Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cầu răng sứ là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu tiền? Có bền không?

Trong các phương pháp phục hình răng, cầu răng sứ luôn là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn. Cầu răng không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ tốt mà còn khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, phân loại cũng như đặc điểm của phương pháp trên.

1. Tìm hiểu về cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp cổ điển được áp dụng để phục hình một hoặc nhiều răng bị mất. Các bác sĩ nha khoa sẽ mài răng thật còn khỏe mạnh ở bên cạnh răng bị mất để làm trụ và sử dụng một cầu răng để gắn lên trên.

Một cầu răng sẽ bao gồm 2, 3 hoặc 4 răng gắn liền lại với nhau. Các răng sứ có màu sắc, hình dáng tự nhiên và độ chịu lực tốt. Do đó, sau khi làm cầu răng, tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng đều sẽ được khôi phục.

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất

Trồng răng bắc cầu là phương pháp phục hình răng bị mất phổ biến

2. Quy trình làm cầu răng sứ

Quy trình phục hình răng bằng phương pháp trồng răng bắc cầu bao gồm những bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ nha khoa kiểm tra răng miệng tổng quát và chụp phim tại chỗ hoặc Panorama/CT để đánh giá tình trạng răng.

– Bước 2: Vệ sinh khoang miệng cẩn thận nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại và tiến hành gây tê tại chỗ.

– Bước 3: Sử dụng mũi khoan phù hợp để mài, sửa soạn thân răng của các răng trụ.

– Bước 4: Bác sĩ tiến hành đặt chỉ co nướu để đảm bảo kết quả lấy dấu được chính xác. Với trường hợp rãnh lợi nông thì đặt 1 sợi chỉ, rãnh lợi sâu đặt 2 sợi chỉ.

– Bước 5: Bác sĩ lấy dấu hàm và so màu răng dưới ánh sáng tự nhiên. Sau đó, dữ liệu lấy dấu sẽ được chuyển trực tiếp đến phòng Labo để thiết kế cầu răng phù hợp.

– Bước 6: Bác sĩ gắn thử cầu răng để kiểm tra độ khít, màu sắc, khớp cắn… Nếu không đạt yêu cầu thì cần phải sửa lại cầu răng tại Labo. Nếu như cầu răng đã đảm bảo yêu cầu, bác sĩ sẽ gắn cố định cầu răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng như Cement Fuji I, U 200…

– Bước 7: Bác sĩ sử dụng thám châm và chỉ tơ nha khoa để nhẹ nhàng lấy đi những chất gắn thừa. Kế tiếp, bác sĩ kiểm tra lại khớp cắn và chỉnh sửa trong trường hợp cần thiết.

– Bước 8: Hẹn lịch tái khám và hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

3. Các loại cầu răng sứ phổ biến

Trồng răng sứ bắc cầu được chia ra thành những loại sau: cầu răng truyền thống, cầu răng cánh dán, cầu răng với/đèo và cầu răng được hỗ trợ bởi Implant.

3.1. Cầu răng sứ truyền thống

Trồng răng sứ bắc cầu truyền thống là phương pháp phổ biến nhất. Các bác sĩ sẽ cần mài bớt men răng của hai chiếc răng khỏe mạnh ở bên cạnh răng bị mất. Hai răng sau khi mài sẽ được sử dụng làm trụ để nâng đỡ cầu răng bên trên. Phần răng sứ ở chính giữa cầu sẽ thay thế cho răng bị mất. Hai răng sứ bên ngoài sẽ được gắn lên hai răng đã mài để làm trụ, đảm bảo cầu răng chắc chắn và ổn định.

Phương pháp trồng răng bắc cầu truyền thống

Phương pháp làm cầu răng truyền thống

3.2. Cầu răng cánh dán

Cầu răng cánh dán có một đặc điểm ưu việt là không cần mài răng, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Cầu răng được thiết kế với hai mảnh kim loại và gắn vào hai bên răng sứ như hai cánh dán. Sau đó, bác sĩ sẽ nối trực tiếp hai cánh dán đó vào hai chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh để tạo lực nâng đỡ răng sứ ở giữa.

Mặc dù phương pháp trên không xâm lấn đến cấu trúc răng thật nhưng độ bền và lực nhai của cầu răng không cao. Do đó, cầu răng cánh dán không được nhiều người lựa chọn.

3.3. Cầu răng sứ với/đèo

Về bản chất, cầu răng nhảy cũng tương tự như phương pháp trồng răng bắc cầu truyền thống. Điểm khác biệt ở đây là cầu răng nhảy chỉ cần mài một răng bên cạnh răng bị mất chứ không phải hai răng ở hai bên. Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ phù hợp với trường hợp phục hình răng cửa do lực cắn yếu.

