Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Biểu hiện của răng ê buốt và các cách điều trị không nên bỏ qua

Biểu hiện của răng ê buốt thường là bị ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn đồ lạnh, chua, cay, nóng hoặc ngay cả hít thở mỗi khi trời lạnh cũng bị. Đây là tình trạng răng rất dễ nhận biết và thực tế thì ê buốt không phải là bệnh lý răng miệng quá đỗi nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chúng  có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… Đối với việc điều trị thì bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản như súc miệng nước muối ấm, dùng tỏi, dùng kem đánh răng trị ê buốt…

1. Bị ê răng là bệnh gì

Bị ê răng hay còn được biết đến với tên gọi khác là răng nhạy cảm, đây là tình trạng răng miệng rất dễ gặp phải ở bất kỳ ai hay bất kỳ độ tuổi nào.

Thực chất, bị ê răng không phải là một bệnh lý nguy hiểm như nhiều người vẫn thường nghĩ. Nhưng trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý răng miệng như viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu…

Ngoài ra, răng bị ê buốt còn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Nếu bạn thường xuyên chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng sẽ khiến cho men răng bị mài mòn. Từ đó, mỗi khi ăn uống và nhất là ăn đồ lạnh thì răng sẽ dễ bị ê buốt, khó chịu.
  • Dùng nước súc miệng có tính tẩy rửa mạnh trong thời gian dài: Các sản phẩm nước súc miệng có tính tẩy rửa mạnh thường chứa nhiều axit, clo. Đây đều là những chất có đặc tính ăn mòn cao, nên khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến mòn men răng và từ đó gây ra tình trạng ê buốt.
  • Thường xuyên ăn đồ ngọt: Đây là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, thực phẩm chứa nhiều đường lại làm tăng nguy cơ tích tụ các mảng bám trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi… cũng như bị ê buốt răng.
  • Ảnh hưởng từ các kỹ thuật nha khoa: Tình trạng ê buốt răng cũng có thể xảy ra do sự ảnh hưởng từ các kỹ thuật nha khoa như dán răng sứ, bọc răng sứ, lấy cao răng… Tuy nhiên, đây là phản ứng hết sức bình thường trước những tác động trong quá trình thực hiện và sẽ biến mất sau một vài ngày.
  • Thói quen nghiến răng: Đây là một thói quen xấu khiến răng của bạn của bạn bị mòn theo thời gian.
  • Ăn thực phẩm có tính axit nhiều: Các thực phẩm có tính axit cao như đồ muối chua, cam, quýt… cũng khiến cho men răng bị mài mòn. Tốc độ mài mòn sẽ xảy ra nhanh hơn khi bạn không biết cách chăm sóc răng miệng sao cho đúng.
Bị ê răng là bệnh gì

Ê buốt răng là tình trạng rất dễ gặp phải

2. Biểu hiện của răng ê buốt

Biểu hiện của răng ê buốt cũng rất dễ nhận biết, đó là khi ăn uống những đồ lạnh, nóng, chua, ngọt hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh nếu răng có cảm giác ê buốt, khó chịu thì điều đó nghĩa là bạn đã bị ê buốt răng.

Tất nhiên, mức độ ê buốt răng ở mỗi người vẫn sẽ có sự khác nhau nhất định và đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác nhau đau nhức, hôi miệng…

Biểu hiện của răng ê buốt

Biểu hiện của răng ê buốt

3. Hậu quả của chứng răng ê buốt kéo dài

Chứng ê buốt răng nếu chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không gây ra ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt thường nhật của chúng ta.

Thế nhưng nếu như tình trạng trên kéo dài, không điều trị kịp thời, dù mức độ ê buốt không quá nặng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho răng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, cuộc sống của bạn.

Điển hình như bạn không thể thoải mái thưởng thức món ăn yêu thích của mình, cảm thấy chán ăn và ăn không ngon miệng. Về lâu dài, điều đó sẽ làm cơ thể bạn dần bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Ngoài ra, nếu tình trạng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi hôi, nướu sưng tấy do bệnh viêm nướu, viêm tủy thì còn khiến nhiều người có xu hướng ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

4. Làm thế nào để hết ê buốt răng

Khi bị ê buốt răng bạn có thể giảm các triệu chứng khó chịu bằng các cách đơn giản như chải răng đúng cách, dùng lá ổi, tỏi…

Tuy nhiên, để chữa dứt điểm chứng răng bị ê buốt thì bạn vẫn nên thăm khám và điều trị tại phòng khám nha khoa uy tín.

4.1. Chải răng đúng cách

Như đã đề cập đến ngay từ đầu, chải răng sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt khó chịu.

