Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Vì sao bị chảy máu chân răng? 15 Phương pháp chữa hiệu quả

Chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến mà hầu hết mỗi người đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng trên thường xảy ra do vệ sinh răng miệng sai cách nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục chân răng bị chảy máu.

1. Vì sao bị chảy máu chân răng

Hiện tượng chân răng bị chảy máu xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng sai cách, bệnh lý về răng, nướu, bệnh toàn thân, cơ thể thiếu chất, hút thuốc lá, chấn thương răng và thay đổi nội tiết tố.

1.1. Vệ sinh răng miệng sai cách

Nguyên nhân đầu tiên khiến cho chân răng chảy máu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Trên thực tế, rất nhiều người có suy nghĩ là chải răng mạnh, lâu hoặc nhiều hơn 3 lần/ngày sẽ giúp răng miệng được làm sạch tốt hơn. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn không đúng như vậy. Các thói quen trên không chỉ không tăng hiệu quả làm sạch mà còn khiến cho nướu bị tổn thương và chảy máu.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tăm tre truyền thống để chải răng hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ gây chảy máu nướu. Bởi phần đầu tăm tre thường khá to và nhọn. Trong quá trình sử dụng, chúng có thể đâm vào nướu và gây chảy máu.

Chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng sai cách

Chảy máu ở chân răng do vệ sinh răng miệng sai cách

1.2. Bệnh lý răng miệng

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng và ung thư khoang miệng.

– Viêm nướu: Đây là bệnh lý phổ biến xảy ra khi các mô mềm xung quanh răng bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Bệnh khiến cho các mô nướu bị sưng tấy, chuyển sang màu đỏ và dễ chảy máu khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa…

– Viêm nha chu: Bệnh viêm nha chu là tình trạng các tổ chức nâng đỡ xung quanh răng bị viêm nhiễm. Bệnh sẽ xảy ra khi viêm nướu không được điều trị sớm và chuyển nặng. Khi đó, các mô nướu quanh răng cũng rất nhạy cảm và dễ chảy máu.

– Áp xe răng: Đây là một bệnh nhiễm trùng răng miệng với các túi mủ hình thành xung quanh chân răng. Dưới tác động của lực ăn nhai hàng ngày, túi mủ có thể bị vỡ ra và kèm theo chảy máu.

– Ung thư khoang miệng: Ung thư khoang miệng là tổn thương dạng ác tính. Theo thời gian, các khối u càng phát triển về kích thước, chèn ép các mạch máu ở nướu và gây chảy máu. Đặc biệt, khối u còn có thể di căn đến bộ phận khác và nguy hiểm tới tính mạng.

1.3. Bệnh lý toàn thân

Hiện tượng chân răng bị chảy máu xảy ra thường xuyên cũng có thể cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý toàn thân như: tiểu đường, ung thư máu và sốt xuất huyết.

– Tiểu đường: Bệnh lý tiểu đường có thể làm co hẹp và tổn thương các mạch máu. Điều đó khiến cho lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu bị suy giảm đi rõ rệt. Vì vậy, nướu sẽ bị suy yếu, dễ viêm và chảy máu.

– Ung thư máu: Khi bị bệnh lý trên, lượng bạch cầu ở trong cơ thể sẽ tăng quá nhanh và quá nhiều chỉ trong một khoảng thời gian ngắn khiến cho tiểu cầu suy giảm. Đây là nguyên nhân làm giảm khả năng cầm máu của cơ thể và dẫn tới tình trạng dễ chảy máu nướu khi đánh răng.

– Sốt xuất huyết: Siêu vi trùng Dengue gây bệnh sốt xuất huyết sẽ làm cho cơ thể bị giảm tiểu cầu. Khi đó, mao mạch sẽ bị giãn mỏng, khiến chân răng dễ chảy máu ngay cả khi không có tác động.

1.4. Thiếu chất

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho bạn thường xuyên bị chảy máu nướu là do cơ thể bị thiếu vitamin K. Đây là một chất giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Nếu cơ thể không có đủ chất trên, máu sẽ bị loãng hơn. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến cho nướu bị chảy máu.

Bên cạnh đó, vitamin C cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng nướu. Khi dưỡng chất trên không được cung cấp đầy đủ, cơ thể sẽ không thể chống chọi được với các tác nhân gây hại. Đồng thời, quá trình sản sinh collagen ở mô xương, mô liên kết cũng bị giảm đi, khiến cho nướu kém săn chắc và dễ chảy máu.