3.4. Cầu răng trên Implant

Cầu răng được hỗ trợ bởi Implant là phương pháp phục hình răng được các bác sĩ đánh giá khá cao và phù hợp với trường hợp mất nhiều răng trên cung hàm. Các bác sĩ sẽ cần tiến hành cấy ghép trụ Implant vào trong xương hàm. Sau khi trụ Implant đã liên kết hoàn toàn với các mô trong xương, bác sĩ sẽ lắp cầu răng ở bên trên để khôi phục răng bị mất.

Phương pháp trên không xâm lấn tới các răng liền kề và đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt. Đặc biệt, trụ Implant có tuổi thọ rất cao, có thể tồn tại trong xương hàm tới hơn 20 năm nếu như chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Phục hình bắc cầu trên trụ Implant được bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả

Phục hình bắc cầu trên trụ Implant được bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả

4. Các loại sứ thường được sử dụng để làm cầu răng sứ

Cầu răng thường được làm từ hai loại mão sứ chính là mão sứ kim loại và mão toàn sứ.

– Cầu răng sứ kim loại: Phần khung sườn bên trong răng sứ được làm từ hợp kim như Titan, Cr – Co… Bên ngoài khung sườn sẽ được bao phủ bởi nhiều lớp sứ để cầu răng trông tự nhiên và hài hòa với các răng khác trên cung hàm. Cầu răng có độ chịu lực tốt nên đảm bảo được chức năng ăn nhai hàng ngày. Tuy nhiên, phần khung sườn có thể bị oxy hóa sau một thời gian sử dụng và dẫn tới hiện tượng đen viền nướu.

– Cầu răng toàn sứ: Cầu răng toàn sứ được làm hoàn toàn bằng sứ tinh khiết, không pha thêm bất kỳ tạp chất nào. Cầu răng có màu sắc trắng trong tự nhiên và khả năng chịu lực cao. Đặc biệt, cầu răng toàn sứ cực kỳ lành tính và không xảy ra tình trạng phản ứng oxy hóa trong miệng ngay cả khi đã tồn tại lâu dài.

5. Làm cầu răng sứ có tốt không

Trồng răng bắc cầu là một phương pháp phục hình răng được các bác sĩ đánh giá cao  bởi những ưu điểm như tính thẩm mỹ tốt, ăn nhai hiệu quả và thực hiện nhanh chóng.

– Tính thẩm mỹ tốt: Những mão sứ trên cầu răng được thiết kế dựa trên dấu răng của mỗi người. Răng sứ có màu sắc rất tự nhiên nên đảm bảo được tính thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu như bạn lựa chọn răng toàn sứ cao cấp thì cầu răng còn giống răng thật tới 99% với những đường vân răng và rìa cắn tinh xảo. Thậm chí, ngay cả khi quan sát trực diện, mọi người xung quanh cũng khó phát hiện bạn đã làm răng giả.

– Ăn nhai hiệu quả: Trồng răng bắc cầu có thể khôi phục chức năng ăn nhai tới 70%, cao hơn nhiều lần so với phương pháp hàm giả tháo lắp. Nguyên nhân là do mão sứ có độ chịu lực cao. Chưa kể, khả năng cảm biến thức ăn của răng sứ cũng rất tốt nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái khi tận hưởng những món ăn mà mình yêu thích.

– Thực hiện nhanh chóng: Một ưu điểm nổi bật của phương pháp trồng răng bắc cầu là thời gian thực hiện nhanh chóng. Bạn chỉ cần tới nha khoa từ 2 – 3 lần là đã hoàn tất quá trình phục hình răng nên không gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.

6. Làm cầu răng sứ có an toàn hay không

Trồng răng bắc cầu là một phương pháp phục hình răng an toàn. Mặc dù có xâm lấn với cấu trúc răng thật nhưng tỉ lệ mài răng luôn được các bác sĩ nha khoa tính toán cẩn thận. Bên cạnh đó, các loại răng sứ trên cầu cũng được kiểm tra kỹ về chất lượng trước khi sử dụng nên hạn chế tối đa kích ứng răng, nướu trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, làm cầu răng chỉ thực sự an toàn khi bạn thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín. Các cơ sở nha khoa hoạt động “chui” sẽ không thể đảm bảo được các yếu tố như đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị, công nghệ, vật liệu và vô khuẩn. Khi đó, chỉ cần một sai sót trong quá trình trồng răng như bác sĩ mài răng sai kỹ thuật, phòng khám không vô khuẩn… cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy như đau buốt răng dai dẳng, nhiễm trùng, thậm chí là mất các răng vĩnh viễn khác.

