
Khôi phục răng mất bằng cách trồng răng là giải pháp duy nhất và hàng đầu để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng, Thông thường, bệnh nhân có thể bị mất răng trong một số trường hợp:
– Tai nạn
– Tuổi già
– Sâu răng, viêm nha chu
– Men răng yếu, gãy vỡ
Mất răng do tai nạn
Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng thời điểm trồng răng tốt nhất là ngay sau khi lúc mất răng. Vì lúc này xương hàm vẫn chưa bị tiêu bớt, mật độ xương đủ dày và phần lợi chỗ răng mất vẫn chưa đóng kín, bác sĩ có thể cắm trực tiếp trụ Implant xuống mà không cần rạch lợi.
Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe toàn thân cũng là vấn đề đáng lưu ý. Bạn cần có tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường thì mới có thể thực hiện trồng răng:
– Tuổi từ 18 trở lên
– Không có bệnh nền mãn tính như tim mạch, máu khó đông, huyết áp cao, tiểu đường
Nên trồng ngay từ lúc mất răng
Việc trồng răng là rất cần thiết sau khi mất răng bởi nó mang lại rất nhiều ưu điểm:
– Khôi phục khả năng ăn nhai bền chắc như thật
– Khôi phục thẩm mỹ
– Ngăn ngừa tình trạng các răng còn lại xô lệch, tụt lợi, dẫn đến chân răng lung lay và rụng dần
– Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương (ưu điểm này chỉ có duy nhất ở phương pháp cấy ghép Implant)
Trồng răng vừa đẹp vừa ăn nhai dễ dàng
Việc khôi phục răng mất được thực hiện chủ yếu theo 3 phương pháp trồng răng: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, cấy ghép Implant.
Tùy vào tình trạng răng, sức khỏe, nhu cầu và tài chính của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Hàm giả tháo lắp có cấu tạo 2 phần gồm khung răng và răng giả. Trong đó, khung răng được làm từ chất liệu nhựa, kim loại và ốc vít, được thiết kế và chế tạo vừa khít với cung răng, giúp nâng đỡ hàm răng giả.
Hàm răng giả thường được làm từ nhựa hoặc sứ, kết hợp với khung răng để lấp đầy chỗ răng bị mất cũng như cả hàm.
Phương pháp này có ưu điểm là chi phí rẻ, thời gian thực hiện nhanh chóng, không cần tác động đến nướu, xương hàm hay răng bên cạnh.
Tuy vậy, độ bền của hàm giả tháo lắp không cao, tình trạng tiêu xương không được ngăn chặn và khả năng khôi phục chức năng ăn nhai chỉ đạt 30%.
Hàm giả tháo lắp có độ bền tương đối tốt
Đây là phương pháp khôi phục răng được thực hiện bằng cách mất mài 2 răng thật bên cạnh rồi lắp cầu răng gồm ít nhất 3 mão sứ lên trên.
Cầu răng sứ sẽ được thiết kế với 2 răng ngoài cùng là rỗng, chụp vào 2 răng kế cận đã được mài để làm trụ đỡ, các răng ở giữa có cấu trúc đặc ruột. chính là răng thay thế cho vị trí đã mất.
Cầu răng sứ có ưu điểm hơn so với hàm tháo lắp là phục hồi chức năng ăn nhai đạt mức độ cao hơn là 50%.
Tuy nhiên, độ bền của cầu răng sứ cũng chỉ khoảng 5 – 7 năm và phải mài 2 răng bên cạnh, đòi hỏi răng làm trụ phải chắc, khỏe. Ngoài ra, cầu răng sứ cũng không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm.
Chi phí cho một cầu răng sứ được tính giá theo số lượng mão sứ. Như vậy, cầu răng sứ có ít nhất là 3 mão sứ thì chi phí thấp nhất là 7.5 triệu với răng sứ Titan, gần tương đương với Implant.
Cầu răng sứ
Đây là giải pháp phục hình răng mất bằng cách cắm trực tiếp trụ Implant vào xương hàm tại vị trí mất răng. Sau đó bác sĩ sẽ lắp Abutment và chụp mão sứ lên.
Phương pháp trồng răng này được các chuyên gia đánh giá là tối ưu nhất bởi nó mang lại lợi ích to lớn và ưu điểm vượt trội:
– Cấu trúc răng 3 phần như răng thật gồm: Chân răng (trụ Implant), ngà răng (vít Abutment) và thân răng (mão sứ)
– Là phương pháp duy nhất có thể ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm.
– Răng giả có thể tồn tại độc lập trên cung hàm mà không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
– Bền chắc dài lâu, có thể vĩnh viễn.
– Khôi phục 99% chức năng ăn nhai và thẩm mĩ.
Nhược điểm duy nhất của trồng răng Implant là chi phí cao. Tuy nhiên, mức giá này cũng được coi là xứng đáng khi có thể đảm bảo trồng răng Implant xong, bạn vẫn có thể duy trì và giữ độ bền của trụ Implant đến trọn đời mà không cần phải làm lại sau một thời gian như hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ.
Trồng răng implant
So với những ưu điểm mà Implant mang lại thì hiển nhiên, cấy ghép Implant sẽ được các chuyên khoa nha khoa khuyên làm nhiều hơn.
Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này, người bệnh cũng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản về sức khỏe:
– Xương có đủ độ dày, cứng, nâng đỡ được trụ Implant. Trường hợp xương mỏng, bị tiêu bớt, không đủ tiêu chuẩn thì có thể thực hiện ghép xương trước.
– Đủ 18 tuổi, xương hàm được phát triển hoàn toàn
– Sức khỏe tốt, nếu có bệnh nền mãn tính như huyết áp cao, máu khó đông, tim mạch, tiểu đường… cần báo ngay với bác sĩ để được lên phác đồ trồng răng Implant an toàn nhất.
👉👉👉 VIDEO Trồng răng Implant và Cầu răng sứ loại nào tốt hơn?
Sau khi trồng răng, người bệnh có thể ăn nhai luôn được nhưng nên ăn nhẹ nhàng, ăn đồ mềm, lỏng. Sau khoảng 3 – 5 ngày thì người bệnh có thể ăn nhai bình thường.
Trồng răng bằng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ thì có thể niềng được. Tuy nhiên, nếu cấy ghép Implant thì không thể niềng được.
Vì trụ Implant đã được cố định trong xương hàm, việc di chuyển trụ sẽ có ảnh hưởng lớn đến xương hàm.
Trồng răng là sử dụng răng giả bằng nhựa hoặc sứ. Những loại răng này không có hiệu quả với thuốc tẩy trắng.
Do đó, sau khi trồng răng, bạn chỉ có thể tẩy trắng các răng thật còn lại.
Tùy phương pháp trồng răng mà chi phí sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng giá trồng răng để bạn tham khảo.
Bảng giá trồng răng giả bằng hàm tháo lắp
Trồng răng tháo lắp với nhiều mức giá
Bảng giá trồng răng giả bằng cầu răng sứ
Chi phí cần làm = giá 1 răng X số lượng răng
Bảng giá trồng răng với cấy ghép Implant
Bảng giá trồng răng toàn hàm với Implant All On
Bảng giá trồng răng toàn bộ hàm
Những thông tin cơ bản về phương pháp trồng răng giả kể trên hi vọng có thể giúp bạn có lựa chọn sáng suốt. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khi tìm hiểu về phương pháp khôi phục răng mất, vui lòng liên hệ ngay nha khoa hoặc gửi tình trạng để được tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×