Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng, Cách khắc phục nhanh chóng

Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng là hiện tượng viền nướu xung quanh răng sứ xuất hiện những vệt đen mờ mờ. Nếu như bạn quan sát kỹ, vị trí tiếp giáp chân răng sứ và nướu còn có khe hở. Chân răng sứ bị hở xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn cần tới nha khoa uy tín để kiểm tra và có phương án xử lý tốt nhất.

1. Nguyên nhân bọc răng sứ bị hở cổ chân răng

Nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng chân răng bị hở sau khi bọc sứ là mão sứ kém chất lượng, gây kích ứng vùng nướu, cùi răng. Bên cạnh đó, tình trạng trên còn có thể xảy ra do: bác sĩ bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng chế tác sai kích thước, keo dán không đảm bảo chất lượng, vệ sinh răng miệng không sạch và ngoại lực tác động.

1.1. Bọc răng sứ hở cổ chân răng do mão sứ kém chất lượng

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công, răng sứ kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, tỷ lệ hở chân răng sứ chiếm tới gần 50%.

Thực tế, không ít nha khoa sử dụng răng sứ kém chất lượng nhằm nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng sẽ gây kích ứng nướu, cùi răng thật, dẫn tới sưng tấy và viêm nhiễm. Hiện tượng trên kéo dài sẽ dần làm xuất hiện những khe hở ở chân răng.

Thậm chí, mão sứ còn bị tuột ra khỏi cùi răng thật. Khi đó, bạn bắt buộc phải bọc lại răng sứ mới để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như các chức năng cơ bản của hàm răng.

Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng do răng sứ kém chất lượng

Hở chân răng sứ do răng sứ kém chất lượng

1.2. Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Sự thành công của ca làm răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ. Thao tác bọc răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, tỉ mỉ và thực sự tập trung thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Những các bác sĩ có tay nghề kém rất dễ mắc phải sai lầm trong quá trình mài răng, khiến cho cấu trúc răng thật bị xâm lấn nhiều.

Răng thật bị tổn thương dần suy yếu theo thời gian. Chỉ sau một thời gian ngắn, các mô nướu xung quanh răng cũng sẽ tụt xuống dưới cuống răng và làm hở cổ chân răng. Nguy hiểm hơn, bạn còn phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng khác như: lệch khớp cắn, mất chức năng ăn nhai, hỏng răng gốc…

1.3. Răng sứ chế tác sai kích thước

Răng sứ chế tác không đúng kích cỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sau khi bọc răng sứ, phần chân răng bị hở ra ngoài. Theo quy trình bọc răng sứ chuẩn, sau khi mài cùi răng thật, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu hàm để thiết kế mão sứ. Muốn mão sứ được chế tác đúng kích thước thì quá trình lấy dấu hàm và làm răng sứ cần chính xác tuyệt đối.

Trong trường hợp sử dụng những trang thiết bị lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ lạc hậu hoặc kỹ thuật viên chế tác răng sứ non tay, mão sứ chắc chắn sẽ bị sai lệch. Chúng có thể quá lớn hoặc quá nhỏ so với cùi răng thật. Khi đó, hiện tượng làm răng sứ bị hở cổ chân răng là điều rất khó tránh khỏi. 

Ngoài ra, nếu như răng sứ được chế tác quá dày, chúng sẽ chèn ép lên cổ răng, khiến cho răng bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng và dẫn đến hở cổ chân răng.

Răng sứ chế tác sai kích thước cũng làm lộ cùi răng thật

Răng sứ chế tác sai kích thước cũng làm hở cùi răng thật

1.4. Bọc răng sứ hở cổ chân răng do keo dán không đảm bảo

Sau khi bọc và nắn chỉnh mão sứ, các bác sĩ sẽ sử dụng một loại keo dán nha khoa chuyên dụng để cố định mão sứ với cùi răng thật. Điều đó sẽ giúp cho răng sứ đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, có độ bền lâu dài và tạo cảm giác thoải mái khi ăn nhai. Đồng thời, keo dán sứ còn hạn chế được tình trạng răng sứ bị rơi, vỡ.

