Bệnh tưa lưỡi là căn bệnh có thể lây nhiễm xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi của trẻ mà cha mẹ thường nhầm lẫn với cặn sữa còn sót lại. Vậy bệnh tưa miệng là gì? Đây là cách điều trị tưa lưỡi người lớn và tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh tốt nhất? Hãy cũng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tưa lưỡi hay tưa miệng là một loại bệnh nấm miệng do nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng của bạn. Bệnh tưa miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường ở lưỡi hoặc má trong của bệnh nhân. Đôi khi bệnh tưa miệng ở trẻ em có thể lan đến vòm miệng, nướu, amidan hoặc sau cổ họng.
Bệnh tưa lưỡi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng thông thường sẽ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi bởi đây là lứa tuổi có khả năng miễn dịch kém.
Nếu bạn chưa thể phân biệt bị tưa miệng là gì thì có thể tham khảo một số hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi ngay dưới đây:
Tưa lưỡi ở trẻ em là bệnh lý thường gặp nhưng rất nhiều cha mẹ nhầm với cặn sữa dính trên lưỡi của trẻ. Khác với cặn sữa chỉ xuất hiện ngay sau khi uống sữa và biến mất khi nuốt nước bọt hay uống nước, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bám chắc vào niêm mạc rất khó bong tróc, gây đau và khó chịu cho trẻ, nếu bóc ra có thể bị chảy máu.
Tưa lưỡi ở trẻ có thể khiến bé quấy khóc, chán ăn và cáu gắt thường xuyên nhưng bạn có thể khắc phục tình trạng này dễ dàng với những cách chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh.
Bệnh tưa lưỡi cũng có thể xảy ra ở người lớn, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém, phụ nữ mang thai và người già.
Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh này phần lưỡi sẽ sần sùi, xuất hiện các mảng trắng quanh lưỡi, không có phần nhú nhỏ li ti và lưỡi thường bị kích ứng đỏ hơn bình thường.
Tưa lưỡi bản đồ là trên lưỡi xuất hiện những khoảng đỏ nhăn, lớp viền xung quanh màu trắng, ngoằn nghèo như hình bản đồ. Đây là dấu hiệu rất hiếm gặp nhưng bệnh nhân cần tìm cách trị tưa lưỡi sớm bởi nó cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng.
Bệnh tưa miệng không chỉ xuất hiện ở lưỡi mà còn có thể lan sang các khu vực khác như má, môi, cuống họng, amidan,…
Những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng xuất hiện ở khắp miệng gây kích ứng mô mềm, khi cọ xát vào vô cùng đau và có thể gây chảy máu.
Trong trường hợp bạn không biết trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao, hãy tìm đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị đúng cách.
Tưa lưỡi ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
Bệnh tưa miệng ở trẻ có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi do giảm khả năng miễn dịch. Một số phương pháp điều trị làm ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như ung thư và phương pháp điều trị ghép tạng; các loại thuốc cần thiết để ức chế hệ thống miễn dịch và HIV / AIDS.
Nhiễm nấm âm đạo là do cùng một loại nấm gây ra bệnh tưa miệng. Đây là bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Khi lưỡi ở trẻ em bị tổn thương tạo điều kiện cho virut sinh sôi và tạo những lớp màng bên dưới, những vết màng trắng này có thể bong ra và chảy máu.
Tưa miệng ở trẻ sơ sinh hay người lớn đều do nấm Candida albicans gây ra.
Nếu bạn bị tiểu đường không được điều trị hoặc bệnh không được kiểm soát tốt, nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường, điều này khuyến khích sự phát triển của nấm candida.
Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, kết hợp với các loại đường, protein từ thức ăn thừa còn sót lại tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Bị tưa miệng ở người lớn do đeo răng giả, các bệnh về hô hấp, bệnh gan,… gây khô miệng và kích ứng miệng cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tưa lưỡi miệng.
