Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng

Nếu tình trạng cao răng nặng, đặc biệt là thời kỳ mang thai khi cơ thể có sự thay đổi tiết tố thì cao răng trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cả mẹ và bé. Lấy cao răng đúng thời điểm chính là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và bé. Vậy bà bầu có nên lấy cao răng? Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

1, Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Trong trường hợp trên Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng cho biết: Đúng, bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện lấy cao răng trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa. Họ có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi trong quá trình lấy cao răng

Thực tế, cao răng phát triển ở giai đoạn thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm như:

Gây nhiễm trùng máu nếu vi khuẩn ở cao răng đi vào đường máu. Hơn nữa chúng còn làm tăng hàm lượng hormone prostaglandin, vào cuối thai kỳ prostaglandin có thể kích thích chuyển dạ dẫn tới sinh non.

Gây ra các bệnh răng miệng làm ảnh hưởng đến khả năng bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Gây sâu răng: đây là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu cho mẹ, rất nguy hiểm.

Mẹ bị bệnh răng miệng trong thời kỳ thai sản do cao răng gây ra cũng khiến em bé sinh ra có hệ miễn dịch và đường tiêu hóa kém.

Tuy cao răng là mối nguy hại cho cả mẹ và bé, nhưng bà bầu lấy cao răng có tốt không? Thực tế, trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé thì bà bầu cũng nên lấy cao răng.

Lấy cao răng đúng thời điểm chính là bảo vệ sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Do đó, bạn cần có những phương án phòng bệnh bằng cách lấy cao răng trước thời điểm dự định mang thai là tốt nhất.

Bà bầu nên hạn chế lấy cao răng

Bà bầu nên hạn chế lấy cao răng

2, Lấy cao răng cho bà bầu như thế nào là tốt?

Thời điểm lấy cao răng tốt nhất cho bà bầu:

Cạo vôi răng khi mang thai thực sự là điều không nên nếu như không cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp bất đắc dĩ, việc lấy cao răng sẽ được xem xét bởi bác sĩ. Bà bầu có lấy cao răng được không sẽ được chỉ định cụ thể khi thăm khám nha khoa.

Rất nhiều bà mẹ thường lo lắng việc lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để bà bầu lấy cao răng là giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, tháng 4-5-6. Việc thực hiện đúng thời điểm sẽ giúp việc cạo vôi răng cho bà bầu được diễn ra thuận lợi.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của bà bầu không được nha sĩ khuyến khích lấy cao răng bởi đây là thời kỳ nhạy cảm, thai phát triển cần sự ổn định từ mẹ nên tránh các tác động bên ngoài.

Nên lấy cao răng vào tháng 4,5,6 của thai kỳ

Nên lấy cao răng vào tháng 4,5,6 của thai kỳ

Lấy cao răng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên:

Trong giai đoạn mang thai, nếu không muốn cao răng phát triển thì các mẹ có thể thực hiện chăm sóc răng miệng, lấy cao răng bằng các phương pháp tự nhiên như:

Lấy cao răng bằng vỏ óc chó:

Chất kháng khuẩn mạnh trong vỏ óc chó có thể làm sạch cao răng mà không gây hại cho men răng, cũng như không gây hại tới sức khỏe của bà bầu.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

Vỏ óc chó với 300ml nước đem đun sôi khoảng 20 phút thì vớt vỏ óc cho ra.

Dùng nước này nhúng bàn chải vào rồi đánh răng 3 lần mỗi ngày

Dùng nước óc chó đánh răng

Dùng nước óc chó đánh răng

Lấy cao răng bằng dầu dừa:

Các mẹ có thể dùng dầu dừa để súc miệng hoặc đánh răng với dầu dừa 2 lần mỗi ngày, sau đó đánh răng và súc miệng lại thật sạch. Kiên trì thực hiện không chỉ giúp răng miệng sạch khuẩn, loại bỏ dần lớp cao răng cứng chắc mà còn cho hơi thở thơm mát, răng nướu chắc khỏe.

Súc miệng dầu dừa

Súc miệng dầu dừa

Lấy cao răng bằng quả dâu tây và baking soda:

Chất axit malic có trong dâu tây sẽ giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám và loại bỏ chúng. Kết hợp với tính chất tẩy mạnh trong baking soda sẽ làm bong lớp cao răng, giúp răng trắng sáng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Nghiền nát dâu tây rồi trộn với bột nở
  • Bôi hỗn hợp lên bề mặt răng rồi để khoảng 5 phút và đánh răng lại thật sạch.
  • Chỉ nên thực hiện tuần 1 lần để tránh mòn men răng.
Loại bỏ cao răng bằng dâu tây kết hợp bột nở

Loại bỏ cao răng bằng dâu tây kết hợp bột nở

Lấy cao răng có bà bầu an toàn tại nha khoa:

Những phương pháp lấy cao răng tại nhà trên sẽ có hiệu quả ngăn ngừa hình thành cao răng và giúp lấy cao răng nếu bạn thực hiện đều đặn trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu cao răng nhiều và tích tụ lâu năm thì các mẹ cần đến nha khoa để lấy cao răng, tránh để cao răng làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Với bà bầu, nếu cần phải xử lý cao răng trong thời kỳ mang thai thì bạn cần đặc biệt xem xét các địa chỉ phòng nha uy tín cũng như hệ thống cơ sở và công nghệ hiện đại.

Để lấy cao răng an toàn cho bà bầu, công nghệ sóng siêu âm Cavitron BP 8.0 là lựa chọn phù hợp nhất. Bằng sóng siêu âm với cảm ứng điện tự giúp nhận diện cao răng và làm bong chúng một cách nhẹ nhàng mà không gây xâm lấn, tổn thương cho răng và lợi.

Lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm Cavitron BP 8.0 an toàn cho bà bầu

Lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm Cavitron BP 8.0 an toàn cho bà bầu

Lấy cao răng bằng máy siêu âm cũng diễn ra nhanh chóng khoảng 20 – 30 phút, không gây nhức mỏi, khó chịu cho bà bầu. Đây là công nghệ lấy cao răng tân tiến nhất hiện nay được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao về cả tính hiệu quả và an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bà bầu bị đau răng
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao

Đau răng sâu chắc chắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày và cả sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu lại

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mẹ bầu trám răng được không | Lưu ý quan trọng!

Mẹ bầu trám răng được không | Lưu ý quan trọng!

Liệu có bầu trám răng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Có cần lưu ý điều gì? Khi mang thai các bà bầu rất thường hay mắc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu là hiện tượng phổ biến và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé!

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Có bầu làm răng được không? [Bác sĩ 20 năm kinh nghiệm giải đáp]

Có bầu làm răng được không? [Bác sĩ 20 năm kinh nghiệm giải đáp]

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ –

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map