Tuy nhiên, nếu như keo dán có chất lượng không đạt chuẩn, sự độ bám dính của mão sứ và cùi răng sẽ không cao. Những va chạm trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ tạo khe hở giữa răng sứ và cùi răng thật. Thậm chí, chúng còn làm cho răng sứ bị bung ra khỏi răng thật.

1.5. Răng miệng không được làm sạch

Cách vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chân răng bị hở sau khi bọc sứ. Nếu bạn chải răng với một lực quá mạnh, chải theo chiều ngang… phần mão sứ sẽ bị tuột dần và làm cho cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài.

Không chỉ vậy, vệ sinh răng miệng sai cách còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm tăng khả năng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu.

Vi khuẩn sẽ dần tấn công vào các mô nướu và khiến chúng bị tụt sâu về phía chân răng. Đây chính là lý do bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi bọc sứ để đảm bảo sức khỏe răng miệng và duy trì tuổi thọ của răng.

1.6. Bọc răng sứ hở cổ chân răng do ngoại lực tác động

Những lực tác động vào răng sứ do ăn nhai thực phẩm quá cứng, tai nạn giao thông, va chạm trong quá trình chơi thể thao có thể làm giảm độ bám dính của răng. Dần dần, răng sứ sẽ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và gây hở cổ chân răng. Đây chính là lý do mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên tránh tác động mạnh tới răng sứ sau khi bọc.

2. Dấu hiệu cho thấy bọc răng sứ bị hở chân răng

Theo bác sĩ Đình Công, biến chứng chân răng sứ bị hở thường có những dấu hiệu điển hình sau:

– Khu vực xung quanh răng sứ xuất hiện các vệt đen mờ mờ.

– Dễ dàng nhận thấy vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu có kẽ hở khi quan sát bằng mắt thường hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng.

– Nướu có hiện tượng bị tụt dần xuống chân răng và làm lộ ra lớp cùi răng thật ở phía bên trong. 

– Đau nhức và cộm cấn trong quá trình ăn nhai do tỉ lệ của răng sứ không chính xác.

– Răng bị ê buốt và khó chịu, đặc biệt là khi tiếp xúc với những đồ nóng hoặc lạnh.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu do thức ăn bị giắt lại ở kẽ hở trong quá trình ăn nhai.

Hiện tượng hở chân răng sau khi bọc sứ

Hiện tượng hở chân răng sau khi bọc sứ

3. Những cách khắc phục khi bọc răng sứ bị hở chân răng

Nếu bị hở chân răng sau khi bọc sứ, bạn không thể tự xử lý tại nhà. Thay vì thế, bạn cần tới nha khoauy tín để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục theo cách tốt nhất.

Các bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ, lấy dấu răng và làm lại răng mới có chất lượng tốt hơn và vừa khít với cùi răng thật. Tuy nhiên, nếu như chân răng bị hở lâu ngày và gây viêm nhiễm thì bác sĩ cần điều trị triệt để rồi mới tiến hành bọc lại răng sứ mới.

Riêng với trường hợp mới làm răng sứ, chân răng bị hở do keo dán, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại mà không cần chế tác mão sứ mới.

4. Biện pháp ngăn chặn tình trạng hở chân răng sau khi bọc sứ

Để ngăn ngừa tình trạng hở chân răng sau khi bọc răng sứ, bạn nên lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế tác động mạnh vào răng và thăm khám răng miệng định kỳ.

4.1. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Phần lớn nguyên nhân khiến răng sứ bị hở chân là do cơ sở thực hiện. Do đó, khi lựa chọn địa chỉ làm răng, bạn nên dựa trên các tiêu chí sau:

– Được cấp giấy phép.

– Bác sĩ nhiều kinh nghiệm, giỏi và am hiểu về cấu trúc răng, hàm.

– Trang thiết bị, công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất.

– Quy trình bọc sứ khoa học, chuẩn Bộ Y tế.

– Đảm bảo vô khuẩn.

