Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cao răng hình thành như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Cao răng hình thành từ mảng bám thức ăn và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng. Nếu không được loại bỏ kịp thời chúng có thể gây hôi miệng, viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác. Biết được cao răng hình thành như thế nào từ đó vệ sinh răng miệng đúng, thay đổi chế độ dinh dưỡng và khám nha sĩ định kỳ là những cách phòng ngừa cao răng hiệu quả.

1. Cao răng: Khái niệm và quá trình hình thành

Cao răng được hình thành từ mảng bám tích tụ trong thời gian dài và được chia thành 2 loại là thường và huyết thanh.

1.1. Cao răng là gì?

Cao răng (hay vôi răng) là những mảng bám cứng có màu vàng hoặc nâu dính chặt vào bề mặt răng, nướu. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, cao răng còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và bám chặt hơn, dẫn đến sâu răng cũng như các bệnh về nướu khác.

Có 2 loại cao răng chính là thường và huyết thanh.

– Cao răng thường: Có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, nếu bám trên răng và nướu một thời gian không được loại bỏ sẽ gây ra tình trạng viêm nướu.

Cao răng huyết thanh: Viêm nướu do cao răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến nướu chảy máu và ngấm vào khiến cao răng chuyển màu nâu đỏ

giải đáp thắc mắc cao răng hình thành như thế nào

Cao răng được hình thành như thế nào ắt hẳn là thắc mắc của rất nhiều người

1.2. Quá trình cao răng hình thành như thế nào?

Thông thường khoảng 15 phút sau khi ăn, trên bề mặt răng của chúng ta sẽ hình thành một lớp màng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám chặt, sinh ra mảng bám.

Những mảng bám này có thể dễ dàng làm sạch bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng chuyên dụng.

Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi muối vô cơ có trong nước bọt, mảnh vụn thực phẩm, vi khuẩn, lắng đọng sắt… từ đó hình thành cao răng và chỉ có thể loại bỏ bằng thiết bị chuyên dụng tại các cơ sở nha khoa uy tín.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành cao răng

Di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống và cách chăm sóc răng miệng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc cao răng hình thành như thế nào quá trình hình thành cao răng của mỗi người.

2.1. Yếu tố di truyền

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Oral Health (Mỹ) vào năm 2020 đã phân tích dữ liệu của hơn 400 đôi mẹ con và phát hiện rằng di truyền có tác động đáng kể đến hình dạng và kích thước của răng của con người, bao gồm cả cao răng.

Cao răng hình thành như thế nào khi có sự tác động của yếu tố di truyền? Cụ thể, cấu trúc, hình thái, độ nông sâu của các rãnh mặt hợp trên răng hay lượng nước bọt lại có thể di truyền. Mà những yếu tố trên lại mang tính chất quyết định chính đến sự tích tụ mảng bám cũng như hình thành cao răng.

2.2. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình hình thành cao răng.

Những người thường xuyên ăn thực phẩm mềm, lỏng, nhiều chất xơ, giàu canxi, vitamin D… sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, từ đó phòng ngừa sự tấn công, tích tụ của vi khuẩn gây mảng bám.

Ngược lại, người thường xuyên ăn đồ cứng, khô, dai, đồ dầu mỡ, cay nóng… sẽ có nguy cơ tích tụ cao răng nhiều hơn bởi những loại thực phẩm này dễ mắc vào kẽ răng, cung cấp thức ăn cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây cao răng.

Cao răng có thể hình thành với tốc độ nhanh hơn nếu chế độ dinh dưỡng sai cách

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành cao răng

2.3. Thói quen ăn uống

Những thói quen ăn uống sai cách, kém lành mạnh khiến cao răng tích tụ nhiều hơn như:

– Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, axit, đồ uống có gas, cà phê… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ nhiều hơn trong miệng, gây ra mảng bám và cao răng

– Ăn vặt không kiểm soát: Các loại thức ăn như kẹo cao su, kẹo mút, kẹo dẻo, bánh quy, bánh snack… là nguồn cung cấp thức ăn cho vi khuẩn, dẫn đến tăng sinh lượng vi khuẩn gây cao răng

– Ăn nhiều đồ dẻo như kẹo cao su, marshmallow… do đồ dẻo thường chứa nhiều đường và dễ dàng bám trên răng

– Hút thuốc lá thường xuyên: Thói quen này có thể làm giảm lượng dịch bảo vệ răng, suy giảm khả năng kháng khuẩn của khoang miệng và gây tổn thương trực tiếp đến men răng. Ngoài ra, nó còn làm giảm sự sản xuất dịch bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn và vi khuẩn bám vào răng, dẫn đến hình thành cao răng.

