Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn uống bình thường được? Nên ăn gì?

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được hay lúc nào ăn uống bình thường được là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi trên thực tế, dù quá trình bọc sứ thẩm mỹ không tạo ra quá nhiều tác động xâm lấn nhưng cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật trong một khoảng thời gian nhất định. Tham khảo bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn giải đáp cũng như đưa ra thực đơn hợp lý nhất sau khi làm răng.

1. Có nên ăn trước khi bọc răng sứ không

Theo thông tin từ bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công, thì không nên ăn quá gần thời điểm thực hiện việc bọc răng sứ. Việc ăn quá sát với thời điểm làm răng có thể làm cho khoang miệng bị bẩn và tích tụ nhiều cặn thức ăn, làm tăng thời gian cần thiết để vệ sinh miệng sau đó. Do đó, để đảm bảo vệ sinh miệng và quá trình làm răng suôn sẻ, bạn nên tránh ăn quá gần trước khi tiến hành quá trình bọc răng sứ.

Có nên ăn trước khi bọc răng sứ không

Không nên ăn quá gần thời điểm đi làm răng

2. Làm răng sứ có ăn được không

Quá trình phục hình nha khoa thẩm mỹ nếu thực hiện đúng chỉ định, đảm bảo kỹ thuật chuẩn xác và bạn tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn chăm sóc phù hợp hoàn toàn có thể sử dụng các thực phẩm, thức uống thoải mái như bình thường mà không gặp phải bất kỳ tác động xấu nào đến việc nhai cắn.

Tất nhiên, để kết quả phục hình đạt hiệu quả như mong muốn, chính xác hơn là để keo dính khô hoàn toàn thì bạn không nên dùng thực phẩm hay uống bất kỳ thứ gì trong vòng 30 – 60 phút đầu.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian đầu bạn cũng cần hạn chế một số thực phẩm nhất định. Vì lúc bấy giờ mão giả vẫn chưa thể tương thích hoàn toàn với miệng và bạn cũng cần thời gian để làm quen với “bạn mới”.

3. Làm răng sứ có ăn uống như bình thường không

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công, sau khi tiến hành làm răng xong, bạn có thể ăn nhai như bình thường mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vẫn có một số loại thực phẩm nên hạn chế trong thời gian đầu như các món có độ cứng cao, thức uống có màu sắc đậm, các loại thực phẩm như kẹo cao su có thể dính vào mão giả và gây hỏng chúng.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng các hướng dẫn chăm sóc sau khi làm cũng rất quan trọng để bảo đảm sức khỏe và độ bền.

Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không

Hoàn toàn có thể ăn uống như bình thường

4. Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được

Theo thông tin từ bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công, sau thời gian 24-48 giờ kể từ khi bọc răng sứ, bạn đã có thể ăn các loại thực phẩm như bình thường. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào quá trình thực hiện cụ thể và có thể kéo dài hơn so với thời gian 24-48 giờ.

Và sau khoảng 30 phút sau khi phục hình mão sứ, bạn có thể bắt đầu sử dụng các món mềm, nhai cắn nhẹ. Trong giai đoạn này, nên lựa chọn những thực phẩm dễ nhai và tránh những thực phẩm cứng để đảm bảo kết quả phục hình thẩm mỹ không bị ảnh hưởng.

Một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Y khoa Tufts ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng mọi người có thể sử dụng các thực phẩm mềm ngay sau khi phục hình mão răng và có thể dùng các thực phẩm cứng, dai sau khi đã thích nghi với bộ răng mới. Kết quả của nghiên cứu này đã công bố trên Tạp chí Nha khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Dental Association).

Nha sĩ giải đáp bọc răng sứ bao lâu thì ăn được

Sau 1 – 2 ngày đã ăn uống đực bình thường

5. Review sau khi làm răng sứ lúc nào ăn uống bình thường được

Như đã chia sẻ ở phần trên, sau khoảng 24 – 48 tiếng đồng hồ, chúng ta đã có thể ăn uống được bình thường, thoải mái. Nhưng để có cái nhìn thực tế về vấn đề trên hãy cùng xem những review của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không

+ Khách hàng: Chị Hoa

“Sau 2 lần hẹn tại Nha Khoa Paris mình đã có một hàm răng đều đẹp như mong muốn. Đặc biệt sau khi làm xong mình có thể dùng thực phẩm mềm, khoảng 1 ngày sau có thể ăn cơm, các món ngon như răng thật.”

làm răng sứ xong bao lâu thì ăn được

+ Khách hàng: Lương Đức Thắng

“Phục hình răng giả sau khoảng 1 giờ là mình bắt đầu ăn dễ dàng như răng thật. Tuy nhiên, mình chỉ dùng thực phẩm mềm để làm quen dần với răng, khoảng 1 đến 2 ngày mọi thứ đã như bình thường.”

sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được

+ Khách hàng: Bùi Nga

“Mình làm đúng với chỉ dẫn của bác sĩ nên chỉ dùng thực phẩm mềm sau khi bọc sứ, sau khoảng 1 ngày đã ăn uống bình thường, cảm nhận tốt hpn, rất hài lòng về bộ nhá mới.”

