Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách cầm máu sau khi nhổ răng nhanh và an toàn

Cầm máu khi nhổ răng rất đơn giản: cố định băng gạc, hạn chế tác động lên vết mổ, không hút thuốc, nghỉ ngơi thoải mái và có thể sử dụng thuốc cầm máu do bác sĩ kê đơn. Trong hầu hết trường hợp, những biện pháp trên sẽ cầm máu ngay chỉ sau từ 10 đến 15 phút.

I/ Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng

Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng có thể là do nhiều yếu tố, và để giảm thiểu tình trạng này bạn cần cầm máu khi nhổ răng ngay sau đó. Việc không xử lý nhanh chóng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm.

Một số nguyên nhân gây chảy máu khi nhổ răng bao gồm: viêm nhiễm và các bệnh lý răng miệng, sự tổn thương mạch máu tại niêm mạc, việc loại bỏ răng khôn, nhổ răng không đúng kỹ thuật, tách nướu quá sâu, mắc các căn bệnh như u máu xương hàm, giảm tiểu cầu, hemophilia, vận động và nhai mạnh sau khi nhổ, cơ thể bị thiếu vitamin C hoặc phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, và xương ổ răng có mô hạt nhiễm trùng hoặc dị vật rơi vài hoặc nang răng.

Thường thì chảy máu sẽ dừng lại sau khoảng 30-60 phút và nếu vẫn chảy máu sau một ngày, bạn cần thăm khám và được điều trị thích hợp.

Nguyên nhân xảy ra chảy máu khi nhổ răng

Nguyên nhân xảy ra chảy máu khi nhổ răng

II/ Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng?

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng chảy máu tại vị trí nhổ, bác sĩ sẽ kê thuốc để cầm cầm máu khi nhổ răng cụ thể về cả liều lượng và cách dùng.

Nếu hiện tượng máu chảy ít, bạn có thể dùng bông gạc cắn chặt vào vị trí nhổ để cầm máu tạm thời. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy, bạn có thể sử dụng thêm thuốc cầm máu theo chỉ dẫn của bác sĩ để xử lý nhanh chóng tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu thấy máu vẫn không ngừng chảy sau khoảng 1 ngày, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa đã thực hiện để được bác sĩ thăm khám và giải quyết tình trạng này.

Tránh việc tự ý sử dụng thêm những loại thuốc khác vì tương tác của các loại thuốc với nhau có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Uống thuốc cầm máu theo bác sĩ chỉ định

Uống thuốc cầm máu theo bác sĩ chỉ định

III/ Vết thương sau khi nhổ răng hồi phục thế nào?

Sau quá trình nhổ răng, vị trí nhổ sẽ xuất hiện cục máu đông để bịt kín lại vết thương, giúp việc cầm máu hiệu quả hơn. Trong khoảng 1-2 ngày đầu, cục máu đông có hiện tượng rỉ huyết tương màu vàng nhạt, đây là hiện tượng hết sức bình thường nên bạn không cần lo lắng.

Trong 1-2 tuần sau, cục máu đông sẽ tạo thành khung lưới sợi tế bào chắc chắn để bịt lại lỗ nhổ răng. Lúc này, vị trí nhổ không còn chảy máu hay bị rỉ huyết tương nữa, các tế bào mô sẽ liên kết thành lớp màng niêm mạc mới có màu vàng nhạt.

Đây vẫn là thời điểm còn nhạy cảm, chỉ cần bạn chạm mạnh tay hoặc đánh răng quá mạnh khiến lớp niêm mạc bị gạt ra cũng khiến quá trình liền vết thương bị chậm lại và tạo thành lớp niêm mạc mới.

Trong trường hợp vết thương tại vị trí nhổ không xuất hiện tình trạng viêm tấy đỏ hay đau nhức, bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.

Ổ răng được che lấp bằng cục máu đông và lành dần

Ổ răng được che lấp bằng cục máu đông và lành dần

IV/ 6 Lưu ý cầm máu khi nhổ răng hiệu quả

Bạn nên “bỏ túi” 6 lưu ý sau để thực hiện việc cầm máu sau khi nhổ răng đạt hiệu quả cao, cũng như đẩy nhanh tốc độ hồi phục tại vị trí nhổ.

