Các yếu tố như chải răng quá mạnh, xỉa răng, viêm nhiễm, vệ sinh răng miệng kém, mảng bám tích tụ góp phần gây ra chảy máu chân răng. Xác định được nguyên nhân gây chảy máu chân răng là chìa khóa để xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Khi đó bạn có thể thực hiện theo những cách chữa chảy máu chân răng dưới đâ
Nếu chưa có thời gian đi khám nha khoa, bạn hãy thử áp dụng 1 số cách chữa chảy máu chân răng tại nhà
Trà xanh làm một loại thức uống có tính kháng khuẩn cực cao, giúp thanh nhiệt, xoa dịu viết thương, viêm nhiễm hiệu quả được nhiều người ưa chuộng. Nhờ các thành phần có tính sát khuẩn cực cao trong lá trà xanh sẽ giúp cho các tổn thương được xoa dịu, ngăn chặn viêm nhiễm và ngừng chảy máu chân răng.
Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả với trà xanh và mật ong
Cách thực hiện hết sức đơn giản:
Lá trà xanh tươi đem rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn
Cho lá trà vào ấm sạch rồi hãm cùng nước sôi.
Rót trà ra một chén nhỏ và hòa thêm một chút mật ong.
Ngậm dung dịch trên trong miệng khoảng 2 phút rồi uống.
Thực hiện phương pháp trên 3-4 lần mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng và giúp thuyên giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Hoa cúc vàng từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc nam giúp thanh lọc cơ thể, và điều trị một số bệnh lý răng miệng rất tốt. Nhờ tính kháng khuẩn cao mà hoa cúc vàng có thể tiêu diệt vi khuẩn vùng tổn thương, làm dịu vùng viêm nhiễm và ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng.
Cách chữa chảy máu chân răng bằng hoa cúc vàng cho hiệu quả
Bạn có thể tự chữa chảy máu chân răng bằng hoa cúc vàng dễ dàng tại nhà theo cách sau:
Rửa một nắm hoa cúc vàng cho sạch, nhưng tránh làm nát hoa
Đem giã chỗ hoa đã chuẩn bị để lấy nước cốt
Sau đó thấm tăm bông vào nước cốt này và chấm lên vùng nướu và xunh quanh chân răng đang chảy máu.
Chỗ nước cốt còn lại có thể đem pha với nước ấm rồi uống hằng ngày sẽ rất tốt.
Thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 1-2 tuần để phương pháp phát huy hiệu quả.
Dầu đinh hương được nhiều người sử dụng như một loại thảo dược quý giúp điều trị các bệnh về răng miệng, giảm đau… Nhờ khả năng gây tê, kháng khuẩn cao lại cực kỳ lành tính nên chúng rất được ưa chuộng để chữa đau răng miệng, nhất là chảy máu chân răng.
Cách chữa chảy máu chân răng bằng dầu đinh hương hữu hiệu
Thực hiện cách chữa chảy máu chân răng bằng tinh dầu đinh hương rất đơn giản:
Bạn bôi dầu đinh hương lên toàn bộ phầm mô xung quanh chân răng và vùng chảy máu để làm vết thương xe lại.
Bạn cũng có thể nhai lá đinh hương để giúp giảm đau, diệt khuẩn vùng chảy máu chân răng rất tốt.
Đây là cách chữa chảy máu chân răng đơn giản nhất, nhưng hiệu quả của nó thì vô cùng cao. Bởi muối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Bằng cách súc miệng với nước muối một cách nhẹ nhàng hằng ngày, sẽ chấm dứt được tình trạng chảy máu chân răng và ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối là cách chữa chảy máu chân răng đơn giản mà hiệu quả
Chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh viêm nướu, sức đề kháng của răng miệng cũng kém đi, cấu trúc răng cũng đang bị khá hủy bởi vi khuẩn. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh và nhiều người thường nghĩ ngay tới loại thuốc chữa bệnh chảy máu chân răng tức thời.
Thuốc kháng sinh Spiramycin và Metronidazole là tổ hợp thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng răng miệng.
Cách dùng
Người lớn uống 4-6 viên mỗi ngày, chia làm 2-3 lần
Trẻ em uống 2 viên/ 2 lần mỗi ngày và uống sau khi ăn.