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

6. Sau khi làm răng sứ nên ăn/uống gì?

Tại Nha Khoa Paris, khách hàng sau khi hoàn tất quá trình phục hình thẩm mỹ, bác sĩ sẽ khuyến cáo một số loại thực phẩm nên sử dụng như thực phẩm giàu canxi, đồ mềm – dễ nuốt, thực phẩm giàu vitamin C, rau xanh, uống nhiều nước và các chất đạm màu trắng.

6.1. Thực phẩm giàu canxi

Các thực phẩm chứa nhiều canxi như nước hầm xương, sữa chua, cá, các loại hạt, tôm, cua,… sẽ giúp hàm răng thật chắc khỏe để làm “điểm tựa” vững chắc cho răng.

Vậy nên, sau khi hoàn tất quá trình phục hình nha khoa thẩm mỹ bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi giúp răng nhanh phục hồi. Đồng thời, từ đó cũng giúp đẩy nhanh các triệu chứng khó chịu biến mất như ê buốt, đau nhức từ các tác động trong quá trình thực hiện.

6.2. Đồ mềm, dễ nuốt

Các loại đồ mềm rất cần thiết sau khi kết thúc thủ thuật nha khoa trên, đặc biệt là khi lắp răng tạm và trong những ngày đầu mới phục hình xong. Chưa kể, mão răng có độ chịu lực tốt những vẫn có thể bị gãy vỡ nếu nhai đồ quá cứng.

Bên cạnh đó khi mới làm xong, bạn có thể cảm thấy răng nhạy cảm và đau nhức, nên hãy ưu tiên các món mềm, dễ nuốt như cháo, súp, caramen…

6.3. Bổ sung vitamin C

Táo, dâu tây, dứa, cam, quýt, bưởi… là sự lựa chọn tuyệt vời bổ sung nhiều vitamin C cải thiện răng yếu sau khi có sự can thiệp từ các kỹ thuật nha khoa.

Bởi vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các bộ phận trong khoang miệng khỏi các gốc tự do, đẩy nhanh tốc độ phục hồi, đồng thời còn giúp làm sạch mảng bám và hỗ trợ răng trắng sáng hiệu quả.

6.4. Bổ sung nhiều rau xanh

Không chỉ giúp lấy lại nguồn năng lượng cho cơ thể, chất xơ trong rau xanh còn giúp làm sạch răng tự nhiên rất tốt, hơn nữa phần lớn các loại rau xanh sau khi chế biến xong đều mềm, dễ nhai nên rất phù hợp để dùng trong những ngày đầu mới làm răng.

Rau xanh còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh, rau muống, cần tây…

6.5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng và rửa trôi các mảng bám gây bệnh lý nha chu, sâu , viêm nhiễm…

Trung bình mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 lít nước, chia đều vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu như tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc vận động thường xuyên ra nhiều mô hôi cần bổ sung thêm nhiều nước.

6.6. Chất đạm có màu trắng

Nếu bạn muốn bổ sung thịt, hãy chọn các loại chất đạm có màu trắng như thịt gà, cá, trứng.. những loại này ít gây ảnh hưởng tới màu sắc của mão răng hơn các loại chất đạm khác.

Nhưng một lưu ý nhỏ là khi chế biến, bạn cần nấu chúng chín kỹ, mềm để hạn chế hàm phải cắn, nhai nhiều. Nhất là khi chúg chưa thực sự ổn định, bạn vẫn còn có cảm giác ê buốt, khó chịu.

Nhìn chung, sau khi mới điều trị hoặc thẩm mỹ nha khoa xong, đặc biệt là khi bọc răng sứ nguyên hàm tốt nhất bạn nên ưu tiên thức ăn mềm và những thực phẩm có lợi tới sức khỏe miệng.

Sau khi bọc răng sứ nên ăn/uống gì?

Các thực phẩm nên sử dụng

HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ NHA KHOA PARIS VỚI CHI PHÍ 0 VNĐ

Tư vấn cùng bác sĩ
7.492 lượt đăng ký.

