Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bà bầu mọc răng khôn phải làm sao, có được nhổ không?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Bà bầu mọc răng khôn không phải điều hiếm gặp, tuy nhiên đây lại là giai đoạn nhạy cảm, nếu như bị đau hay gặp phải biến chứng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Trường hợp không bị đau thì sẽ không có gì đáng nói. Tuy nhiên đa phần sẽ là trường hợp mẹ bầu bị đau nhức, khó chịu trong giai đoạn này. Vậy có nên nhổ răng khi mang thai không? Liệu có nguy hiểm gì không? Ắt hẳn luôn là vấn đề khiến nhiều người lo lắng.

1. Có bầu mọc răng khôn có sao không?

Mọc răng khôn không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể gây đau đớn, viêm nhiễm và tạo áp lực lên cả thai nhi và cơ thể của mẹ bầu. Đôi khi, tình trạng này có thể dẫn đến việc đình chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp bà bầu mọc răng khôn khi mang thai đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt nhất như vậy, cụ thể khi nó mọc đúng vị trí và có đầy đủ không gian để phát triển lên.

1.1. Trường hợp răng khôn sai vị trí khi mang thai

Khi răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm sẽ khiến thân răng sẽ không thể trồi hoàn toàn lên như những răng bình thường khác. Thay vào đó chúng sẽ va vào răng số 7, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu.

Những cơn đau nhức, khó chịu do răng số 8 gây ra với người bình thường cũng đã khiến họ rất mệt mỏi, stress.. thì đối với phụ nữ đang mang thai sẽ lại tăng thêm gấp bội.

Khi bị đau răng, mệt mỏi thì cảm giác thèm ăn của chị em cũng suy giảm, từ đó dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ không đảm bảo để nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất.

Ngoài cảm giác đau nhức, khó chịu thì răng khôn mọc sai vị trí thì còn tiềm ẩn các nguy cơ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu hoặc phổ biến nhất là viêm lợi trùm.

Răng khôn mọc lệch làm gia tăng stress đối với bà bầu

Răng khôn mọc sai vị trí làm gia tăng stress đối với bà bầu

1.2. Trường hợp răng số 8 mọc thẳng khi có bầu

Nếu bà bầu có răng số 8 mọc thẳng thì những ảnh hưởng với sức khỏe sẽ không quá đáng ngại. Lúc bấy giờ chiếc răng số 8 đã không va chạm hay làm ảnh hưởng tới chiếc răng hàm số 7, do đó nó cũng không khác gì một chiếc răng bình thường trong cung hàm.

Tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp, nếu mẹ bầu có răng khôn hàm trên mọc thẳng nhưng răng đối diện ở hàm dưới mọc lệch thì lại rất dễ bị viêm lợi trùm.

Nguyên nhân là do phần lợi đang nằm đè lên mọc lệch hàm dưới bị răng số 8 hàm trên va chạm vào, từ đó sẽ gây viêm nhiễm và tạo ra cảm giác đau nhức cho mẹ bầu.

Dù không quá nguy hiểm, đồng thời vết thương sẽ tự lành lại sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên mẹ bầu cũng sẽ gặp tương đối sự khó khăn khi ăn uống trong khoảng thời gian này.

Chưa kể, trong trường hợp răng số 8 mọc thẳng nhưng do mọc cuối cùng không còn đủ chỗ để phát triển lên khiến răng mọc kẹt cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe răng nướu. Chưa kể, chúng có thể tạo một kẽ hở với răng bên cạnh, từ đó gia tăng tình trạng tích tụ các mảng bám.

Răng 8 mọc thẳng không đáng ngại nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định

Răng 8 mọc thẳng không đáng ngại nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định

2. Bầu mọc răng khôn có nhổ được không?

Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: Thông thường, nha sĩ và bác sĩ sản khoa luôn khuyến nghị không nên nhổ răng khôn trong thời kỳ mang thai do tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết như biến chứng hoặc bệnh lý khác, việc nhổ răng khôn có thể trở thành lựa chọn tối ưu.

Trước khi quyết định nhổ răng khôn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và thực hiện các kiểm tra như chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng và quyết định phương pháp tiểu thuật phù hợp. Trong quá trình tiểu phẫu, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp an toàn để giảm đau và nguy cơ nhiễm trùng, cũng như sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Lưu ý rằng lượng thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng khôn có thể nhiều hơn so với nhổ các loại răng khác. Vì vậy, tốt nhất là tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để giảm bất kỳ tác động tiêu cực nào tới sức khỏe của mẹ bầu và bé.

Bởi muốn nhổ một chiếc răng khôn, bác sĩ sẽ phải chụp X-quang, tiêm thuốc gây tê hoặc gây mê và rất nhiều vấn đề sau đó.

Những tia X-quang từ lâu đã được kiểm chứng là không tốt cho thai nhi, nếu tiếp xúc đủ lâu có thể khiến thai nhi bị dị dạng hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể.

Tương tự thì thuốc gây tê cũng sẽ tạo ra sự bất ổn trong quá trình thai nhi phát triển. Đặc biệt nhiều nhà khoa học còn khuyến cáo không được dùng thuốc gây mê hoặc thuốc tê tiêm qua đường tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai. Cuối cùng, những cơn đau sau khi nhổ bỏ răng, các loại thuốc giảm đau cũng sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Do vậy nhìn chung, nếu bà bầu mọc răng khôn không bị đau nhức thì các bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ. Vì vậy, khi bị đau răng khôn, mẹ bầu cần đến nha sĩ để kiểm tra, nghe tư vấn và tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Không nên nhổ răng khôn trong thời gian mang bầu

Không nên nhổ răng khôn trong thời gian mang bầu

3. Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao?

Mọc răng khôn thường đi kèm với những triệu chứng khá khó chịu như đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm nướu và khó khăn khi nhai. Cảm giác đau xuất phát từ sự phá huỷ mô mềm của nướu và áp lực tạo ra bởi quá trình mọc lên của răng khôn. Tuy rằng việc nhổ răng khôn không hoàn toàn cần thiết trong thời kỳ đang mang thai, thế nhưng nếu các cơn đau răng ở bà bầu quá dữ dội, kèm theo tình trạng viêm nhiễm và khó chịu, có thể cân nhắc thực hiện quá trình này trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

Giai đoạn này được cho là an toàn vì thai nhi đã phát triển ổn định và các thủ thuật nha khoa có thể được thực hiện một cách an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ bầu nên tìm đến các nha sĩ giỏi, có kinh nghiệm và luôn tận tâm với khách hàng.

Còn trong trường đau răng khôn khi đang ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao? Theo đó, bà bầu hãy sắp xếp thời gian để khám với bác sĩ nha khoa để kiểm soát tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng và tìm hướng điều trị tốt nhất.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, thai phụ thường không được phép sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hay các biện pháp nhổ răng khôn thông thường. Thay vào đó, nha sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp giảm đau an toàn khác, giúp mẹ bầu không còn phải chịu cảm giác khó chịu, tránh ảnh hưởng đến tinh thần và việc sinh hoạt thường ngày.

Thời gian nhổ rnagw khôn thíhc hợp nhất là thai kỳ tháng 4 đến tháng 6

Thời gian nhổ răng khôn thích hợp nhất là thai kỳ tháng 4 đến tháng 6

4. Một số cách giảm đau răng khôn cho bà bầu

Trước khi dùng thuốc giảm đau hay nhổ răng, bà bầu bị đau răng khôn vẫn có thể giảm đau tại nhà theo một số phương pháp đơn giản dưới đây.

4.1. Giảm đau cho bà bầu mọc răng khôn bằng chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một phương pháp an toàn cho bà bầu vì không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Việc chườm đá lạnh cũng không gây tác dụng phụ hay biến chứng cho bà bầu, giúp tránh được những rủi ro không mong muốn.

Quan trọng hơn cả đây còn là cách giúp giảm đau mọc răng khôn rất hiệu quả. Hơi lạnh từ những viên đá sẽ tạm thời làm tê liệt hệ thống thần kinh ở vùng được chườm, làm giảm cảm giác đau và sưng đau ở má. Nhờ vậy giúp các bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn và giảm đi sự khó chịu do đau đớn.

Phương pháp chườm đá lạnh rất đơn giản và tiện lợi. Bà bầu chỉ cần lấy vài viên đá nhỏ từ tủ lạnh, cuốn vào bên trong một chiếc khăn mềm rồi chườm lên vùng má bị sưng đau trong khoảng 10 – 15 phút. Bất cứ lúc nào cảm thấy đau, đều có thể được áp dụng cách trên mà không lo gặp phải tác dụng phụ hay biến chứng.

Chườm đá là phương pháp giảm đau hữu hiệu và an toàn

Chườm đá là phương pháp giảm đau hữu hiệu và an toàn

4.2. Giảm đau cho bà bầu mọc răng khôn bằng cách súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là một cách hiệu quả để làm sạch miệng và giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, nhờ vậy sẽ giúp xoa dịu những cảm giác khó chịu cho mẹ bầu khi mọc răng số 8.