Cách chữa chảy máu chân răng bằng thuốc kháng sinh Spiramycin và Metronidazole
Một số tác dụng phụ
Tuy các tác dụng phụ rất ít gặp, nhưng không phải là không có. Ở những cơ địa nhạy cảm, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Rối loạn tiêu hóa
Nổi mề đay, phát ban toàn thân
Cảm giác có vị kim loại trong miệng, gây khô miệng, chán ăn
Có trường hợp sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, co giật, viêm tuyến tụy…
Nước tiểu có màu nâu đỏ do các sắc tố tan trong nước tự phân hủy của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Hỏi bác sỹ nếu như bạn đang sử dụng một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác.
Không sử dụng nếu dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Đây là một loại thuốc chống phù nề dạng viên được sử dụng nhiều trong điều trị chảy máu chân răng, sau chấn thương và phẫu thuật. Thuốc cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm, phù nề…
Cách dùng:
Để uống: 6 viên mỗi ngày chia làm 3 lần uống.
Để ngậm dưới lưỡi: mỗi ngày dùng từ 4-6 viên, ngậm cho thuốc tan từ từ ở dưới lưỡi.
Cách chữa chảy máu chân răng bằng thuốc Alphachymotrypsin
Tác dụng phụ:
Nếu cơ địa nhạy cảm, bạn có thể mắc một số tác dụng phụ sau khi dùng thuốc:
Đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn nếu dùng nhiều.
Nóng mặt, đau mắt và cơ thể.
Có thể gây phát ban, nổi mề đay, đỏ da nếu uống liều cao.
Lưu ý khi sử dụng:
Thân trọng với bệnh nhân bị: Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc kháng đông, sắp phẫu thuật, dị ứng với protein, bị viêm dạ dày…
Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thận trọng với những người có vết thương hở hoặc đục nhãn mắt bẩm sinh.
Xử lý kịp thời tại trung tâm y tế nếu uống quá liều…
Mặc dù, những loại thuốc trên được bác sĩ sử dụng trong điều trị chảy máu chân răng nhưng không phải ai dùng thuốc bệnh cũng khỏi. Hơn nữa, chúng tiềm ẩn nhiều nguy hại như tác dụng phụ, uống thuốc quá liều, nhờn thuốc gây nhiều bất lợi cho bệnh nhân.
Muốn chữa bệnh phải chữa tận gốc, tìm ra và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh mới là cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng. Bởi vậy, nếu tình trạng chảy máu chân răng không thuyên giảm và xảy ra thường xuyên, hãy đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các cách chữa chảy máu chân răng bằng phương pháp dân gian hay thuốc tây đều chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể chữa dứt điểm được bệnh. Nếu muốn khắc phục triệt để tình trạng này, tốt hơn hết bạn nên nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tìm cách điều trị bệnh chảy máu chân răng triệt để.
Đa số, chảy máu chân răng là do vi khuẩn ở mảng bám trên răng hoạt động mạnh tấn công gây tổn thương các mô xung quanh răng gây ra. Bởi đó, lấy cao răng chính là cách loại bỏ tận gốc căn nguyên gây chảy máu chân răng.
Lấy cao răng là cách chữa chảy máu chân răng triệt để tận gốc
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các vấn đề:
Nếu bạn bị chảy máu chân răng do mắc các bệnh viêm nhiễm trong miệng, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị dứt điểm bệnh lý. Tình trạng chảy máu chân răng sẽ chấm dứt khi bệnh được điều trị triệt để.
Đối với những người mắc bệnh lí cơ thể như tiểu đường, tim mạch, bệnh tiêu hóa, gan, thận,… cần chữa khỏi các bệnh lí này trước thì tình trạng chảy máu chân răng cũng hết.
Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để chữa bệnh chảy máu chân răng. Bởi, một địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo cho bạn được các yếu tố:
Bác sĩ giỏi có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm
Công nghệ tân tiến, hiện đại vô cùng an toàn
Đảm bảo khâu vô trùng 100%, tránh gây lây nhiễm chéo các bệnh lý
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng
Chi phí điều trị phù hợp với kết quả nhận được.
Chảy máu chân răng nếu không chữa kịp thời có thể gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng, hỏng răng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là
Chảy máu chân răng ung thư là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là tình trạng vùng nướu bị chảy máu khi đánh
Chảy máu chân răng hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,… Tuy nhiên, trong một vài
Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bạn có thể bị chảy máu ở chân răng ngay sau
Đánh răng bị chảy máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, có thể do mảng bám, cao răng, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải lông
Chảy máu chân răng hàm trên thường là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu… Bên cạnh đó,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×