7. Sau khi làm răng sứ nên kiêng gì?

Để mão răng nhanh ổn định và không còn cảm giác khó chịu, bạn cần loại bỏ những món sau ra khỏi thực đơn hàng ngày, gồm thực phẩm quá cứng – dai, đồ ăn nóng hoặc lạnh, nhiều đường, thức uống có ga – chất kích thích, thuốc lá.

7.1. Thực phẩm quá cứng và dai

Thực phẩm quá cứng và dai chẳng hạn như gân bò, kẹo cứng, hạt óc chó, hạt dẻ, cà rốt… khi nhai chúng, nếu không cẩn thận, có thể làm trầy xước hoặc gãy, nứt mão giả.

Điều đó xảy ra vì phần mão bên ngoài thường không có độ bền cao bằng răng thật, do đó chúng dễ bị hư hỏng hơn khi bị tác động bởi những thực phẩm quá cứng và dai. Do đó, bạn nên kiêng những thực phẩm này để tránh gây tổn thương cho phần mão bên ngoài của mình.

7.2.  Đồ quá nóng hoặc lạnh

Đồ quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến răng của bạn trở nên ê buốt, đau nhức nghiêm trọng hơn, nhất là ở vị trí bọc mão bên ngoài.

Khi thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh tiếp xúc với răng có thể gây ra sự khác biệt về nhiệt độ giữa chúng và mô xung quanh, từ đó dẫn tới sự co rút đột ngột. Điều đó có thể gây ra áp lực lớn và gây ra nứt hoặc vỡ phần mão bên ngoài.

Vì vậy, sau khi làm xong, bạn nên tránh các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nên ưu tiên thực phẩm ở nhiệt độ vừa phải để tránh tổn thương cho mão sứ của mình.

7.3. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường, chẳng hạn như kẹo, chocolate, nước ngọt đóng lon… có thể dính vào phần men bên ngoài, tăng sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn gây sâu.

Khi sử dụng những loại thực phẩm trên, vi khuẩn trong miệng có thể chuyển đổi đường thành axit, gây ra sự xâm nhập vào men bên ngoài và dẫn đến bị sâu.

Do mão giả thường không có tính chống thấm tốt như răng thật, nó càng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất gây hại như axit và đường. Vì vậy sau khi làm mão răng, bạn nên hạn chế dùng thực phẩm có nhiều đường để bảo vệ mão giả của mình.

đồ ăn nhiều đường dễ làm hỏng răng

Đồ nhiều đường dễ làm hỏng mão sứ

7.4. Đồ uống có ga, chất kích thích

Đồ uống có ga, chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, rượu…có thể gây tổn thương cho mão sứ. Các loại đồ uống này thường có chứa nhiều đường, axit và các chất kích thích khác làm ảnh hưởng đến mão sứ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, các chất có trong đồ uống có ga, chất kích thích sẽ tạo ra sự mài mòn, trầy xước trên bề mặt mão giả, dẫn đến sự mài mòn men bên ngoài và gây tổn thương cho cấu trúc bên trong.

Vì vậy, bạn nên hạn chế uống đồ uống có ga, các loại nước ngọt, cà phê, rượu và các loại đồ uống chứa chất kích thích để bảo vệ mão giả của mình.

7.5.  Không sử dụng thuốc lá

Không sử dụng thuốc lá là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ răng nói riêng và sức khỏe nói chung. Thuốc lá chứa các hóa chất độc hại, trong đó có nicotine và tar có thể dẫn đến sự mất men, bị sâu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Các chất hóa học trong thuốc lá còn bám vào răng và tạo ra các vết ố vàng trên bề mặt răng giả, gây ra sự xuống cấp, làm mất tính thẩm mỹ của nó.

Ngoài ra, hút thuốc lá còn có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu, mất răng và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng thuốc lá để giữ cho răng giả của mình luôn khỏe mạnh và giữ vẻ đẹp tự nhiên của nó.

??? VIDEO 6 điều cấm kỵ sau khi bọc răng sứ

GIẢI ĐÁP NGAY MỌI THẮC MẮC VỀ BỌC RĂNG SỨ TẠI ĐÂY

Đăng ký tư vấn
9.492 lượt đăng ký.

8. Thực đơn tham khảo sau khi làm răng sứ

Để minh họa cho những lưu ý thực phẩm nên ưu tiên và nên tránh sau khi làm răng giả, chúng tôi đã soạn sẵn thực đơn tham khảo cho bạn dưới đây.

Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải áp dụng 100% thực đơn này, nhưng hãy tham khảo từ đây để xây dựng một thực đơn phù hợp nhất đối với tình trạng răng miệng của mình sau khi làm răng giả thẩm mỹ.