1. Cố định băng gạc tại vị trí nhổ răng

Khi quá trình nhổ răng kết thúc, bác sĩ sẽ cho bạn cắn một miếng băng gạc để cầm máu khi nhổ răng. Điều này giúp thấm bớt máu từ vết thương chảy ra và giúp máu đông lại nhanh hơn. Cụ thể, thao tác đó được thực hiện như sau:

Dùng miếng băng gạc sạch, cuộn tròn lại và gấp thành hình vuông, giúp băng gạc cố định hơn.

Làm ẩm băng gạc và đặt vào vị trí răng vừa nhổ khoảng 45-60 phút.

Đảm bảo để gạc luôn ở đúng vị trí và có thể tạo áp lực vào vị trí nhổ răng.

Ngoài ra, có một cách khác để bạn cầm máu hiệu quả sau khi nhổ răng, đó là sử dụng túi lọc trà thay cho băng gạc. Trong túi lọc trà có axit tannic có khả năng thúc đẩy tốc độ hình thành cục máu đông.

Làm ẩm túi lọc trà

Đặt túi lọc vào vị trí nhổ

Cắn giữ túi lọc ở đúng vị trí trong vòng 45-60 phút.

Cố định băng gạt vào vị trí nhổ

Cố định băng gạt vào vị trí nhổ

2. Không tác động lên cục máu đông tại vị trí nhổ

Tình trạng cục máu đông xuất hiện tại vị trí nhổ là dấu hiệu tích cực trong quá trình phục hồi. Do đó, bạn hãy cẩn thận để không làm cục máu đông bị vỡ ra trong vòng 24h đầu, giúp máu đông giữ nguyên và để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

Không súc miệng quá mạnh hay khạc nhổ

Không dùng ống hút vì nó có thể tạo áp lực vào cục máu đông

Tránh tình trạng hắt hơi và xì mũi khi miệng đang mở

Tránh chơi các loại nhạc cụ có dùng miệng trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng như kèn, sáo, …

Không tác động lên cục máu đông

Không tác động lên cục máu đông

3. Chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp cầm máu sau khi nhổ răng

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn để vết thương mau lành. Bạn nên nắm được một số nguyên tắc quan trọng trong 1-2 ngày sau khi vừa nhổ răng để việc cầm máu trở nên hiệu quả hơn:

Không nên làm việc quá nặng hay tập thể dục quá sức.

Không cúi người hoặc khiêng đồ quá nặng.

Kê gối nằm cao hơn tim khi ngủ hoặc trong lúc nghỉ ngơi để kiểm soát tình trạng chảy máu cũng như cho huyết áp ổn định hơn.

Nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp

4. Không hút thuốc sau quá trình nhổ răng kết thúc

Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, vết thương mau lành lại hơn, bạn không nên hút thuốc. Vì hút thuốc có thể gây ra những biến chứng nặng, khiến vết thương ra nhiều máu hơn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng.

Chính vì thế, bạn nên tránh hút thuốc trong 48h sau khi nhổ răng, và tốt hơn hết nên cố gắng hút càng ít càng tốt sau đó.

5. Chế độ ăn uống hỗ trợ cầm máu khi nhổ răng

Chế độ ăn uống hợp lý cũng là một điều cần lưu ý trong quá trình cầm máu khi nhổ răng. Điều này sẽ giúp việc hình thành cục máu đông nhanh hơn, giúp vết thương mau lành.

Chỉ tiêu thụ thức ăn dạng lỏng và mềm trong vòng 24h đầu sau quá trình nhổ răng.

Nhai thức ăn chậm rãi, nhẹ nhàng và nhai kỹ.

Không nhai kẹo cao su và không dùng bia rượu.

Tránh các loại thức ăn cứng hoặc giòn, vì chúng gây tổn thương vào vết thương tại vị trí nhổ, xảy ra tình trạng chảy máu trầm trọng.

Tránh dùng các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh.

6. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là hoạt động quan trọng thường ngày, đặc biệt khi vừa nhổ răng xong, hàm răng đang vô cùng nhạy cảm nên bạn cần chú ý vệ sinh đúng cách. Trong thời điểm 1-2 ngày sau khi nhổ, bạn không nên dùng bàn chải đánh răng, thay vào đó hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh.