Trồng răng bắc cầu là phương pháp phục hình răng an toàn

Trồng răng bắc cầu là phương pháp phục hình răng an toàn

7. Những trường hợp nào nên tiến hành làm cầu răng sứ

Phương pháp trồng răng sứ bắc cầu phù hợp với những trường hợp sau:

– Bị mất một, vài răng liền kề hoặc xen kẽ.

– Hai răng ở hai bên vẫn còn khỏe mạnh.

– Không muốn trồng răng bằng phương pháp hàm giả tháo lắp.

– Không đủ điều kiện về xương hàm và sức khỏe để cấy ghép răng Implant.

8. Chi phí làm cầu răng sứ và những yếu tố tác động

Chi phí làm cầu răng sẽ được tính theo công thức sau:

Chi phí làm cầu răng = Giá 1 răng sứ x Số răng trên cầu

Trong đó, mức giá của một răng sứ dao động từ 1.200.000 – 18.000.000 đồng/răng. Cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Mão sứ kim loại Cr- CoRăng1.200.000
Mão sứ kim loại TitanRăng2.500.000
Răng toàn diện VàngRăng10.000.000
Răng sứ VenusRăng3.500.000
Răng sứ Roland (Zirconia)Răng5.000.000
Mão toàn sứ Emax ZicRăng6.000.000
Mão sứ CerconRăng6.000.000
Răng Sứ Bio ParisRăng7.000.000
Răng Lava Plus – 3M ESPE & Emax Zic CadRăng8.000.000
Răng sứ thẩm mỹ 3S ParisRăng10.000.000
Răng sứ thẩm mỹ 4S ParisRăng12.000.000
Răng sứ thẩm mỹ 5S ParisRăng15.000.000
Răng thẩm mỹ Kim cương ParisRăng18.000.000

Chi phí làm răng bắc cầu còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: số lượng răng, loại răng sứ, tình trạng răng miệng và cơ sở nha khoa.

– Số lượng răng: Số lượng răng bị mất sẽ tỉ lệ thuận với chi phí trồng răng bắc cầu. Bởi mất càng nhiều răng thì số mão sứ trên cầu răng càng lớn.

– Loại răng sứ: Mão sứ trên cầu răng có nhiều loại khác nhau. Nếu bạn lựa chọn những loại răng toàn sứ cao cấp như 5S Paris, Lava… thì chi phí phục hình răng sẽ cao hơn do tính thẩm mỹ vượt trội và độ chịu lực tốt.

– Tình trạng răng miệng: Với những người mắc phải các bệnh lý về răng, nướu như viêm nha chu, viêm nướu… bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi phục hình. Khi đó, phí điều trị bệnh lý sẽ khiến cho tổng chi phí trồng răng tăng lên.

– Cơ sở nha khoa: Mức giá trồng răng bắc cầu tại các cơ sở nha khoa lớn, uy tín sẽ cao hơn so với đơn vị hoạt động “chui” do đầu tư nhiều vào đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị, công nghệ…

9. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà sau khi trồng răng bắc cầu

Sau khi trồng răng bắc cầu, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận:

– Kiêng ăn nhai trong vòng ít nhất 2 giờ để đảm bảo cầu răng thực sự ổn định.

– Ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, khoai tây nghiền, súp… trong những ngày đầu tiên sau khi làm cầu răng.

– Tránh ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, nhất là sau khi mài răng bởi sẽ gây đau buốt kéo dài.

– Tránh những thực phẩm quá dai hoặc cứng bởi sẽ ảnh hưởng không tốt tới cầu răng.

Lấy cao răng, khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại nha khoa để kiểm tra toàn bộ khoang miệng và cả cầu răng.

– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Sử dụng thêm tăm nước/chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hiệu quả, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Không nên hút thuốc lá bởi khói thuốc không chỉ khiến cho cầu răng nhanh bị đổi màu, gây mất thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Người mới làm cầu răng chỉ nên ăn những loại thực phẩm mềm

Người mới làm cầu răng chỉ nên ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm

10. Review thực tế từ những người làm cầu răng sứ

Sau đây là những review thực tế của những người đã phục hình răng bằng phương pháp trồng răng bắc cầu:

– Chị Mai Trang chia sẻ: “Tôi đã lựa chọn trồng răng bắc cầu để khắc phục vấn đề mất mất răng cửa và đây là một quyết định đúng đắn. Cầu răng không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn mang lại sự thoải mái khi ăn uống. Tôi còn không cảm thấy sự khác biệt giữa răng giả và răng tự nhiên của mình.”