Cơ thể thiếu vitamin K dễ bị chảy máu nướu

Cơ thể thiếu vitamin K dễ bị chảy máu nướu

1.5. Thuốc lá

Những người có thói quen hút thuốc lá sẽ dễ bị chảy máu chân răng hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do trong khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc hại như nicotine, acetone, arsenic, methane, polonium, carbon monoxide… Chúng sẽ gây rối loạn hệ vi khuẩn trong khoang miệng, làm tổn thương các tổ chức nâng đỡ năng và gây chảy máu.

1.6. Chấn thương răng

Lực tác động mạnh từ bên ngoài hay ăn nhai vật cứng đều có thể gây ra các chấn thương ở răng. Trong đó điển hình là làm tổn thương các tổ chức nâng đỡ quanh răng như dây chằng nha chu, nướu… Tình trạng trên không chỉ khiến cho răng bị lung lay mà còn gây chảy máu nướu.

1.7. Thay đổi nội tiết tố

Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi kể đến ở phần trên, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, mang thai… cũng có thể khiến cho chân răng bị chảy máu. Nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi sẽ làm tăng lưu lượng máu tới các mô nướu quanh răng. Do đó, chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng, sưng tấy và chảy máu.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân gây chảy máu nướu

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân gây chảy máu nướu

2. Hay chảy máu chân răng có nguy hiểm không

Trường hợp chảy máu ở chân răng xảy ra thường xuyên nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng… Các bệnh lý trên không được chữa trị sẽ càng ngày càng nặng. Thậm chí, vi khuẩn còn phá hủy toàn bộ tổ chức nâng đỡ răng, khiến cho răng bị lung lay và rụng ra khỏi xương hàm.

Bên cạnh đó, chân răng bị chảy máu kéo dài cũng cảnh báo nhiều bệnh lý toàn thân như tiểu đường, sốt xuất huyết hay ung thư máu. Đây đều là những bệnh rất nghiêm trọng. Nếu không có phương án điều trị phù hợp, bạn còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, khi hiện tượng chảy máu nướu diễn ra thường xuyên, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ .

3. Cách chữa chảy máu chân răng

Để khắc phục hiện tượng chảy máu nướu răng, bạn có thể sử dụng gạc, nước đá, nước súc miệng, nước muối ấm, chải răng, dùng chỉ nha khoa đúng cách, không hút thuốc, tránh thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều đường, ăn rau giòn, chế độ dinh dưỡng khoa học, dùng bột nghệ, túi trà trà hoa cúc, mật ong hoặc sử dụng thuốc.

3.1. Dùng gạc cầm chảy máu chân răng

Khi chân răng chảy máu, bạn hãy lấy một miếng gạc đặt vào vùng đang bị tổn thương. Sau đó, bạn dùng tay ấn nhẹ miếng gạc cho đến khi thấy máu đã ngừng chảy. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là bạn cần sử dụng miếng gạc sạch, đã được sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong khoang miệng và khiến cho viêm nhiễm thêm nghiêm trọng.

3.2. Dùng nước đá

Dùng nước đá cũng là một biện pháp khá hiệu quả để cầm máu bởi nhiệt lạnh sẽ giúp cho mạch máu co lại. Chưa kể, hơi lạnh còn ức chế hoạt động của dây thần kinh, giúp giảm bớt tình trạng đau nhức trong trường hợp chấn thương răng, viêm nướu…

Việc bạn cần làm là lấy một túi nước đá áp vào vùng đường viền nướu trong khoảng 10 phút. Bạn không nên chườm quá lâu vì sẽ có thể khiến cho nướu bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

3.3. Sử dụng nước súc miệng

Để khắc phục tình trạng chảy máu nướu răng, bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại nước súc miệng như Nutridentiz, Kin Gingival, Lacalut Aktiv… Điểm chung của các sản phẩm trên là có chứa các hoạt chất tốt cho răng, nướu như chlorhexidine hay  hydrogen peroxide. Chúng sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và giảm viêm nướu  hiệu quả.

Nhờ vậy, nước súc miệng sẽ làm dịu đi phần mô nướu đang bị chảy máu, sưng đau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần súc trong khoảng 30 – 60 giây.

Nước súc miệng Kin Gingival

Nước súc miệng Kin Gingival

3.4. Súc miệng bằng nước muối ấm

Muối là một nguyên liệu tự nhiên được nhiều người biết đến với khả năng kháng khuẩn vượt trội. Do đó, việc súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương ở mô nướu. Nhờ thế, tình trạng chảy máu chân răng sẽ dần được giảm bớt.

