Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp 10 cách giảm đau khi trẻ mọc răng giúp bé dễ chịu

Những cách giảm đau khi trẻ mọc răng được nhiều người áp dụng là: cho trẻ ăn đồ mát, sử dụng đậu xanh, trà hoa cúc, thức ăn mềm, nước lá hẹ, massage nướu, tắm nước ấm, ngậm vú giả, tắm nước ấm và cho uống thuốc giảm đau. Những phương pháp trên sẽ giúp trẻ bớt đau nhức, khó chịu khi mọc răng đồng thời cũng phần nào giúp răng mọc dễ dàng hơn.

1. Cho bé dùng đồ ăn mát

Trong quá trình mọc răng sữa, trẻ thường gặp phải những tình trạng đau nhức và khó chịu ở nướu. Khi đó, cha mẹ hãy cho trẻ ăn các thực phẩm mát như sinh tố hoa quả, sữa chua, táo nghiền… Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu nướu và làm giảm cơn đau nhức răng nhanh chóng.

Tuy nhiên, trẻ em có sức đề kháng kém nên rất dễ bị viêm họng khi ăn nhiều đồ lạnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Do đó, khi lấy thực phẩm ra từ tủ lạnh, bạn nên đợi khoảng vài phút trước khi cho trẻ ăn để tránh làm tổn thương tới họng.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn đồ mát khi mọc răng

Cha mẹ nên cho trẻ ăn đồ mát khi mọc răng

2. Cách giảm đau khi trẻ mọc răng bằng đậu xanh

Sử dụng đậu xanh cũng là một phương pháp được nhiều cha mẹ áp dụng để giúp bé vượt qua “khủng hoảng” khi mọc răng sữa. Đặc biệt, đậu xanh cực kỳ an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác hại nào tới sức khỏe của trẻ.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 50g đậu xanh đem đi rửa sạch.

Bước 2: Đun đậu xanh với khoảng 1 lít nước sạch trong vòng 15 – 20 phút.

Bước 3: Đợi đến khi nước đậu xanh nguội, bạn lấy một miếng bông sạch, thấm vào nước và massage nhẹ nhàng vùng răng và nướu của trẻ.

Nước đậu xanh có công dụng làm mát, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, đậu xanh còn thanh nhiệt giải độc rất tốt, ngăn ngừa tình trạng sốt cao ở trẻ khi mọc răng sữa.

3. Sử dụng trà hoa cúc hạ bớt cơn đau

Trong trà hoa cúc có chất làm mát, kháng khuẩn và tiêu viêm nên giúp giảm bớt hiện tượng đau nhức do mọc răng sữa ở trẻ nhanh chóng. Đầu tiên, bạn cần cho trà hoa cúc vào tủ lạnh để ướp lạnh. Sau đó, bạn xoa trực tiếp ngón tay đã nhúng trà lên vị trí răng đang mọc. Hơi lạnh kết hợp với các thành phần trong trà hoa cúc sẽ làm tê liệt dây thần kinh, giúp xoa dịu cơn đau tạm thời.

Tuy nhiên, hiện trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán sản phẩm trà hoa cúc. Để tránh trường hợp trẻ bị kích ứng, bạn nên chọn mua trà ở những đơn vị đáng tin cậy. Trà cần nguyên chất và không được pha trộn với bất kỳ thành phần nào khác.

Trà hoa cúc giúp giảm bớt cơn đau răng

Trà hoa cúc giúp giảm bớt cơn đau răng

4. Cho bé ăn thức ăn mềm

Khi trẻ mọc răng, nướu sẽ bị tách ra để răng nhú lên trên. Do đó, nướu răng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Đặc biệt, nếu như cha mẹ cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, rắn thì bé sẽ bị đau nhiều và quấy khóc hơn. Thay vì thế, phụ huynh nên cho bé dùng những món ăn mềm như: sữa, mì ống, khoai tây nghiền, quả bơ… Trẻ vẫn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không cần phải nhai quá nhiều.

Phụ huynh nên cho trẻ ăn món ăn mềm khi mọc răng như khoai tây nghiền, cháo

Phụ huynh nên cho trẻ ăn món ăn mềm khi mọc răng như khoai tây nghiền, cháo..

5. Massage nướu cho bé

Massage nướu nhẹ nhàng cũng là một mẹo giúp trẻ giảm đau nhức khi mọc răng được nhiều cha mẹ áp dụng. Bạn nên sử dụng một ít bông gòn sạch thấm nhẹ nhàng trong nước mát và xoa nhẹ nhàng lên phần nướu. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đầu ngón tay massage vị trí răng sắp mọc trong khoảng vài phút. Tuy nhiên, bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh trường hợp nướu bị kích ứng, nhiễm khuẩn…

6. Tắm cho bé bằng nước ấm

Bạn nên sử dụng nước ấm tắm cho trẻ đang mọc răng sữa. Nước ấm giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái và làm máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, cơn đau nhức sẽ được thuyên giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, trong quá trình tắm, các mẹ cũng nên sử dụng gạc mềm để vệ sinh răng miệng cho bé. Khi răng sữa mọc, nướu tách ra và tạo thành một vết thương nhỏ. Nếu như không vệ sinh miệng cẩn thận, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết thương, gây viêm nhiễm và sốt cao.