– Ăn khuya: Giáo sư Damien Walmsley, cố vấn khoa học thuộc Hiệp hội Nha khoa Anh, cho biết thời điểm miệng khô nhất là vào ban đêm và ăn bất cứ thực phẩm nào thì chúng sẽ ở lâu trong miệng hơn, làm tăng tác động hấp thu chất ngọt và axit có trong thực phẩm, từ đó gây ra các vấn đề răng miệng, bao gồm cả cao răng

– Uống ít nước lọc: Uống ít nước khiến lượng nước bọt trong miệng tiết ra ít hơn khiến vi khuẩn tăng lên, đẩy nhanh quá sản xuất axit, tấn công men răng, gây cao răng.

2.4. Chăm sóc răng miệng

Như vừa chia sẻ, mảng bám có thể tích tụ và phát triển thành cao răng nếu như không được làm sạch đúng cách. Ví dụ như:

– Lười vệ sinh răng miệng mỗi ngày, chải răng quá nhanh

– Không vệ sinh lưỡi, nướu

– Không dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng sau bữa ăn

– Không đánh răng trước khi đi ngủ

– Không sử dụng nước súc miệng

– Không khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần

3. Tác hại của cao răng và phương pháp phòng ngừa

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến chúng ta khó vệ sinh răng miệng hơn, hơi thở có mùi, tăng nguy cơ mắc viêm lợi và các bệnh về nướu khác.

Để tránh tình trạng cao răng, chúng ta cần tăng cường chăm sóc răng miệng, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Ngoài ra cũng cần uống đủ nước và thực hiện kiểm tra răng định kỳ để loại bỏ cao răng và duy trì sức khỏe hàm răng.

3.1. Tác hại của cao răng

Cao răng tích tụ quá mức là tác nhân của hàng loạt vấn đề về răng miệng, có thể kể đến như:

– Gây mất thẩm mỹ: Bởi cao răng xốp nên dễ bắt màu từ thức ăn khiến phần chân răng bị ố vàng, xỉn màu

– Khó vệ sinh răng miệng: Cao răng khiến mảng bám, vi khuẩn nằm sâu trong các kẽ răng trở nên khó làm sạch hơn vì khó tiếp cận hơn

– Gây hôi miệng: Vi khuẩn, thức ăn bám trong khoang miệng có thể gây hôi miệng, cản trở không nhỏ đến quá trình giao tiếp hàng ngày

– Sâu răng: Sự hình thành sâu răng xuất phát từ vi khuẩn tập trung trên bề mặt cao răng, khi chúng tác động lên các chất trong thức ăn, tạo ra axit gây hủy hoại men và gây sự mất răng.

– Kích thích và tổn thương nướu: Cao răng là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy ngược dòng, viêm niêm mạc miệng… nếu không được loại bỏ kịp thời.

Cao răng không được làm sạch có thể gây đau răng, viêm nướu

Sâu răng là một trong những tác hại của cao răng

3.2. Cách phòng ngừa răng cao răng hình thành như thế nào?

Biết được cao răng hình thành như thế nào, ai trong chúng ta cũng có thể chủ động phòng ngừa chúng bằng những cách dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách

– Đảm bảo đánh răng với kem đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, 2 phút/lần và nên dùng nước súc miệng sau đó

– Sử dụng nước lọc súc miệng sau khi ăn hoặc uống đồ ngọt, đồ có màu

– Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng, không dùng tăm xỉa răng

– Làm sạch lưỡi thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn tích tụ

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

– Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi… giúp răng chắc khỏe

– Uống nhiều nước khoảng 2 lít nước/ngày để tăng tiết nước bọt trong miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

– Ăn đúng bữa, hạn chế ăn vặt, không ăn sau 8h giờ tối nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng

– Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, chiên rán, dầu mỡ, cay nóng bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều đường, dễ phá hủy men răng, tăng nguy cơ cao răng cũng như sâu răng

– Hạn chế uống đồ ngọt, có gas, cà phê vì có thể phá hủy men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn trong khoang miệng

– Không hút thuốc lá nhằm ngăn ngừa tình trạng khô miệng, giảm tổn thương cho răng

– Khám răng miệng định kỳ

Để hiểu quá trình hình thành cao răng và đảm bảo sức khỏe răng miệng, chúng ta cần thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ hàng 6 tháng, đồng thời loại bỏ hiện tượng cao răng. Việc này giúp phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến răng miệng và duy trì sự cân bằng trong miệng.

4. Phương pháp điều trị cao răng

Các nha sĩ có thể lấy cao răng bằng thiết bị chuyên dụng hoặc hướng dẫn một số phương pháp loại bỏ mảng bám tại nhà như chải răng bằng baking soda, chanh muối, vỏ cam chanh phơi khô… tùy thuộc vào tình trạng của từng người.

4.1. Lấy cao răng

Khi đến nha khoa, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng thiết bị chuyên dụng sử dụng sóng siêu âm cùng lực đẩy của nước, loại bỏ mảng vôi bám trên răng và nướu.

Khi nào nên đi lấy cao răng?

