lý rất nguy hiểm, gây ra những cơn đau nhức, khó chịu dai dẳng, tình trạng trên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nếu như ổ áp xe không được can thiệp điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm chắc chắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe.

4. Những biến chứng nguy hiểm của áp xe răng

Áp xe răng nặng có thể gây ra những biến chứng sau: lung lay răng, hoại tử tủy, xoang hàm và áp xe não.

4.1. Lung lay răng

Không chỉ gây ra tình trạng đau nhức răng, ổ áp xe lan rộng còn có thể khiến cho răng bị lung lay, không còn bám chắc trên cung hàm. Khi đó, quá trình ăn nhai hàng ngày chắc chắn sẽ gặp phải nhiều khó khăn.

Thời gian càng lâu, mức độ lung lay răng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, răng còn có nguy cơ cao bị rụng ra khỏi cung hàm. Nếu như răng bị rụng là răng vĩnh viễn, bạn buộc phải trồng răng giả thay thế.

4.2. Hoại tử tủy

Ổ áp xe răng không được điều trị sớm sẽ lan rộng sang những vị trí khác. Dần dần, phần xung quanh chân răng cũng xuất hiện túi mủ. Vi khuẩn từ áp xe sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng và gây viêm nhiễm.

Hoại tử tủy chính là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy răng. Đây là tình trạng tủy răng đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể đảm nhận chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài vào thân răng. Khi đó, việc điều trị tủy răng gần như không có hiệu quả.

Hoại tử tủy - Áp xe răng có tự khỏi không

Hoại tử tủy

4.3. Viêm xoang hàm

Các răng hàm có mối quan hệ mật thiết với bộ phận xoang hàm. Chính vì vậy, các vi khuẩn từ ổ áp xe răng có thể dễ dàng xâm nhập vào xoang hàm và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Người bị viêm xoang hàm thường gặp phải các triệu chứng điển hình như đau đầu, chảy nước mũi, mất khứu giác, khàn giọng và kích ứng cổ họng. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý thường không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu như việc chẩn đoán và điều trị bị chậm trễ, viêm xoang hàm có thể chuyển thành giai đoạn mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý áp xe hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xương…

4.4. Áp xe não

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý áp xe răng là áp xe não. Điển hình như trường hợp của anh N.B.H 35 tuổi (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) đến bệnh viện khám với tình trạng sốt cao, đau đầu âm ỉ. Sau khi kiểm tra tổng quát, bác sĩ đã chẩn đoán bị áp xe não.

Theo bác sĩ Nga, khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở răng, xương hàm, các mầm bệnh sẽ đi qua đường máu, xâm nhập vào não và gây viêm nhiễm. Áp xe não là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể để lại rất nhiều di chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

5. Các biện pháp trị áp xe răng tại nhà

5.1. Dùng nước muối ấm trị áp xe răng

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý áp xe răng, bạn có thể sử dụng nước muối ấm tại nhà. Đây là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng sát khuẩn, khử trùng cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan. Nhờ vậy, những cơn ê buốt, khó chịu do ổ áp xe răng tạo thành cũng dần dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Pha ½ thìa muối tinh khiết với ½ cốc nước ấm.

– Lắc nhẹ hoặc dùng thìa khuấy đều sao cho muối tan hết.

– Ngậm nước muối và súc miệng kỹ trong vòng 1 phút.

– Nhổ nước muối ra và súc miệng lại với nước sạch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc để sử dụng. Nếu như bạn kiên trì sử dụng hàng ngày, bệnh lý áp xe răng sẽ có chuyển biến tích cực.

5.2. Chữa áp xe răng bằng cỏ cà ri

Trong cỏ cà ri có hàm lượng lớn chất flavonoid có công dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu trên để giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa ổ áp xe tiếp tục phát triển.

Cách thực hiện:

– Đun sôi nước.

– Cho trà cỏ cà ri vào nước, khuấy đều và để nguội.

– Lấy tăm bông sạch thấm vào hỗn hợp cỏ cà ri và thoa lên vùng răng bị áp xe.

– Dùng nước sạch để súc miệng.

Cỏ cà ri có công dụng kháng khuẩn

Cỏ cà ri có công dụng kháng khuẩn

5.3. Điều trị áp xe răng với tỏi

Sử dụng tỏi cũng là một mẹo dân gian chữa trị bệnh áp xe răng tại nhà được khá nhiều người áp dụng.

Khi tỏi bị giã nát, hợp chất allin trong tỏi sẽ được chuyển hóa thành allicin. Đây là một hoạt chất kháng sinh có đặc tính kháng khuẩn rất mạnh. Nhờ vậy, các ổ vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, giúp ức chế áp xe phát triển và lây lan. Chưa kể, chất gây tê tự nhiên trong tỏi còn giúp cơn đau nhức răng nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Nghiền nát vài tép tỏi tươi.

– Đắp trực tiếp tỏi vừa giã lên vùng răng bị áp xe.

– Giữ nguyên tép tỏi trong khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.

Đối với phương pháp trên, bạn có thể áp dụng nhiều lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.

5.4. Sử dụng tinh dầu bạc hà

Đây cũng là một lựa chọn để giảm viêm, cải thiện tình trạng ê buốt và đau nhức do áp xe răng gây ra. Bởi trong bảng thành phần của tinh dầu bạc hà có chứa hoạt chất propertie antinociceptive với công dụng ức chế dẫn truyền của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi.

