Với sự tiến bộ của nền nha khoa hiện đại, những người bị mất răng hoàn toàn có thể tự tin trở lại với kỹ thuật cắm ghép Implant. Đây là phương pháp phục hình răng toàn diện giúp mang lại khả năng ăn nhai cùng tính thẩm mỹ như răng thật. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm cắm ghép Implant là gì qua bài viết dưới đây.
Cắm ghép Implant là phương pháp dùng một trụ chân răng bằng Titanium đặt vào trong xương hàm ở vị trí răng đã mất. Trụ chân răng mới sẽ thay thế chân răng thật, sau đó dùng mão sứ gắn lên tạo thành răng hoàn chỉnh.
Cho đến nay, cấy Implant vẫn là phương pháp phục hình răng tiên tiến, mang lại hiệu quả cao nhất. Không chỉ có được vẻ ngoài tự tin, Implant còn giúp người bệnh khôi phục chức năng ăn nhai và ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng, tiêu xương hàm.
Cắm ghép Implant là gì
Thông thường, một chiếc răng Implant hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm 3 phần: trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ.
– Trụ Implant:
Trụ Implant có hình dạng tương tự như một chiếc đinh ốc, được làm bằng Titanium có độ tương thích cao với cơ thể. Khi đưa trụ vào xương hàm sẽ không xảy ra hiện tượng đào thải hoặc kích ứng. Trụ Implant có chức năng như chân răng thật, giúp nâng đỡ mão răng sứ bên trên.
– Khớp nối Abutment:
Khớp nối Abutment được làm từ chất liệu sứ hoặc kim loại, với thiết kế 2 đầu để kết nối trụ Implant với mão răng sứ tạo thành một thể thống nhất. Abutment sẽ được gắn cố định vào trụ Implant khi tế bào xương đã tích hợp với bề mặt trụ răng.
– Mão răng sứ:
Mão răng sứ có lõi rỗng, được thiết kế tỉ mỉ để úp vừa khít với trụ Implant. Mão răng được chế tác theo dấu răng từng người và có màu sắc, hình dạng, kích thước như răng thật.
Cấu tạo răng Implant
Là phương pháp phục hình răng hiệu quả, cắm ghép implant được khuyến khích thực hiện với các trường hợp sau:
– Người bị mất răng có xương hàm đủ điều kiện về thể tích, độ dày, mật độ xương,… để tiến hành cấy ghép
– Người bị mất 1 hoặc nhiều răng nhưng không muốn khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ
– Trường hợp mất răng nhưng chân răng bên cạnh không đủ vững chắc để làm trụ cầu
– Trường hợp mất nhiều răng hoặc toàn hàm, cần cắm ghép Implant để hạn chế tiêu xương hàm
Tuy nhiên, cắm ghép Implant chống chỉ định trong các trường hợp sau:
– Những đang mắc phải bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…
– Phụ nữ đang mang thai khi trồng răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi
– Trường hợp người bệnh đã từng thực hiện xạ trị xương hàm
– Trẻ nhỏ dưới 17 tuổi không nên cắm ghép Implant, bởi ở độ tuổi này xương hàm chưa phát triển hoàn toàn nên việc trồng răng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm
– Người tâm thần bị rối loạn, tâm lý luôn căng thẳng và lo lắng, không hợp tác với bác sĩ cũng không nên cấy ghép Implant
Cắm ghép răng Implant được đánh giá là phương pháp phục hồi răng tối ưu nhất hiện nay bởi những ưu điểm như an toàn cho cơ thể, cải thiện chức năng ăn nhai, tăng tính thẩm mỹ, ngăn ngừa tiêu xương hàm, hạn chế xâm lấn các răng khác và có tuổi thọ cao.
Ưu điểm đầu tiên của cắm ghép Implant đó chính là đặc tính an toàn của trụ răng. Các loại trụ Implant hiện nay hầu hết được chế tác từ Titanium nguyên chất. Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến trong y khoa và không gây hại gì cho cơ thể. Dù trong môi trường khoang miệng hay xương hàm, trụ Implant luôn ổn định và có khả năng tương thích sinh học cao.
Vì trụ răng được gắn cố định trong xương hàm nên răng Implant có khả năng chịu lực rất tốt, không bị hạn chế ăn nhai như hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Bạn có thể thoải mái thưởng thức những món ăn cứng, dai, nóng hay lạnh như răng thật.
Khi cắm ghép Implant, nướu sẽ bám sát vào phần cổ răng, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, hàm răng sẽ trở nên hài hòa. Khi nhìn vào, người đối diện sẽ không nhận ra được bạn đang dùng trụ răng. Hơn nữa, nhờ khả năng ngăn ngừa tiêu xương mà khuôn mặt, môi, má của bạn cũng không bị biến dạng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Biến chứng tiêu xương hàm thường xảy ra sau vài tháng mất răng nếu không phục hình lại răng.
Cắm ghép Implant là phương pháp duy nhất để ngăn chặn tiêu xương cùng nhiều vấn đề răng miệng khác sau khi mất răng. Qua đó hạn chế được tình trạng xô lệch hàm, lệch khớp cắn và lão hóa sớm. Đây chính là ưu điểm khi cắm ghép Implant cực quan trọng, bảo vệ đến sức khỏe về lâu dài mà bạn nên cân nhắc.
Cắm ghép Implant được thực hiện độc lập tại vị trí răng bị mất, hoàn toàn không xâm lấn hay tác động tới các răng kế cận nên sẽ giúp bảo tồn răng thật và hạn chế nguy cơ mất thêm răng tối đa.
