Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi và cách khắc phục

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng phổ biến, giúp khắc phục khuyết điểm của răng như răng sâu, răng thưa, răng lệch lạc nhẹ, khấp khểnh, răng nhiễm màu kháng sinh,… đem lại hàm răng đều đẹp tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bọc răng sứ bị tụt lợi. Vậy nguyên nhân tụt lợi sau khi bọc sứ là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

1. Làm răng sứ xong có bị tụt lợi không

Việc bọc răng sứ hoàn toàn không gây ra tình trạng tụt nướu nếu được tiến hành bởi một nha sĩ có chuyên môn cao, tuân theo kỹ thuật đúng và được chăm sóc đúng cách. Trong quá trình thực hiện quy trình này, nha sĩ sẽ loại bỏ một lượng nhỏ của men răng tự nhiên để tạo không gian cho việc đặt lớp men sứ mỏng lên. Quá trình này không có ảnh hưởng đến nướu. Sau đó, răng sứ sẽ được cố định một cách chặt chẽ vào bề mặt răng bằng sử dụng keo đặc biệt.

Ngược lại, nếu bọc răng không đảm bảo kỹ thuật có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng như tụt lợi, viêm nướu, hôi miệng, đen viền nướu, nhiễm trùng,…

Bọc răng sứ xong bị tụt lợi

Bọc răng sứ xong bị tụt lợi

2. Dấu hiệu nhận biết tụt lợi sau khi bọc sứ

Tụt lợi là tình trạng nướu bị rút về phía chân răng, làm chân răng lộ ra và dài hơn bình thường. Tình trạng tụt lợi sẽ làm răng ê buốt, hàm răng mất thẩm mỹ, dễ bị mắc thức ăn ở kẽ răng, làm mòn chân răng và nhiều bệnh lý khác. Tụt lợi có thể xảy ra khi bọc răng sứ sai cách.

Dấu hiệu nhận thấy bị tụt lợi sau khi bọc răng sứ:

– Nướu thu hẹp dần, phần răng sứ bị lộ ra, thấy rõ chân răng thật bên trong

– Hôi miệng, chảy máu chân răng sau khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa

– Nướu sưng, đỏ bất thường, đôi khi cảm thấy có cơn đau nhẹ

– Đau ở nướu, khi ấn nhẹ sẽ có mủ hoặc máu chảy ra

– Khi ăn thấy ê buốt, đau nhức do men răng bị mất hoặc ăn mòn

– Cảm giác răng bị lung lay khi ăn nhai

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi sau khi bọc sứ

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi sau khi bọc sứ

3. Nguyên nhân làm tụt lợi sau khi bọc răng sứ

Tụt lợi sau khi bọc răng sứ thường xảy ra do những nguyên nhân như răng sứ kém chất lượng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, chưa điều trị bệnh lý, vệ sinh răng miệng sai cách.

3.1. Răng sứ kém chất lượng

Bọc răng sứ bị tụt lợi hay không cũng phụ thuộc vào chất lượng của mão sứ. Hiện nay có nhiều dòng răng sứ khác nhau, nếu nha khoa vì muốn cạnh tranh về chi phí mà sử dụng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ gây kích ứng trong khoang miệng. Điều này không chỉ gây tụt lợi mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

3.2. Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Những bác sĩ có tay nghề kém, chưa có nhiều kinh nghiệm dễ mài răng sai tỷ lệ và lắp mão sứ không khít với cùi răng. Cùi răng và mão sứ bị kênh cộm làm hở viền nướu. Sau một thời gian sẽ làm giắt thức ăn tại khe hở giữa chân răng và mão sứ. Đây là vị trí khó vệ sinh, do đó nếu chăm sóc không tốt sẽ hình thành mảng bám cao răng và các ổ vi khuẩn có hại. Những ổ vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và dần phá hủy cùi răng. Qua đó gây ra hôi miệng, kích ứng nướu hoặc tụt nướu.

bọc răng sứ bị tụt lợi

Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

3.3. Chưa điều trị các bệnh lý

Trước khi bọc răng sứ bác sĩ không kiểm tra kỹ lưỡng, không điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng mà bọc răng sứ ngay thì tụt lợi sau khi bọc răng sứ rất dễ xảy ra. Các bệnh lý không được điều trị rất dễ bị tái phát và để lại nhiều biến chứng khó lường sau khi bọc sứ.

3.4. Vệ sinh miệng sai cách

Việc dùng bàn chải lông cứng, đánh răng theo chiều ngang hoặc chải với lực quá mạnh,… là những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi vệ sinh răng miệng. Đây cũng là nguyên nhân làm tổn thương lợi, tụt lợi và làm răng sứ bị hở.

4. Tác hại của tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng tụt nướu sau bọc răng sứ có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường như: đau nhức, khó khăn khi ăn nhai, gây nhiều bệnh lý như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, và dẫn đến nguy cơ mất răng.

