Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thăm khám nha khoa định kỳ. Nếu như không tuân thủ các vấn đề trên thì không chỉ thẩm mỹ mà ngay cả sức khỏe răng nướu cũng không đảm bảo.

1. Tại sao phải chăm sóc răng sau khi tháo niềng

Chăm sóc răng sau khi tháo niềng là một nhiệm vụ rất quan trọng, bởi cách bạn chăm sóc như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ thẩm mỹ và tuổi thọ hàm răng của bạn trong tương lai.

Sau khi tháo niềng, răng nướu của bạn vẫn còn yếu, nhạy cảm nên dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng nếu như chăm sóc sai cách.

Do đó, việc chăm sóc răng hàng ngày cần cẩn thận, khoa học giúp giữ cho răng của bạn luôn khỏe mạnh và tránh được các ảnh hưởng không tốt, hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng nướu.

Tại sao phải chăm sóc răng sau khi tháo niềng

Chăm sóc răng sau khi tháo niềng là việc rất quan trọng

2. Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần phải tập trung vào các vấn đề như vệ sinh răng miệng đúng cách, đeo hàm duy trì, hạn chế thói quen xấu…

2.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách chính là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn luôn cần phải chú trọng đến.

Trên thực tế, có rất nhiều người hàng ngày vẫn chải răng, súc miệng nhưng vẫn chưa thực hiện đúng cách. Vì thế nên răng nướu vẫn không được làm sạch và lâu dần sẽ tích tụ cặn bẩn, mảng bám dẫn đến các hệ lụy không tốt.

Để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hiệu quả sau khi tháo niềng bạn cần chú ý đến những điều sau:

  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày và mỗi lần chải răng tối thiểu 2 – 3 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng nhằm tránh gây ra các ảnh hưởng không tốt tới bề mặt răng.
  • Sau khi đánh răng xong đừng quên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các sản phẩm chuyên dụng nhằm loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Nhằm tăng hiệu quả làm sạch đừng quên dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn, mảng bám trong từng kẽ răng.
  • Khi chải răng bạn nên chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tuyệt đối không nên chải theo chiều ngàng vì dễ khiến men răng bị trầy xước, tổn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong.
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

2.2. Đeo hàm duy trì sau khi niềng

Dù đã tháo niềng thì hành trình chỉnh nha của bạn vẫn chưa thực sự kết thúc vì răng vẫn có thể bị di chuyển, trở nên xô lệch, chen chúc nghiêm trọng hơn ban đầu.

Theo đó, đeo hàm duy trì là một phương pháp để cố định răng tại đúng vị trí và tránh tình trạng cung hàm bị xô lệch sau khi tháo niềng.

Hiện tại có hai loại hàm duy trì là loại cố định và tháo lắp. Trong đó, hàm duy trì cố định sẽ được lắp ở phía mặt sau của răng nên khi sử dụng bạn cần chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng. Còn hàm tháo lắp sẽ có hai kiểu là kim loại và nhựa trong suốt, khi sử dụng bạn có thể tự mình tháo và lắp một cách dễ dàng.

Thông thường sau khi tháo niềng bạn sẽ cần đeo hàm duy trì từ 6 -12 tháng, tất nhiên tùy theo từng tình trạng của khách hàng bác sĩ sẽ chỉ định thời gian sử dụng cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

2.3. Hạn chế các thói quen xấu

Sau khi tháo niềng răng, có một số thói quen xấu mà bạn nên tránh để giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe của răng miệng.

Mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, cắn bút… là những thói quen không tốt đối với hàm răng của bạn, nhất là khi vừa tháo niềng. Vì chúng có thể gây mòn men răng, nứt răng và thậm chí là khiến răng di chuyển về vị trí cũ.

Hút thuốc lá: Các độc tố có trong thuốc lá sẽ khiến sức khỏe răng nướu bị giảm sút, gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng và còn răng bị ố vàng.

Dùng răng để mở nắp hộp, chai: Răng của bạn sau khi tháo niềng sẽ đều, đẹp hơn nhưng bạn tuyệt đối không nên dùng chúng như một công cụ để mở nắp hộp, chai vì như vậy sẽ tạo ra lực tác động rất lớn và có khả năng khiến răng bị tổn thương.