Theo Bác sĩ Vũ Đình Công (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, chúng ta nên lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Không nên lấy cao răng quá thường xuyên vì sóng âm và lực đẩy mạnh của nước có thể gây tổn thương răng nướu.

Bên cạnh đó, khoảng cách lấy cao răng giữa các lần quá gần nhau cũng khiến cho răng không được nghỉ ngơi, dễ gặp các vấn đề như răng nhạy cảm hay đau nhức răng.

Chúng ta nên khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần

Các nha sĩ khuyến cáo chúng ta nên lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần

Lấy cao răng có đau không?

Câu trả lời là không, mặc dù lần đầu bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhưng những lần sau sẽ không còn cảm giác ê nữa.

Trong một số trường hợp, cao răng tích tụ quá mức và bám chặt dưới nướu gây nên tình trạng viêm, sưng thì việc lấy cao răng sẽ gây đau, chảy máu vì mô lợi xung quanh răng bị tác động.

Tình trạng chảy máu khi lấy cao răng sẽ sớm kết thúc, không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai nên bạn không cần quá lo lắng.

Ăn uống sau lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn nên ăn những món mềm, dễ tiêu như:

– Súp, cháo, canh, nước lọc hoặc nước ép trái cây nguyên chất

– Các món rau nghiền

– Các loại thịt hầm mềm

– Sữa chua và thực phẩm dễ tiêu hóa khác

Đồng thời, bạn nên tránh ăn những thực phẩm cứng, khó tiêu, khô, nhiều đường, có độ dẻo cao như hạt hạnh nhân, thịt bò tái, bánh kẹo, rượu bia, nước có gas…

4.2. Các phương pháp điều trị khác

Ngoài phương pháp lấy cao răng tại phòng khám, các bạn có thể áp dụng những cách làm sạch cao răng tại nhà dưới đây:

– Dùng hỗn hợp chanh + muối ngậm trong miệng và dùng lưỡi đẩy hỗn hợp này khắp khoang miệng, chạm vào kẽ răng… trong khoảng 2 – 3 phút sau đó dùng nước sạch súc miệng. Chỉ nên thực hiện cách này 2 – 3 lần/tuần để tránh làm mòn men răng

– Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu chà lên răng mỗi ngày giúp ngăn chặn mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên răng, ngừa cao răng

– Dùng baking soda với nước ấm sau đó bôi lên chân răng, nướu và chà xát nhẹ để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám gây cao răng

– Vỏ cam, chanh phơi khô, xay nhuyễn và trộn với kem đánh răng để làm sạch răng mỗi ngày

– Súc miệng bằng hỗn hợp dấm pha nước ấm mỗi ngày

– Dùng nước trà đen ngậm và đảo đều trong miệng 3 – 5 phút rồi nhổ ra, sau đó súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ mảng bám

– Sử dụng mặt trong của vỏ chuối để chà xát lên răng, đánh bật mảng bám xung quanh răng sau đó súc miệng lại với nước ấm

Những phương pháp điều trị cao răng tại nhà

Bạn nên đến nha sĩ để lấy cao răng kết hợp với áp dụng phương pháp làm sạch mảng bám trên răng tại nhà

Những cách làm trên có thể loại bỏ sự hình thành mảng bám, tuy nhiên để phòng ngừa mọi nguy cơ thì tốt nhất bạn nên đến khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để được thăm khám cũng như làm sạch cao răng nếu có.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc cao răng hình thành như thế nào, cách điều trị và phòng ngừa cao răng hiệu quả. Hy vọng sau bài viết đã giúp bạn biết cách chăm sóc răng miệng toàn diện hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cao răng
Tìm hiểu các cách làm rụng cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Tìm hiểu các cách làm rụng cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Cao răng không chỉ làm bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về răng miệng. Đây là hệ quả của

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại và cách điều trị triệt để

Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại và cách điều trị triệt để

Cao răng huyết thanh (Vôi răng dưới nướu) là một thuật ngữ dùng để chỉ những mảng bám trên răng rất khó làm sạch bằng phương pháp thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Cao răng đen: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng

Cao răng đen: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng

Mảng bám trên răng dần chuyển sang màu nâu, đen, gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cao răng đen thường xảy ra do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tác hại cao răng khổng lồ và Phương pháp loại bỏ

Tác hại cao răng khổng lồ và Phương pháp loại bỏ

Cao răng hay vôi răng là những mảng bám dính chặt vào bề mặt răng. Cao răng nếu không được loại bỏ sớm sẽ ngày càng tích tụ và gây ra

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Vôi răng tự tróc ra được không – 6 cách lấy vôi răng tại nhà

Vôi răng tự tróc ra được không – 6 cách lấy vôi răng tại nhà

Vôi răng là những lớp có màu vàng nhạt hoặc nâu đen bám rất chắc trên bề mặt thân răng và cả dưới nướu. Chúng không chỉ làm mất đi tính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Cao răng là những mảng cứng, rắn và bám chắc vào thân răng, được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map