Vì vậy, cách đầu tiên để hết ê buốt răng là bạn phải chải răng đúng cách theo lời khuyên mà các bác sĩ nha khoa vẫn thường đưa ra.

  • Chải răng theo chiều dọc thân răng hoặc xoay tròn một cách nhẹ nhàng.
  • Chải kỹ lưỡng cả mặt trong, mặt ngoài lẫn mặt nhai của răng.
  • Khi chải răng hãy để bàn chải tạo thành một góc 45º với đường viền nướu rồi chải răng lên xuống nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối không được chải răng với lực quá mạnh, vì điều đó không giúp làm răng sạch hơn mà ngược lại càng khiến răng của bạn ê buốt nặng thêm.
Chải răng đúng cách

Chải răng đúng cách

4.2. Dùng lá ổi

Theo các bác sĩ nha khoa cho biết, trong lá ổi có chứa flavonoid, đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn đặc hiệu. Nhờ vậy, có thể hạn chế tình trạng ê buốt, đau răng bạn đang gặp phải.

Để giảm ê buốt răng bằng lá ổi thì bạn nên áp dụng một trong hai cách dưới đây:

  • Cách 1: Lấy một vài lá ổi non, rửa sạch và nhai trực tiếp tại vị trí đang bị ê buốt. Bạn hãy cố gắng nhai càng kỹ càng tốt, như vậy các hoạt chất flavonoid sẽ tiết ra nhiều hơn.
  • Cách 2: Bạn lấy lá ổi rửa sạch và đun sôi với nước từ 5 – 10 phút để các tinh chất được tiết ra hết. Sau khi nước lá ổi nguội thì dùng súc miệng như bình thường.

4.3. Dùng tỏi

Theo dân gian, tỏi là nguyên liệu có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm, nên chúng thường được dùng để chữa một số bệnh lý, tình trạng răng nướu như sâu răng, ê buốt, đau răng…

Điều trên cũng hoàn toàn có căn cứ khoa học, vì theo y học hiện đại trong tỏi có chứa allicin giúp kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn trên răng. Nên từ đó chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng rất tốt.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn hãy xay nhuyễn tỏi, sau đó đắp trực tiếp lên răng bị ê buốt và giữ nguyên trong khoảng 7 – 10 phút. Các tinh chất trong tỏi sẽ từ từ ngấm vào răng và xoa dịu cảm giác khó chịu nhanh chóng.

Dùng tỏi

Dùng tỏi

4.4. Súc miệng với nước muối ấm

Các hoạt chất trong muối có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên và an toàn. Nên súc miệng với nước muối ấm là một cách giúp bạn khắc phục tình trạng răng bị ê buốt rất tốt, nhất là trong các trường hợp liên quan tới các bệnh lý răng miệng.

Khi súc miệng, bạn hãy cố gắng ngậm nước muối khoảng 30 – 60 giây. Không nên vừa ngậm đã nhổ ra ngay, vì như vậy các hoạt chất có trong nước muối chưa thể phát huy được công dụng.

Lưu ý là khi pha nước muối súc miệng, bạn nên dùng nước ấm khoảng 40 độ C thay vì nước lạnh. Lý do là vì nước lạnh sẽ khiến răng của bạn bị ê buốt nhiều hơn mà thôi.

4.5. Dùng kem đánh răng chữa răng ê buốt

Đối với những người đang bị ê buốt răng thì nên ưu tiên loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

Các loại kem đánh răng phù hợp đối răng nhạy cảm thường chứa các thành phần như Potassium Nitrate, Fluoride hay Arginine. Ngoài tác dụng chữa chứng ê buốt răng thì các thành phần trên còn giúp củng cố men răng, nâng cao sức khỏe răng miệng.

Dùng kem đánh răng chữa răng ê buốt

Dùng kem đánh răng chữa răng ê buốt

4.6. Điều trị tại nha khoa

Trường hợp bạn bị ê buốt răng nặng, kéo dài hoặc đã áp dụng những cách trên nhưng không thấy thuyên giảm thì nên điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu tại phòng khám nha khoa.

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Trong đó, liệu pháp Florua thường được chỉ định trong các trường hợp răng ê buốt do men răng bị mài mòn.

Thông qua những biểu hiện của răng ê buốt, bạn có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng sức khỏe răng miệng của mình có đang tốt hay không. Nếu như thấy những biểu hiện trên, cách tốt nhất vẫn là đi khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Bởi nếu chỉ dựa vào các biểu hiệu cơ bản, bạn rất khó phán đoán được mình ê buốt răng do nguyên nhân gì và cần điều trị như thế nào mới khỏi.

Có 0 bình luận bài Biểu hiện của răng ê buốt và các cách điều trị không nên bỏ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi