Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng nhất bạn không nên tự xử lý tại nhà mà cần cho trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết dưới đây.

1. Vì sao răng sữa không rụng?

1.1 Do không có mầm răng vĩnh viễn

Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân chủ yếu khiến răng sữa không rụng là do không có mầm răng vĩnh viễn dưới xương hàm.

Thông thường khi trẻ đạt khoảng 6 – 7 tuổi, mầm răng vĩnh viễn đã hình thành và bắt đầu nhú lên đẩy răng sữa ra ngoài. Do vậy trong thời gian này bạn sẽ thấy răng của bé bị lung lay.

Tuy nhiên vì lý do nào đó (thường do gen di truyền) mà mầm răng vĩnh viễn hoàn toàn không xuất hiện. Do đó răng sữa sẽ đứng im và tồn tại cho tới khi trưởng thành.

Răng sữa không rụng có thể do không có mầm răng vĩnh viễn

Răng sữa không rụng có thể do không có mầm răng vĩnh viễn

1.2 Do răng vĩnh viễn mọc lệch

Ngoài ra còn 1 lý do khác giải thích cho hiện tượng răng sữa không rụng là do răng vĩnh viễn mọc lệch. Mầm răng vĩnh viễn thay vì mọc thẳng lên đẩy chân răng sữa ra ngoài thì lại mọc xiên, mọc chéo về 1 hướng khác.

Chân răng sữa khi không có mầm răng vĩnh viễn đẩy, không bị kích thích thì chúng vẫn sẽ đứng im và tồn tại rất lâu sau đó.

Do đó bạn sẽ thấy hiện tượng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại đồng thời làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé.

Răng vĩnh viễn mọc lệch

Răng vĩnh viễn mọc lệch

2. Răng sữa không rụng có tồn tại vĩnh viễn không?

Tuy răng sữa không rụng đúng lịch nhưng không có nghĩa là nó sẽ theo ta đến cuối cuộc đời. Răng sữa không phải là răng trưởng thành nên phần chân răng của chúng rất yếu và nông.

Vì thế đến một thời điểm nhất định, dù không có yếu tố nào tác động răng sữa cũng sẽ tự rụng. Thông thường sẽ vào khoảng 18 tuổi.

Khi đó, vị trí răng sữa rụng muộn sẽ không có răng trưởng thành thay thế. Hệ quả tất yếu sẽ gây ra hiện tượng thiếu răng.

Mà khi răng bị thiếu, một loạt các vấn đề khác sẽ phát sinh như giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ hay tiêu xương hàm.

Răng sữa khó có thể tồn tại vĩnh viễn

Răng sữa khó có thể tồn tại vĩnh viễn

3. Răng sữa không rụng răng vĩnh viễn đã mọc có ảnh hưởng gì không?

3.1 Dễ làm răng vĩnh viễn mọc lệch

Trường hợp răng sữa không rụng do chân răng còn quá chắc, mầm răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc chệch hướng so với vị trí tiêu chuẩn.

Khi chân răng sữa vẫn tiếp tục không bị lung lay, bám chắc vào xương hàm thì tất yếu răng trưởng thành sẽ nhú lên theo hướng khác.

Răng vĩnh viễn mọc lệch

Răng vĩnh viễn mọc lệch

3.2 Tăng khả năng mắc bệnh lý răng miệng

Khi răng vĩnh viễn bị mọc lệch, chúng có thể đâm vào nướu hoặc lưỡi gây tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức.

Ngoài ra, việc răng mọc lệch, chen chúc nhau sẽ gây cản trở trong quá trình chăm sóc và vệ sinh răng, đặc biệt là trẻ em.

Vô tình thức ăn sẽ bị mắc kẹt trong chân răng, khe răng tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi dễ làm sâu răng, hư tổn răng.

Điều này không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng mà còn có tác động đến giọng nói.

Dễ gây bệnh cho răng miệng

Dễ gây bệnh cho răng miệng

3.3 Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt.Vì phải mọc chen chúc nhau nên các răng sẽ bị lệch, không đều, có thể chìa ra hoặc chìa vô. Hàm răng bây giờ trông không được đều, lộn xộn và không đẹp mắt.

Đặc biệt hơn, răng sữa thường có kích thước nhỏ trong khi răng trưởng thành lại lớn. Do vậy càng làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, đặc biệt với trường hợp răng cửa không rụng.

Làm răng mọc lộn xộn

Làm răng mọc lộn xộn

4. Răng sữa không rụng phải làm sao?

Thông thường nếu trẻ gặp hiện tượng răng sữa không rụng dù đã đến tuổi, bác sĩ thông thường sẽ chỉ định nhổ để răng vĩnh viễn có điều kiện phát triển đúng hướng.

Tuy nhiên đó chỉ trong trường hợp có mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Còn trong trường hợp hoàn toàn không có mầm răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ được chỉ định giữ lại đợi khi tự rụng rồi mới xử lý tiếp.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

Răng sữa không rụng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và xử lý là được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng sữa
Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng nếu bố mẹ chủ quan sẽ ảnh

Ngày 11/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ em thường hiếu động và dễ gặp chấn thương như gãy răng sữa khi đang vui chơi, ăn uống. Điều này có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và cách chăm sóc tại nhà

Hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và cách chăm sóc tại nhà

Răng sữa là nhóm răng mọc đầu tiên trên cung hàm. Tuy nhiên, sau khi tồn tại một khoảng thời gian, chúng sẽ tự rụng hoặc cần nhổ bỏ để

Ngày 24/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì giải quyết thế nào?

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì giải quyết thế nào?

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc không phải là một tình trạng thường gặp . Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Có rất nhiều bố mẹ lo lắng nhổ răng sữa bị sún cho bé có sao không. Khi mà tình trạng sún răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không? Phải xử lý thế nào?

Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không? Phải xử lý thế nào?

Nhổ răng sữa còn sót chân răng không phải hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra phổ biến khi cha mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map