Sau đây là những lợi ích chính của phương pháp trên:

– Tiêu diệt vi khuẩn: Nước muối có tính kiềm cao, làm tăng mức độ pH trong miệng. Môi trường này sẽ làm cho vi khuẩn trở nên khó tồn tại và phát triển. Bởi vậy, việc súc miệng nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm sự viêm nhiễm ở vùng răng khôn.

– Giảm cảm giác đau nhức: Đau răng khôn thường đi kèm với cảm giác đau nhức khó chịu. Súc miệng nước muối có thể làm giảm cảm giác đau nhức tạm thời, mang lại sự thoải mái cho phụ nữ mang thai nhờ đặc tính kháng viêm, sát khuẩn sẽ loại bỏ được các vi khuẩn gây hại.

Để súc miệng nước muối đúng cách và hiệu quả, bạn có thể tuân thủ các bước sau:

Bước 1 – Chuẩn bị dung dịch nước muối: Hòa một thìa cà phê muối biển không iốt vào một cốc nước ấm. Khi kết hợp với nước, muối sẽ tạo thành dung dịch nước muối loãng. Lưu ý là tránh pha nước muối quá mặn vì dễ gây tổn thương cho niêm mạc miệng.

Bước 2 – Súc miệng: Lấy một lượng vừa đủ dung dịch nước muối ngậm vào trong miệng và súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây. Hãy chắc chắn rằng dung dịch nước muối tiếp xúc với vùng răng khôn một cách kỹ lưỡng.

Bước 3 – Nhổ bỏ dung dịch: Sau khi súc miệng đủ thời gian, nhổ bỏ dung dịch nước muối ra khỏi miệng.

Bước 4 – Súc miệng bằng nước sạch: Sau khi súc miệng nước muối, hãy súc miệng lại bằng nước sạch vài lần.

Nước muối giúp sát khuẩn giảm đau

Nước muối giúp sát khuẩn giảm đau

4.3. Sử dụng tỏi tươi

Sử dụng tỏi tươi để giảm đau răng khôn trong khi đang có bầu luôn mang lại nhiều lợi ích. Tỏi tươi là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do. Trong thành phần của tỏi, chúng ta có thể tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm, đây là những thành phần quan trọng giúp giảm viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả mẹ bầu hãy kết hợp tỏi với gừng. Bởi trong gừng có chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn nên rất phù hợp để hỗ trợ giảm đau khi mọc răng số 8.

Cách sử dụng tỏi tươi để giảm đau khi mọc răng số 8:

Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu: Đầu tiên, chị em hãy chuẩn bị một củ tỏi tươi và một ít gừng tươi.

Bước 2 – Nghiền nát tỏi: Sử dụng dao hoặc máy xay, nghiền nát tỏi cho đến khi nó trở thành dạng nhuyễn.

Bước 3 – Băm nhuyễn gừng tươi: Tiếp theo, băm nhuyễn một ít gừng tươi thành những mảnh nhỏ.

Bước 4 – Kết hợp tỏi và gừng: Sau khi có tỏi nhuyễn và gừng băm, hãy ép chúng lại.

Bước 5 – Áp dụng lên vùng sưng đau: Đặt hỗn hợp tỏi và gừng đã ép lên vùng sưng đau do răng khôn gây ra. Hãy chắc chắn đặt lên vị trí đúng.

Chị em nên áp dụng phương pháp trên hai lần mỗi ngày, trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút mỗi lần.

Ngậm tỏi vào vùng đau giúp loại bỏ viêm nhiễm

Ngậm tỏi vào vùng đau giúp loại bỏ viêm nhiễm

5. Những lợi ích của việc nhổ răng khôn trước khi mang thai

Mang thai có thể kiểm soát, tuy nhiên mọc hay đau răng khôn thì lại là điều chúng ta không thể kiểm soát được. Do vậy, nhổ răng khôn trước khi có thai sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

5.1. Tránh bị sâu răng khôn khi đang mang thai

Răng khôn số 8 nằm ở vị trí khó tiếp cận và vệ sinh, điều đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sâu răng. Đặc biệt, trong giai đoạn mang bầu, phụ nữ thường có xu hướng mệt mỏi và căng thẳng hơn, điều đó có thể khiến chăm sóc răng miệng trở nên lơ là. Chưa kể, việc di chuyển khó khăn khi mang bầu cũng làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên nan giải hơn.

Một nguyên nhân khác là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng khôn.