+ Thực đơn tuần 1:

– Ở tuần đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt. Vì vậy, nên hạn chế đồ nóng, lạnh, đồ cứng, dai.

– Ngày thứ 2  và thứ 3 sau khi làm xong là khoảng thời gian răng của chúng ta rất nhạy cảm nên hạn chế răng đồ quá cứng hoặc quá dai. Điều này sẽ tránh việc làm gãy vỡ răng giả và răng thật cho bạn.

– Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt và đầy đủ chất dinh dưỡng.

+ Thực đơn tuần 2:

Trong tuần 2, bạn đã có thể dùng những món ưa thích thường ngày của mình. Tuy nhiên, cần hạn chế những món quá cứng hay thực phẩm có màu sắc đậm, dễ gây xỉn màu, ố vàng cho răng giả.

Bởi răng giả dù đã kiểm chứng có độ chịu lực nhai cắn cao, ít bám màu nhưng nếu bạn sử dụng một cách cẩn thận, độ bền, tính thẩm mỹ lúc nào cũng kéo dài hơn.

NgàyThực đơn tuần 1Thực đơn tuần 2
Thứ 2
  • Bánh mỳ gối và Pate
  • Salad dưa chuột
  • Tráng miệng: thanh long trắng
  • Mì xào thập cẩm
  • Sữa chua nha đam
  • Tráng miệng: thanh long trắng
  • Salad trộn mayonnaise
Thứ 3
  • Cháo thịt băm
  • Rau cải luộc
  • Tráng miệng: cam
  • Bánh mỳ kẹp trứng và pate
  • Canh rau cải
  • Ngô luộc
  • Tráng miệng: bưởi
Thứ 4
  • Bánh cuốn
  • Thịt gà rang
  • Súp lơ xanh luộc
  • Khoai lang luộc
  • Cơm
  • Cá kho giềng
  • Canh dưa chua
  • Tráng miệng: táo
Thứ 5
  • Cơm gạo lứt
  • Chả lá lốt
  • Bắp cải xào
  • Caramen
  • Cơm rang trứng
  • Canh rau củ
  • Hoa quả dầm
Thứ 6
  • Cơm
  • Trứng chiên
  • Rau ngót nấu canh thịt băm
  • Đậu nhồi thịt
  • Gà xào nấm rơm
  • Thịt băm rang ngô
  • Khoai lang luộc
  • Salad rau củ
Thứ 7
  • Ngũ cốc
  • Thịt gà xé phay
  • Su su luộc
  • Hoa quả dầm
  • Chả cá
  • Tôm hấp xả
  • Canh mùng tơi nấu tôm
  • Cơm
Chủ Nhật
  • Bún sườn mọc
  • Bánh canh
  • Tráng miệng: Na/ Mãng cầu
  • Mì xào thập cẩm
  • Bánh cuốn chả giò
  • Canh rau muống luộc

Kể từ tuần thứ 3 trở đi, bạn đã có thể áp dụng thực đơn như bình thường. Nhưng lưu ý, nếu càng kiêng khem cẩn thận, răng giả sẽ bền chắc, sử dụng lâu năm mà vẫn giữ vẻ đẹp như ban đầu.

Hy vọng, những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cho mình những kiến thức hữu ích khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Trên thực tế, sau khi làm bạn không cần phải kiêng khem quá nhiều. Ngược lại, sau khi răng đã ổn định, chúng ta có thể ăn uống thoải mái, thậm chí là cả các món cứng mà trước đó không dám dùng. Tất nhiên, nếu áp dụng thực đơn phù hợp, khoa học lúc nào cũng sẽ tốt hơn cho tuổi thọ sử dụng của răng cũng như sức khỏe miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ
10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện

Ngày 13/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm là biện pháp trong nha khoa có thể khắc phục các khuyết điểm như răng xỉn màu, hình thể xấu, không đồng đều. Tuy

Ngày 17/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện tình trạng, hình dáng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Top 5 trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ hàm dưới

Top 5 trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ hàm dưới

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bọc răng sứ giá rẻ cho sinh viên & người mới đi làm tại Hà Nội

Bọc răng sứ giá rẻ cho sinh viên & người mới đi làm tại Hà Nội

Với những bạn sinh viên và người mới đi làm thì việc lựa chọn cho mình được mẫu răng sứ phù hợp với túi tiền mà đảm bảo được chất lượng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bọc răng sứ cho răng hô: Những điều cần biết trước khi thực hiện

Bọc răng sứ cho răng hô: Những điều cần biết trước khi thực hiện

Khi răng bị hô, móm, lệch lạc, nhiều người lo ngại bọc răng sứ cho răng hô sẽ có được không. Liệu phương pháp này có hiệu quả thực sự

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map