Trụ Implant được đánh giá rất cao về tuổi thọ sử dụng lâu bền. Trung bình một ca cắm ghép Implant có thể sử dụng tới 15 – 25 năm, thậm chí trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách. Do đó, hạn chế phải can thiệp nhiều lần như những phương pháp khác.
Trụ Implant có tuổi thọ cao
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì cắm ghép Implant vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý: thời gian thực hiện kéo dài, chi phí cao và không phù hợp cho mọi đối tượng.
Quy trình cắm ghép Implant thường sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng. Đối với những người cần điều trị tủy răng, tiêu xương hàm, sâu răng,… thì thời gian sẽ kéo dài hơn. Do mất nhiều thời gian nên cắm ghép Implant có thể sẽ không thích hợp với người cần phục hồi răng gấp hoặc người bận rộn, sắp đi công tác hoặc du lịch nhiều ngày,…
Mặc dù phương pháp cắm ghép Implant có hiệu quả rất cao nhưng không phải ai cũng có đủ tài chính để thực hiện. Đây được xem là phương pháp phục hình răng có chi phí cao nhất dao động từ 15 – 30 triệu đồng mỗi trụ tùy vào từng loại trụ.
Theo các chuyên gia, những người dưới 17 tuổi không nên cắm ghép Implant vì xương răng hàm chưa phát triển ổn định. Khi thực hiện cấy ghép implant sẽ khiến trụ răng không vững, không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, phương pháp phục hình này cũng không phù hợp với người bệnh ung thư di căn, người quá lớn tuổi.
Cắm ghép Implant là kỹ thuật khó, yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng xảy ra. Do vậy, một quy trình khoa học cần đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra răng miệng
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng xem có các bệnh lý nào không. Bạn sẽ phải điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… trước khi cắm Implant.
Bước 2: Chụp X-quang và lên kế hoạch điều trị
Bạn sẽ được chụp phim X-quang để đánh giá tổng thể cấu trúc xương hàm. Nhờ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chuẩn xác.
Bước 3: Cắm ghép Implant giả định
Thực hiện cấy Implant giả định bằng phần mềm Simplant 3D để mô phỏng cho bạn thấy trước các vị trí trồng răng. Sau đó đưa ra từng lát cắt xương hàm chi tiết với kích thước chính xác. Nhờ công nghệ hiện đại, mọi ca cắm ghép răng đều thực hiện an toàn dựa trên dữ liệu cụ thể.
Bước 4: Cắm ghép Implant
Hầu hết các trường hợp cắm ghép chỉ cần gây tê tại vị trí răng cần thực hiện, nếu phức tạp sẽ gây mê, để bạn không có giảm giác đau khi trồng răng.
Quá trình cấy ghép Implant được thực hiện trong điều kiện vô trùng, các trang thiết bị đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn.
Bước 5: Kiểm tra lực tác động của Implant
Bác sĩ sẽ chụp phim toàn cảnh hoặc phim CT để xem Implant có tích hợp với xương hàm tốt không. Đồng thời đánh giá mức độ chịu lực tác động lên Implant và răng sứ khi ăn nhai, đảm bảo mọi hoạt động đều ổn định.
Bước 6: Chăm sóc và tái khám
Bạn sẽ được chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật tại phòng khám ngày đầu tiên, hẹn lịch tái khám và hướng dẫn chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Quy trình thực hiện cấy ghép Implant
Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm sau khi cắm ghép Implant do thức ăn bám dính tạo thành cao răng. Nếu để lâu dài, trụ Implant sẽ lung lay, lỏng lẻo, dẫn đến hiện tượng đào thải nếu không khắc phục sớm.
Những lưu ý cần nhớ sau khi cắm ghép Implant:
– Không đánh răng trực tiếp vào vị trí vừa cắm trụ Implant
– Súc miệng với nước muối hoặc dung dịch súc miệng có Chlorhexidine để ngăn chặn viêm nhiễm sau khi cắm trụ
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trong kẽ răng thay thế cho tăm tre
– Không hoạt động mạnh vào 2 ngày sau khi cắm Implant
– Không hút thuốc lá 2 – 4 tuần sau khi cắm trụ Implant bởi có thể làm chậm quá trình lành vết thương
– Nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, yến mạch, trứng, đậu phụ, cá hồi, sữa, thịt,…
– Hạn chế cắn hoặc nhai thức ăn quá cứng
– Không các loại chất kích thích như bia rượu, đồ ăn cay, nóng hoặc lạnh
Cắm ghép Implant là gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Bạn có thể yên tâm về độ an toàn và hiệu quả khi thực hiện cấy ghép. Tuy nhiên bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để tránh dùng trụ cấy kém chất lượng hoặc hệ thống trang thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn.
Kiến thức nha khoa: “Quy Trình Cắm Ghép Răng Implant Đúng Chuẩn”
Wikipedia: “Dental Implant”
Healing trong Implant là 1 trong 2 loại khớp nối cơ bản của Abutment, được sử dụng phổ biến trong giai đoạn làm lành thương khi trồng
Đối với những khách hàng đang phân vân về dịch vụ cấy ghép Implant, họ có thể tham khảo đầy đủ về ưu điểm của phương pháp phục hình
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa
Thời gian chế tạo răng Implant sẽ mất khoảng từ 2 – 3 tuần. Theo đó, quy trình làm ra răng Implant sẽ được phân chia thành hai
Cấy trụ implant là một kỹ thuật phục hồi răng mất tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực nha khoa. Kỹ thuật này giúp thay thế những
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng sử dụng trụ kim loại cấy vào xương hàm, thay thế cho răng bị mất. Trụ implant phải làm từ
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×