Việc bị sâu răng khôn khi mang bầu có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Dưới đây là những tác động chính mà sâu răng khôn có thể gây ra:

Đau đớn và khó chịu: Sâu răng khôn khiến cho các mô nướu xung quanh nó trở nên sưng tấy, đau đớn và nhạy cảm. Điều này làm cho việc ăn uống gặp khó khăn và thậm chí còn là nguyên nhân gây đau đớn trong thời gian dài.

Viêm nhiễm: Khi sâu răng khôn không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây viêm nhiễm nặng và lan sang vùng xung quanh. Viêm nhiễm răng miệng sẽ khiến mẹ bầu bị đau nhức dữ dội, sưng tấy, áp xe chân răng, hôi miệng, sốt…

Nhổ ăng khôn sớm tránh biến chứng đúng thời điểm mang thai

Nhổ răng khôn sớm tránh biến chứng đúng thời điểm mang thai

5.2. Tránh ảnh hưởng tới thai nhi

Nhổ răng khôn trước khi mang thai là một giải pháp để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ phải can thiệp nha khoa trong thời kỳ mang bầu. Bằng cách này, bà bầu có thể yên tâm hơn về việc không phải trải qua quá trình nhổ răng khôn trong thời gian mang thai cũng như phải chịu những cơn đau nhức khó chịu.

Nguyên nhân chính khiến chúng ta suy nghĩ về việc nhổ răng khôn trước khi mang thai là để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Đau răng khôn có thể gây ra sự căng thẳng và tạo áp lực lên cơ thể của bà bầu. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi việc sử dụng thuộc gây tê, chụp X-quang hay là dùng thuốc giảm đau. Tất cả những điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn có thể tác động đến thai nhi.

Ngay cả sau khi sinh, bà bầu không cần lo lắng về việc có bị đau răng khôn khi đang cho con bú hay không. Bởi vì việc nhổ răng khôn trước khi mang thai đã loại bỏ hoàn toàn khả năng phải can thiệp nha khoa liên quan đến răng khôn trong thời kỳ cho con bú.

6. Nhổ răng khôn trước khi mang thai bao lâu

Bác sĩ Công cho biết thêm, trên thực tế không có một quy định nào về thời gian nhổ răng khôn cụ thể trước khi mang thai. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, nếu cần phải nhổ bỏ răng khôn thì nên tiến hành càng sớm càng tốt.

Một số yếu tố cần xem xét khi định rõ thời điểm nhổ răng khôn trước khi mang thai bao gồm tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại, độ phức tạp của quá trình thực hiện và thời gian cần cho sự phục hồi sau khi nhổ. Điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng răng miệng và nhận được hướng dẫn phù hợp.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc mang thai. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống khoa học, chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên thăm khám nha khoa, cũng rất quan trọng.

Qua những chia sẻ về việc bà bầu có nên nhổ răng khôn không? Hi vọng Nha Khoa Paris đã giải đáp được các vấn đề về bạn đang băn khoăn, lo lắng. Có thể thấy rằng, việc nhổ răng khôn khi đang trong thai kỳ rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cho nên, cách tốt nhất vẫn là nên tiến hành nhổ bỏ chúng trước khi mang thai để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

Hiển thị nguồn

Diệu liệu Ngọc Châu: “Bà bầu bị đau răng khôn có ảnh hưởng tới thai nhi không?”
Trang Kiến thức nha khoa: “Giảm Đau Khi Mọc Răng Khôn Cho Bà Bầu”
Rio Grande Oral Surgery & Dental Implant Center: “Can You Get Wisdom Teeth Removed When You’re Pregnant?”
Richmond Oral and Maxillofacial Surgery: “IS WISDOM TEETH REMOVAL DURING PREGNANCY SAFE?”
BERGEN ORAL & MAXILLOFACIAL SURGERY: “WISDOM TOOTH EXTRACTION AND PREGNANCY”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bà bầu mọc răng khôn
Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Mọc răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ngoài việc có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Chúng còn tiềm ẩn nguy

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm và các răng khác đã phát triển toàn diện. Răng khôn mọc đúng vị trí nếu xương hàm

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Khi răng khôn mọc sẽ kèm theo các triệu chứng như đau nhức, nướu sưng tấy đỏ, đau

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường đi kèm với cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế thì tình trạng đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cấu

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nguyên nhân mọc răng khôn là gì? 10 dấu hiệu nhận biết răng sắp mọc

Nguyên nhân mọc răng khôn là gì? 10 dấu hiệu nhận biết răng sắp mọc

Nguyên nhân mọc răng khôn là gì tại sao chúng chỉ mọc khi đến tuổi trưởng thành và khi nào nên nhổ bỏ? Những kiến thức về răng khôn sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map