Nha Khoa Paris là một trong số ít đơn vị đáp ứng được 5 tiêu chí trên. Sở hữu các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt cùng trang thiết bị hiện đại, bọc răng sứ tại nha khoa chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

4.2. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Sau khi bọc răng sứ, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để ngăn hiện tượng hở chân răng, đồng thời tăng tuổi thọ của mão sứ. Mỗi ngày, bạn cần giữ thói quen chải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối.

Bạn nên chọn bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng theo đường tròn hoặc chiều dọc để tránh gây tổn hại tới răng, nướu cùng với mão sứ. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để nâng cao hiệu quả làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi bọc sứ

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi bọc sứ

4.3. Hạn chế tác động mạnh vào răng

Những lực tác động mạnh tới răng cũng có thể khiến cho mão sứ bị sai lệch và làm hở chân răng. Do đó, sau khi làm răng sứ, bạn cần tránh ăn nhai những thực phẩm cứng, rắn như mía, sườn sụn…

Khi chơi thể thao, bạn hãy đeo máng bảo vệ răng để giảm lực tác động mạnh từ bên ngoài tới răng. Ngoài ra, nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sử dụng máng chống nghiến. Đây là thiết bị nha khoa được làm từ nhựa acrylic chất lượng cao và trong suốt.

Máng có thiết kế phù hợp với cung hàm nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Việc đeo máng chống nghiến sẽ ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của răng ở hai hàm, giúp hạn chế lực tác động tới răng thật và mão sứ.

4.4. Thăm khám định kỳ

Sau khi làm răng sứ, bạn cần tới nha khoa khám theo đúng lịch của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra độ tương thích của mão sứ, khớp cắn và có những điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.

Khoảng 6 tháng, bạn cũng cần khám sức khỏe răng miệng 1 lần. Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và kiểm tra toàn bộ răng, nướu. Nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bác sĩ cũng xử lý sớm để ngăn chặn tình trạng hở chân răng xảy ra.

Nhìn chung, bọc răng sứ bị hở cổ chân răng là một hiện tượng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ và sức khỏe. Để ngăn chặn tình trạng trên, bạn nên lựa chọn địa chỉ làm răng sứ uy tín và có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận..

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Làm răng sứ bị hở chân răng: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục”
Sức Khỏe & Đời Sống: “8 mối nguy từ việc bọc răng sứ không đảm bảo chất lượng”
Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định: “Tác hại không ngờ khi bọc răng sứ kém chất lượng”
WebMD: “Dental Crowns: Purpose, Procedure, Complications, Care”

  1. Ủa rồi sao bác sĩ nói để hở chân răng sẽ tốt hơn là bọc hết vào?

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ bị hở cổ chân răng
Bọc răng sứ bị chảy máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ bị chảy máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng bọc răng sứ bị chảy máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như viêm nhiễm nướu, viêm loét, hay việc đánh

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề bọc răng sứ bị hô

Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề bọc răng sứ bị hô

Bọc răng sứ bị hô là tình trạng mặc dù hiếm gặp nhưng lại ngày một gia tăng. Nguyên nhân có thể đến từ việc tay nghề bác sĩ chưa cao,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ bị ê buốt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bọc răng sứ bị ê buốt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bọc sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để khắc phục những khiếm khuyết của răng. Tuy nhiên, quá trình mài trụ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bọc răng sứ bị viêm lợi là hiện tượng phần mô mềm ở nơi tiếp xúc với răng sứ mới phục hình bị tấy đỏ, làm cho răng thật bị yếu đi và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bọc răng sứ bị đen nướu: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bọc răng sứ bị đen nướu: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bọc răng sứ bị đen nướu, đen lợi thường khá phổ biến với những khách hàng trước đây đã sử dụng răng chứa kim loại. Cùng Nha Khoa Paris

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bọc răng sứ bị hỏng? Nhận biết và cách khắc phục

Bọc răng sứ bị hỏng? Nhận biết và cách khắc phục

Bọc răng sứ bị hỏng đang xuất hiện ngày càng nhiều, có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là cơ sở nha khoa kém uy tín và chăm sóc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map