Không chỉ vậy, chất menthol còn tạo cảm giác dễ chịu, giúp giảm bớt đi những cơn đau buốt ở vùng răng bị áp xe.

Cách thực hiện:

– Hòa tan tinh dầu oliu và tinh dầu bạc hà theo tỉ lệ cân bằng.

– Ngậm trực tiếp hỗn hợp trên và đưa dung dịch tập trung về phía vùng răng bị áp xe.

– Giữ nguyên hỗn hợp trong khoảng 60 giây rồi nhổ bỏ và súc miệng bằng nước ấm.

5.5. Cách chữa áp xe răng với tinh dầu Oregano

Tinh dầu Oregano còn được gọi với cái tên khác là tinh dầu kinh giới. Trong bảng thành phần của loại tinh dầu trên có chứa rất nhiều hợp chất Thymol. Đây là một chất có tác dụng khử khuẩn và chống nấm cao. Nếu như bạn áp dụng đúng cách, chúng sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhức răng và giảm tình trạng viêm nhiễm tương đối hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Pha tinh dầu Oregano với dung môi đi kèm khi mua.

– Nhỏ hỗn hợp trên vào một miếng bông gòn hoặc tăm bông.

– Đặt bông gòn, tăm bông lên vị trí áp xe răng trong vòng 2 – 3 phút.

– Để nguyên dung dịch lên răng trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch.

Tinh dầu Oregano chứa hợp chất khử khuẩn

Tinh dầu Oregano chứa hợp chất khử khuẩn

6. Bị áp xe răng kiêng ăn gì

Khi bị áp xe răng, bạn nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây để tránh tình trạng bệnh lý ngày càng trở nên nghiêm trọng:

– Đồ ngọt: Bánh, kẹo ngọt, sốt hoa quả đóng hộp… Những thực phẩm trên có chứa rất nhiều đường, tạo cơ hội cho mảng bám, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và khiến cho ổ áp xe lan rộng hơn.

– Thực phẩm cứng: Sườn sụn, các loại hạt… Khi ăn các loại thực phẩm trên, bạn cần dùng khá nhiều lực nhai, khiến cho tình trạng đau nhức ở vị trí răng bị áp xe càng thêm trầm trọng. Chưa kể, ổ áp xe còn có nguy cơ bị vỡ, gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Đồ chứa chất kích thích: Rượu, bia… Các chất kích thích không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn làm tăng triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở vùng răng bị áp xe.

– Đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây kích ứng tới răng, nướu. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho hiện tượng đau nhức và ê buốt răng tăng lên đáng kể và kéo dài trong nhiều ngày.

– Thực phẩm chiên rán: Khoai tây chiên, phô mai que, gà rán… Chúng có rất nhiều mảnh vụn, dễ mắc lại trong kẽ răng và khó làm sạch hoàn toàn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm cho tình trạng áp xe răng trầm trọng hơn.

– Thức uống có gas: Coca, Pepsi, 7Up… Những loại đồ uống trên có hàm lượng axit khá cao. Chúng sẽ dần mài mòn men răng khiến cho vi khuẩn ở khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào bên trong ổ viêm và làm cho bệnh lý càng nghiêm trọng. Chưa kể, lượng đường trong máu còn gia tăng đáng kể, làm chậm quá trình hồi phục ở răng và nướu.

Người bị áp xe răng cần kiêng đồ ngọt

Người bị áp xe răng cần kiêng đồ ngọt

7. Cách chữa trị áp xe răng tại nha khoa

Để chữa trị dứt điểm bệnh lý áp xe răng, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để rạch phần niêm mạc miệng bị tổn thương và hút sạch ổ mủ. Kế tiếp, bác sĩ sẽ làm sạch và đóng vết thương.

Sau đó, bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như Azithromycin, Clindamycin, Metronidazole… để giảm bớt tình trạng sưng, đau và ngăn chặn bệnh lý tái phát.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh lý áp xe răng đã ở mức độ quá nặng, gây viêm nhiễm đến tủy và làm lộ nhiều chân răng thì giải pháp được đưa ra là nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Sau khi nhổ, bạn cần tiếp tục trồng răng giả thay thế để khôi phục các chức năng cơ bản của răng.

Như vậy, với thắc mắc áp xe răng có tự khỏi không thì câu trả lời chắc chắn là không. Để điều trị dứt điểm bệnh lý và giảm đau nhức nhanh chóng, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín.

Hiển thị nguồn

Trang Kiến Thức Nha Khoa: “Áp Xe Chân Răng Có Tự Khỏi Không?”
Trang Colgate: “Áp xe răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị”
Sức Khỏe Đời Sống: “Áp-xe răng: Chữa trị sớm, tránh ảnh hưởng lan rộng”
Mayo Clinic: “Tooth abscess – Symptoms & causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Áp xe răng
Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng có kèm theo ổ mủ. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khiến cho sinh hoạt của trẻ bị

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc rất phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên không ít người trẻ cũng đang gặp phải tình trạng này gây nhiều

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết, mất răng, thậm chí là tử vong. Bệnh cần được phát hiện và điều trị

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

​​​​​​​Áp xe răng là tình trạng gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu khu vực quanh nướu và chân răng, gây ảnh hưởng lớn đến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu là hiện tượng nhiễm trùng kèm theo ổ mủ của mô nha chu. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map