7. Cách giảm đau khi trẻ mọc răng bằng lá hẹ

Trong đông y, lá hẹ là một loại thảo dược có công dụng kháng viêm và diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Việc sử dụng lá hẹ không chỉ giảm bớt cơn đau nhức răng mà còn hạ sốt do mọc răng ở trẻ.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lựa chọn vài chiếc lá hẹ tươi đem đi rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Cho lá hẹ vào máy để xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.

Bước 3: Lấy một miếng bông sạch, thấm vào nước lá hẹ và xoa nhẹ lên phần răng và lợi của bé.

Do lá hẹ có vị cay nên khi thực hiện bé có thể quấy khóc. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi lá hẹ rất lành tính và không gây hại gì tới các bộ phận trong khoang miệng của bé. Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh, các mẹ có thể đổ trực tiếp nước nóng vào lá hẹ trước khi đem đi xay nhuyễn.

Lá hẹ giúp giảm đau khi mọc răng cách giảm đau khi trẻ mọc răng

Lá hẹ giúp giảm đau khi mọc răng

8. Ngậm núm vú giả khiến trẻ quên đi cơn đau

Những cơn đau nhức khi mọc răng sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường. Khi đó, cha mẹ có thể cho trẻ ngậm núm vú giả để giảm bớt cảm giác khó chịu. Ngoài ra, để tăng hiệu quả giảm đau, các mẹ có thể ngâm ti giả trong nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Hơi lạnh tỏa ra sẽ giúp nướu dịu lại và giảm cơn đau nhức.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên chọn mua núm vú giả ở những cơ sở uy tín. Ti giả cần được làm từ chất liệu tốt, có độ đàn hồi và độ dẻo cao.

Trẻ ngậm núm vú giả

Trẻ ngậm núm vú giả

9. Bôi gel giảm đau cho trẻ

Trong trường hợp bé liên tục quấy khóc do bị đau nhức răng, cha mẹ có thể sử dụng các loại gel giảm đau như Dentinox Gel N, Orajel, Dentinox… Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng quá nhiều bởi có thể khiến trẻ bị tê miệng và trở nên biếng ăn.

Trong trường hợp trẻ vẫn còn đang bú mẹ, phụ huynh không nên bôi trước mỗi cữ bú. Bởi khi đó, lợi sẽ bị tê, khiến cho bé gặp khó khăn khi bú sữa.

10. Uống thuốc giảm đau đúng liều cho trẻ em

Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên mà không có hiệu quả, bạn có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau. Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thuốc Acetaminophen. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể cho trẻ uống Ibuprofen để giảm sưng đau nướu răng. Tuy nhiên, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trong giai đoạn mọc răng sữa, tình trạng đau nhức nướu mà điều khó có thể tránh khỏi. Cha mẹ nên theo dõi và áp dụng các cách giảm đau khi trẻ mọc răng phù hợp để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách giảm đau khi trẻ mọc răng
Trẻ đi tướt mọc răng: Lịch trình và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Trẻ đi tướt mọc răng: Lịch trình và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Trên thực tế, khi mọc răng, có rất nhiều bé bị đi tướt. Đây là hiện tượng rất bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Cách chăm sóc bé lười ăn khi mọc răng

Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Cách chăm sóc bé lười ăn khi mọc răng

Trẻ mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên người ta quan sát thấy, hiện tượng bé bỏ ăn khi mọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ em thay bao nhiêu cái răng? Trình tự thay và lưu ý khi thay răng

Trẻ em thay bao nhiêu cái răng? Trình tự thay và lưu ý khi thay răng

Trong quá trình phát triển của em bé, mầm răng sữa bắt đầu hình thành từ khi chỉ mới 5 tuần trong bụng mẹ. Khi bé khoảng 6 tháng tuổi,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
8 Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh, bí quyết chăm sóc đúng cách

8 Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh, bí quyết chăm sóc đúng cách

Có không ít dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh như sốt nhẹ, bú kém hơn, từ chối ăn, chảy dãi liên tục, nổi ban,…. Quá trình mọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Trẻ mọc răng có bị tiêu chảy không? Nguyên nhân, cách điều trị

Trẻ mọc răng có bị tiêu chảy không? Nguyên nhân, cách điều trị

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Bỏ túi các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng cực hiệu quả

Bỏ túi các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng cực hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map