Tưa lưỡi ở trẻ em và người lớn gây ra những khó chịu và đau đớn nhất định cùng với những biểu hiện như:
Bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh gây đỏ, rát hoặc đau nhức có thể đủ nghiêm trọng để gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt. Trẻ có thể bị kích thích hoặc nôn ói thường xuyên
Chảy máu nhẹ nếu tổn thương bị cọ xát hoặc cạo
Nứt và đỏ ở khóe miệng
Cảm giác gợn cộm trong miệng
Mất vị giác
Trong trường hợp nghiêm trọng, tưa lưỡi bản đồ còn liên quan đến ung thư, nhiễm trùng hay báo hiệu của bệnh tưa miệng HIV / AIDS. Nấm tưa miệng và vi khuẩn có thể lan xuống thực quản của bạn, dạ dày, phổi,… gây viêm loét vô cùng nguy hiểm.
Phụ nữ có thể bị lây nhiễm bệnh tưa miệng thông qua đường hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Nếu không được phát hiện sớm và có cách trị tưa lưỡi ở người lớn thì nấm khuẩn vẫn tích tụ trong khoang miệng.
Trong thời kỳ mang thai khi sức đề kháng kém, bệnh tưa lưỡi sẽ phát triển mạnh mẽ. Bệnh tưa miệng khi mang thai là do nhiễm nấm âm đạo có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh khiến bé cũng dễ bị mắc bệnh hơn.
Phụ nữ cho con bú bị tưa miệng thấy núm vú đỏ, nhạy cảm, bị nứt hoặc ngứa thất thường. Da trắng hơn và bong tróc trên vùng tối, có những vệt tròn quanh núm vú. Cảm giác đau bất thường khi cho con bú và đau nhói tại đầu ngực.
Tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh là một cụm từ để chỉ hành động vệ lưỡi và nướu cho trẻ từ 0 – 1 tuổi để tránh bị bệnh tưa miệng khi bé chưa thể tự vệ sinh răng miệng cá nhân.
Thông thường, các bà mẹ sẽ sử dụng gạc tưa lưỡi baby bro, tưa lưỡi đông pha hoặc tưa lưỡi silicon để thực hiện.
Cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:
– Đeo gạc tưa lưỡi đông pha hoặc tưa lưỡi silicon vào ngón tay trỏ.
– Nhúng ngón tay đeo gạc vào thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ (dưới dạng nước lỏng và ấm) làm ẩm miệng gạc rồi đưa vào miệng bé.
– Dùng ngón tay nhẹ nhàng lau hết các đốm màu trắng lần lượt từng khu vực má, nướu, cuối cùng đến lưỡi của bé. Mỗi lần lau lại nhúng lại vào thuốc tưa lưỡi và thay gạc mới.
– Lau lần cuối cùng với nước ấm để loại bỏ sạch sẽ tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Trong vòng 20 phút, không nên cho trẻ ăn uống bất cứ thứ gì.
trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ được các bà mẹ tin dùng nhưng nổi bật nhất đó là thuốc tưa lưỡi nystatin hay trà hipp trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh.
Cốm tưa lưỡi nystatin dưới dạng cốm hòa tan có chứa sterol của màng tế bào của nấm Candida albicans giúp làm thay đổi tính thấm của màng nấm và bong tróc chúng ra một cách dễ dàng. Bạn dùng thuốc tưa lưỡi nystatin pha với nước ấm với tỉ lệ 1:2 để tưa lưỡi cho trẻ.
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng về liều lượng đối với từng độ tuổi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc cũng có tác dụng tương tự như: chữa tưa lưỡi bằng natri bicarbonat, thuốc tưa lưỡi daktarin, thuốc tưa lưỡi denicol,…
Có thể bạn chưa biết nhưng cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót đã được dân gian áp dụng cách đây rất lâu.
Theo kinh nghiệm của các bà mẹ, dùng nước lá rau ngót tươi sau khi giã nát để tưa miệng có thể loại gần hết những vết trắng trong miệng ngay từ lần đầu tiên.
Lưu ý: Với cách chữa tưa lưỡi bằng rau ngót, bạn cần rửa sạch rau ngót và lau cẩn thận tránh tình trạng rau ngót bẩn làm nguy hại đến bé.
Nhiều người quan niệm không cần tốn tiền mua các loại thuốc thuốc tưa lưỡi nyst hay chữa tưa lưỡi bằng natri bicarbonat, bạn có thể tự tưa lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh tại nhà cũng mang lại kết quả vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Chữa tưa lưỡi cho trẻ em bằng mật ong rất nguy hiểm.
Trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong có thể mang độc tố botulinum và chứa những bào tử làm bé bị ngộ độc, ảnh hưởng đến thần kinh và kê cứng cơ thể.