Hạn chế các thói quen xấu

Hạn chế các thói quen xấu

2.4. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp

Trong khoảng thời gian đầu sau khi tháo niềng, hàm răng của bạn vẫn chưa thực sự ổn định, hơn thế khi đang chỉnh nha có lẽ việc ăn uống của bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy nên đây chính là thời điểm bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp nhất.

Hơn thế, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp sau tháo niềng còn giúp giữ sức khỏe của răng và giúp cho quá trình hồi phục được thuận lợi hơn.

Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất: Các loại hạt, ngũ cốc, thịt gia cầm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu khoáng chất, vitamin có tác dụng bảo vệ cũng như tăng cường sức khỏe của răng nướu.

Ăn nhiều rau củ quả: Đây là nguồn dưỡng chất rất tốt cho răng miệng. Đặc biệt trong rau xanh, trái cây còn chứa nhiều loại vitamin giúp cho răng nướu chắc khỏe, trắng sáng hơn.

Tránh ăn quá nhiều đường và thực phẩm có tính axit cao: Ăn quá nhiều đường và các thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến men răng bị tổn thương, mài mòn, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng.

Uống nhiều nước lọc: Mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước vừa tránh được tình trạng khô miệng vừa giúp loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa, cặn bẩn trong miệng.

2.5. Thăm khám nha khoa định kỳ

Cuối cùng, ngay cả khi quá trình niềng răng đã kết thúc thì bạn vẫn cần phải thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi sự ổn định của răng cũng như đảm bảo sức khỏe răng nướu luôn trong tình trạng tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc thăm khám nha khoa định kỳ có thể giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện và chữa trị bất kỳ vấn đề nào từ sớm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ

3. Những thắc mắc thường gặp sau khi tháo niềng

Ngoài vấn đề chăm sóc răng như thế nào, thì ắt hẳn sau khi tháo niềng bạn vẫn còn rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp như niềng răng xong có bị chạy lại không hay có phải đeo hàm duy trì cả đời không.

3.1. Niềng răng xong có bị chạy lại không

Tình trạng răng bị chạy lại vị trí cũ sau khi niềng xong vẫn có thể xảy ra, nhưng nguyên nhân phần lớn là do mọi người không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng sai cách.

Tất nhiên, nếu bạn tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và đi thăm khám răng hàng tháng, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ răng bị chạy lại sau khi tháo niềng.

Ngoài ra, việc đeo hàm duy trì sau chỉnh nha cũng là một trong những giải pháp giúp giữ răng ở vị trí chính xác. Nhưng giải pháp đó cần phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài và có thể có một số tình trạng khó chịu nhất định.

3.2. Có phải đeo hàm duy trì cả đời không

Phần lớn mọi người sau khi niềng chỉ cần đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, vẫn có một số rất ít trường hợp phải đeo đến trọn đời vì tình trạng răng quá yếu.

Nhìn chung, thời gian sử dụng hàm duy trì sau niềng răng sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.

Những thắc mắc thường gặp sau khi tháo niềng

Những thắc mắc thường gặp sau khi tháo niềng

Với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng được chia sẻ rất chi tiết trong bài, ắt hẳn đã giúp bạn “bỏ túi” cho mình thật nhiều điều hữu ích. Thực chất, việc chăm sóc răng khi đã kết thúc quá trình chỉnh nha không hề khó chút nào. Chỉ cần bạn chú ý đôi chút và áp dụng những hướng dẫn của chúng tôi như trên thì mọi thứ sẽ diễn ra một cách thuận lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun trong niềng răng là khí cụ chỉnh nha giúp răng sớm dịch chuyển về vị trí cân đối và cải thiện những khuyết điểm. Khí cụ này

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Niềng răng tiếng anh là gì? Các mẫu câu trao đổi với nha sĩ

Niềng răng tiếng anh là gì? Các mẫu câu trao đổi với nha sĩ

Niềng răng Tiếng Anh là gì? 2 từ được được dùng để diễn đạt ý nghĩa tiếng Anh của từ niềng răng là “Braces” và

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map