Sau đó, có thể sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng thật nhẹ nhàng và nên tránh vị trí mới nhổ răng để không làm vỡ cục máu đông. Đồng thời kết hợp sử dụng nước muối sinh lý súc miệng và tuân thủ các bước vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Việc uống thuốc cầm máu khi nhổ răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn, tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ lời dặn của bác sĩ để sử dụng với liều lượng phù hợp. Đồng thời chú ý đến việc sinh hoặc và cách chăm sóc hàng ngày, để nhanh hồi phục và có thể ăn uống như bình thường.

Vệ sinh và bảo vệ ổ răng cẩn thận

Vệ sinh và bảo vệ ổ răng cẩn thận

V/ Các loại thuốc cầm máu sau nhổ răng tốt nhất

Để tránh viêm nhiễm, biến chứng và là cách cầm máu sau khi nhổ răng tốt nhất các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Sau đây Phurangsu.vn sẽ giới thiệu 1 số loại thuốc được ưa chuộng và sử dụng nhiều để cầm máu:

Thuốc cầm máu Calci clorid

Calci clorid có tác dụng làm hình thành và giữ cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch, cầm máu. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng, cân bằng lượng axit trong máu.

Đặc điểm của loại thuốc này là không màu, không mùi, vị chát, hơi đắng, tan nhanh trong nước, dễ hút ẩm. Nên uống 2 – 4 gram/ngày và uống cách quảng 3 – 4 ngày/lần. Ngoài tác dụng cầm máu khi nhổ răng thuốc còn được chỉ định trong những trường hợp như trẻ chậm lớn, chậm mọc răng, co giật do thiếu axit trong máu.

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp như:

Người có axit trong máu tăng cao, huyết áp cao

Người đang sử dụng thuốc có thành phần Digitalis

Người có bệnh hoặc tiền sử bệnh sỏi thận, sỏi mật

Sử dụng thuốc Calci Clorid để cầm máu khi nhổ răng

Sử dụng thuốc Calci Clorid để cầm máu khi nhổ răng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

Cách cầm máu sau khi nhổ răng bằng thuốc Acid tranexamic

Đây là thuốc cầm máu răng gián tiếp, có màu trắng, tan trong nước và thuốc cầm máu bằng cách ngăn sự phân hủy của fibrin. Thuốc ngoài được chỉ định cầm máu trong và sau khi nhổ răng thì còn có tác dụng cầm máu trong khi chảy máu cam, chấn thương do tai nạn và rong kinh…

Vì thuốc này có tác dụng phụ hạ huyết áp, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa nên những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc này như 1 cách cầm máu sau khi nhổ răng:

Phụ nữ có thai

Người có tiền sử bệnh máu đông, tắc mạch máu

Người đang sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen

Người xuất huyết não, có bệnh về thần kinh

Thuốc Acid tranexamic

Thuốc Acid tranexamic

Thuốc Carbazochrom cầm máu sau khi nhổ răng

Thuốc Carbazochrom cũng là 1 loại thuốc có tác dụng cầm máu gián tiếp. Thuốc có tác dụng làm tăng bền thành mạch và ngăn ngừa thẩm thấu máu qua mao mạch. Bạn có thể uống 10 – 30 mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Liều lượng có thể thay đổi theo tuổi tác, mức độ chảy máu răng.

Ngoài ra thuốc này còn có thể xảy ra 1 số tác dụng phụ như chán ăn, đầy hơi khó tiêu, phản ứng giống sốc thuốc như đau đầu, choáng váng…

Thuốc Carbazochrome hỗ trợ cầm máu tốt

Thuốc Carbazochrome hỗ trợ cầm máu tốt

Trên đây chỉ là gợi ý 1 số thuốc cầm máu sau khi nhổ răng mà bạn có thể tham khảo. Những loại thuốc này thường chỉ được bán theo đơn của bác sĩ. Bạn không nên tùy tiện mua và sử dụng thuốc tùy tiện vì chúng thường có các tác dụng phụ. Chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu sau nhổ răng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map