Nếu chữa tưa lưỡi bằng mật ong bị ngộ độc có thể khiến bé tử vong. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên sử dụng cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh này
Tưa lưỡi cho trẻ nhỏ bằng lá hẹ rất rất an toàn nhưng có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cao. Bắt đầu sử dụng phương pháp tưa lưỡi cho bé sơ sinh bằng lá hẹ khi bé 5 tháng tuổi trở lên.
Thực hiện 1 lần/ngày sẽ đẩy lùi cảm giác khó chịu do bị tưa miệng rất tốt.
Sử dụng 1 nhúm lá hẹ rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, đổ lá hẹ vào nồi, thêm khoảng 50 ml nước và muối để đun sôi. Khi nước đã bớt nóng, bạn chắt nước lá hẹ ra bát, dùng tưa lưỡi cho bé như bình thường.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2007 trên Tạp chí Medicinal Food cho thấy rằng dầu dừa có thể giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm có hại trong miệng, do đó, bạn có thể dùng dầu dừa trị tưa lưỡi cho trẻ cũng rất hiệu quả.
Nếu bạn đang loay hoay không biết bé bị tưa lưỡi phải làm sao, hãy dùng dầu dừa nguyên chất, chắt khoảng 1 chén để tưa lưỡi. Kết hợp gạc tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh để thực hiện 2 ngày/ lần sau khi ăn xong.
Cách chữa tưa lưỡi cho người lớn sẽ khó hơn nên những cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh hầu như không có tác dụng.
Sau khi kiểm tra tình hình bệnh tưa miệng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc bôi dạng gel hoặc lỏng để sử dụng trực tiếp lên vết thương. Thuốc bôi thường sẽ cần được sử dụng nhiều lần trong ngày trong suốt 7 đến 14 ngày.
Nếu bệnh tưa miệng đã lan xuống thực quản thì cần thực hiện nội soi hoặc sử dụng kính hiển vi để phát hiện bệnh, từ đó, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh điều trị tưa lưỡi ở người lớn, hoặc thuốc chống nấm có tên là fluconazole.
Cách trị tưa lưỡi ở người lớn bằng thuốc.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến các cách chăm sóc răng miệng khoa học tại nhà để ngăn ngừa bị tưa miệng ở người lớn quay trở lại:
Súc miệng sau mỗi bữa ăn với nước súc miệng có chứa corticosteroid
Đánh răng hai lần một ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa) thường xuyên
Đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng
Chú ý chải răng khu vực nướu, lưới vùng má và chân răng kỹ càng.
Ngừng hút thuốc lá bởi nó là nguyên nhân gây các bệnh răng miệng.
Đảm bảo rằng bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào bạn có, chẳng hạn như bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt
Cách trị tưa lưỡi cho người lớn tại nhà đơn giản:
– Ăn sữa chua mỗi ngày
– Súc miệng nước muối 3 -4 lần/ngày
– Giảm lượng đường trong thực đơn ăn uống hàng ngày
– Súc miệng bằng dầu dừa mỗi ngày
– Giúp các tế bào niêm mạc miệng tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung kẽm
– Diệt nấm gây bệnh tưa lưỡi
– Giảm đau, chống viêm các triệu chứng của viêm lợi
Nếu bạn bị tưa miệng khi mang thai, tốt nhất là nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để chữa trị. Bệnh tưa miệng khi mang thai có thể được điều trị bằng một loại kem bôi hoặc một viên thuốc được đặt trong âm đạo có chứa clotrimazole hoặc một loại thuốc chống nấm tương tự.
Ngoài chế độ chăm sóc răng miệng khoa học phụ nữ mang thai bị không nên sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc chống nấm bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Dưới lưỡi nổi cục thịt là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý. Hiểu được đặc điểm và nguyên nhân của mụn thịt xuất hiện sẽ giúp
U nhú lưỡi là bệnh lý thường gặp và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn cần biết cách
Viêm lưỡi bản đồ là bệnh về lưỡi rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh khiến niêm mạc lưỡi trở nên nhạy cảm hơn khi
Đặc điểm bình thường của lưỡi trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha làm mẹ. Các bậc
Các bệnh về lưỡi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, phát âm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các bệnh lý
Lưỡi có đốm đỏ là hiện tượng dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Theo dõi bài viết
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×