– Anh Mạnh Thắng chia sẻ: “Được bạn bè giới thiệu, tôi đã đến Nha Khoa Paris để trồng răng bắc cầu. Cầu răng đã giúp khôi phục hoàn toàn chiếc răng cửa bị mất. Sau khi đặt cầu răng, tôi cảm thấy tự tin hơn và không còn mặc cảm khi nói chuyện. Quy trình thực hiện nhanh chóng và không đau nhức. Tôi thực sự rất hài lòng với lựa chọn này.”

– Chị Kiều Hoa chia sẻ: “Cầu răng trên trụ Implant đã giúp tôi khắc phục tình trạng mất sáu răng cửa do tai nạn. Cầu răng có màu trắng trong tự nhiên và tạo ra một nụ cười mới, rạng rỡ hơn. Tôi rất hài lòng với kết quả mà phương pháp làm cầu răng mang lại.”

Cầu răng trên trụ Implant

Cầu răng trên trụ Implant phù hợp với trường hợp mất nhiều răng liên tiếp

Từ những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp cầu răng sứ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả phục hình tốt nhất cũng như ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên thực hiện tại những địa chỉ nha khoa uy tín.

  1. Làm cầu răng thì có khả năng xương hàm vẫn bị tiêu hõm không ạ??? Em đang phân vân là nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant…

  2. lê thị mai viết:

    DẠ cho em hỏi, em làm cầu răng được hơn 1 năm rồi, mà giờ em muốn thay đổi cầu răng đó được không ạ, tại cầu răng có 2 răng hơi ngắn so với các răng còn lại, em muốn giữ cầu răng đó mà chỉ chỉnh sửa 2 răng kia, cho dài thêm ra vậy có được không ạ, hay mình phải làm mới toàn bộ 1 cầu răng khác ạ.

  3. tiến lê viết:

    Chào bác sỹ, em vừa bị mất 2 răng cửa và 1 răng cạnh đó, vẫn còn chân răng, e đã chữa tủy xong, bác sỹ cho e hỏi là e muốn làm cầu răng sứ thì có nhanh ko ạ, mất khoảng bao lâu? và e có tìm hiểu một phương pháp là làm răng gắn chặt có chốt đúc – phương pháp này thì ko phải mài 2 răng cạnh đó, bác sỹ cho e hỏi là phương pháp này và cầu răng sứ phương pháp nào tốt hơn? và chi phí cũng như thời gian nếu thực hiện thì thế nào?

  4. Tôi bị ngã xe, vỡ mất 2 cái răng cửa. Tôi muốn phục hình lại, đề nghị các Bác sĩ cho hỏi về cách thức xử lý. Xin cảm ơn

  5. Tiến Linh viết:

    Chào bác sĩ. Chiếc răng số 36 của em bị sâu và viêm nặng bjo bắt buộc phải nhổ đi. Vậy bác sĩ cho e hỏi nếu bjo e muốn làm cầu răng thì làm loại răng nào tốt ạ. E đang phân vân giữa răng sứ titan và năng sứ venus. K biết loại nào chịu lực tốt và bền hơn ak. Mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. E xin cảm ơn

  6. nhung viết:

    Vậy làm một cầu răng là giá cả bao nhiêu ạ

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cầu răng sứ
Giải đáp: Có nên làm cầu răng sứ răng cửa hay không

Giải đáp: Có nên làm cầu răng sứ răng cửa hay không

Làm cầu răng sứ phương pháp phục hình răng bị mất, có thể thực hiện được ở nhiều vị trí trên cung hàm. Đặc biệt là răng cửa rất phù hợp

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cầu răng sứ kim loại là gì, ưu nhược điểm như thế nào?

Cầu răng sứ kim loại là gì, ưu nhược điểm như thế nào?

Cầu răng sứ kim loại là 1 trong những loại răng sứ giả được áp dụng trong cầu răng. Loại răng sứ này có mức giá rất tiết kiệm, lại đảm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Dán răng sứ Veneer có đau không? Review thực tế

Dán răng sứ Veneer có đau không? Review thực tế

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhược điểm của Cầu răng sứ là gì? Nên làm cầu răng hay Implant?

Nhược điểm của Cầu răng sứ là gì? Nên làm cầu răng hay Implant?

Có rất nhiều khách hàng thường băn khoăn vấn đề nên làm cầu răng hay Implant. Mỗi kỹ thuật luôn có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Làm cầu răng bao nhiêu tiền? Phụ thuộc vào yếu tố nào?

Làm cầu răng bao nhiêu tiền? Phụ thuộc vào yếu tố nào?

Làm cầu răng bao nhiêu tiền, yếu tố nào ảnh hưởng tới chi phí là vấn đề được bàn luận sôi nổi trên các hội nhóm dạo gần đây. Nắm bắt

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map