4.1. Đau nhức

Tác hại dễ nhận thấy nhất khi làm răng sứ bị tụt lợi chính là răng đau nhức và ê buốt. Do mão sứ không sát khít với nướu nên khi ăn nhai, thức ăn dễ bám vào vị trí chân răng hở, lâu ngày tích tụ thành các mảng bám gây đau nhức vùng nướu. Nghiêm trọng hơn có thể làm tụ mủ và chảy máu chân răng.

Răng đau nhức và ê buốt

Răng đau nhức và ê buốt

4.2. Khó khăn ăn nhai

Khi răng sứ bị hở, khớp cắn sẽ không còn được linh hoạt như trước. Việc cắn và nhai thức ăn gặp nhiều khó khăn, chưa kể cảm giác ê buốt, đau nhức vùng nướu làm cho chức năng ăn nhai bị giảm sút, dẫn đến biếng ăn. Nếu tình trạng này để lâu mà không được khắc phục thì hệ tiêu hóa và dạ dày sẽ bị tác động nghiêm trọng.

4.3. Gây bệnh lý răng miệng

Khi bị tụt lợi, giữa răng sứ và nướu sẽ có khoảng trống, làm cho thức ăn dễ mắc vào. Vi khuẩn có điều kiện để sản sinh và phát triển, lâu dần gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,…

4.4. Nguy cơ mất răng

Tụt lợi dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, cùng với việc vệ sinh răng không đảm bảo dễ khiến cùi răng thật bên trong bị phá hủy. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm răng lung lay, nghiêm trọng hơn là mất răng thật.

5. Cách khắc phục tụt lợi sau khi bọc răng sứ

Nếu thấy có dấu hiệu tụt lợi sau khi làm răng sứ thì bạn cần tới ngay nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây tụt lợi và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp như:

– Tụt lợi do chưa điều trị bệnh lý:

Trong trường hợp làm răng sứ bị tụt lợi do chưa điều trị các vấn đề răng miệng và răng sứ chưa bị hư hỏng thì bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra để điều trị bệnh lý. Sau đó lắp lại răng với keo dán chuyên dụng để cố định răng sứ.

– Tụt lợi do làm răng sứ sai kỹ thuật:

Nếu làm răng sứ bị tụt lợi do sai kích thước mão sứ hoặc răng sứ kém chất lượng thì bác sĩ buộc phải tiến hành lấy lại mẫu hàm để chế tác răng sứ mới, đảm bảo chính xác và khít với nướu.

– Mão răng sứ kém chất lượng:

Bạn cần nhanh chóng tìm nha khoa uy tín khác để thay mão sứ mới. Các dòng răng sứ chất lượng cao có rất nhiều, bạn có thể chọn dòng răng sứ phù hợp với tình trạng và nhu cầu của mình.

Thay mão sứ mới

Thay mão sứ mới

6. Phòng tránh bọc răng sứ bị tụt lợi

Để tránh tình trạng tụt lợi sau khi bọc sứ, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách như sau:

– Đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, chải theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn với lực chải nhẹ nhàng

– Dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám sót lại trên răng sứ tốt hơn, tránh bị tụt lợi

– Dùng đầu ngón tay massage vùng nướu nhẹ nhàng, để kích thích máu lưu thông ở quanh viền nướu

– Không ăn thức ăn quá cứng, dai, nóng, lạnh,… vì sẽ khiến cho răng dễ nhạy cảm hơn

– Bổ sung khoáng chất, vitamin tốt cho răng và nướu có nhiều trong trứng, cá, sữa, rau củ, quả,…

– Thăm khám răng miệng định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý và có cách điều trị hiệu quả

– Chọn nha khoa uy tín để được phục hình răng sứ bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại và loại răng sứ có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng bọc răng tốt nhất

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã nắm rõ nguyên nhân của tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi. Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến nha khoa uy tín để xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Tụt lợi khi bọc răng sứ là vì sao? Có cách khắc phục không?”

Wiki Nha khoa: “Bị Tụt Lợi Khi Bọc Răng Sứ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục”

Your Dental Health Resource: “Why Are Your Gums Receding Under Your Dental Crowns?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ
10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện

Ngày 13/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm là biện pháp trong nha khoa có thể khắc phục các khuyết điểm như răng xỉn màu, hình thể xấu, không đồng đều. Tuy

Ngày 17/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện tình trạng, hình dáng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Lưu ý quan trọng

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Lưu ý quan trọng

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Lấy tủy bọc răng sứ được thực hiện trong trường hợp nào? Đây là những vấn đề thắc mắc của nhiều

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Top 5 trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ hàm dưới

Top 5 trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ hàm dưới

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bọc răng sứ giá rẻ cho sinh viên & người mới đi làm tại Hà Nội

Bọc răng sứ giá rẻ cho sinh viên & người mới đi làm tại Hà Nội

Với những bạn sinh viên và người mới đi làm thì việc lựa chọn cho mình được mẫu răng sứ phù hợp với túi tiền mà đảm bảo được chất lượng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map