Bạn hãy pha một nửa thìa cà phê muối vào trong 250ml nước ấm. Sau đó, bạn dùng nước muối vừa pha để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần bạn chỉ nên súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên pha nước muối quá mặn bởi sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, khiến cho tình trạng chảy máu càng trở nên nghiêm trọng hơn.

3.5. Sử dụng bàn chải đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến cho chân răng bị chảy máu là sử dụng bàn chải đánh răng sai cách. Do đó, để khắc phục hiện tượng trên, bạn nên lựa chọn những dòng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương tới nướu, răng.

Khi chải răng, bạn nên đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ theo đường viền nướu. Sau đó, bạn đánh răng nhẹ nhàng theo đường tròn hoặc chiều dọc. Mỗi lần chải răng chỉ kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút để vừa đảm bảo hiệu quả làm sạch, vừa không làm tác động tới cấu trúc nướu. Bên cạnh đó, sau khoảng 3 – 4 tháng, bạn nên thay mới bàn chải một lần hoặc khi lông bàn chải đã bị sờn, tõe ra ngoài.

3.6. Dùng chỉ nha khoa đúng cách

Để làm sạch những cặn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm tre truyền thống. Tuy nhiên, khi dùng chỉ nha khoa, bạn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tổng thể của nướu. Nhờ vậy, tình trạng chảy máu nướu sẽ giảm dần theo thời gian. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng lực quá mạnh bởi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc nướu, gây chảy máu và đau nhức kéo dài.

Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp bảo vệ răng, nướu

Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp bảo vệ răng, nướu

3.7. Tránh hút thuốc

Như chúng tôi đã chia sẻ, các thành phần trong thuốc lá sẽ khiến cho răng, nướu bị kích ứng và dễ chảy máu. Do đó, để cải thiện tình trạng trên, bỏ hút thuốc lá là việc làm rất cần thiết. Bạn có thể áp dụng các biện pháp như nhai kẹo cao su, dùng nước súc miệng cai thuốc lá…

3.8. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và có chứa nhiều đường

Khi bị chảy máu nướu răng, bạn cần tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn và có nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… Bởi chúng khiến cho mảng bám, cao răng nhanh chóng hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào vùng mô nướu đang bị tổn thương và gây chảy máu kéo dài.

3.9. Ăn rau giòn

Nếu như bị chảy máu chân răng, bạn nên ăn những loại rau xanh. Chúng có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, giúp duy trì sự cân bằng của khoang miệng, cải thiện sức khỏe răng, nướu và giảm chảy máu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy ưu tiên những loại rau củ giòn như cần tây, cà rốt… do chúng giúp loại bỏ cặn thức ăn tốt hơn, làm sạch răng miệng hiệu quả.

3.10. Ăn uống đủ chất

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K (như rau cải xoăn, rau bina, củ cải đường…) và vitamin C (như cam, cà chua, dứa, rau diếp….). Bởi một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một biện pháp hiệu quả giúp răng, nướu thêm chắc khỏe. Từ đó, tình trạng chảy máu nướu cũng dần giảm bớt.

3.11. Thử đắp bột nghệ lên nướu răng

Sử dụng bột nghệ cũng là một mẹo được nhiều người áp dụng để chữa chảy máu chân răng tại nhà và đã thành công. Bởi chất curcumin có khả năng kháng viêm, tiêu sưng và kháng khuẩn hiệu quả. Chưa kể, bột nghệ còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục của các mô nướu đang bị tổn thương. Do đó, hiện tượng chảy máu nướu răng sẽ được cải thiện.

Cách thực hiện:

– Trộn bột nghệ với nước sạch.

– Cho vào nước nghệ một ít vitamin 5 và trộn đều để được hỗn hợp sền sệt.

– Đắp hỗn hợp bột nghệ lên vùng nướu răng đang bị tổn thương và giữ nguyên 10 phút.

– Súc miệng bằng nước để làm sạch cặn bột nghệ.

Bột nghệ có khả năng kháng viêm, tiêu sưng và kháng khuẩn

Bột nghệ có khả năng kháng viêm, tiêu sưng và kháng khuẩn rất tốt

3.12. Sử dụng túi trà

Bảng thành phần của túi lọc trà có chứa một chất có tên là tanin. Hoạt chất trên có khả năng làm se các niêm mạc ở nướu rất hiệu quả nên dùng túi lọc trà cũng là một cách giảm chảy máu chân răng mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng.

Cách thực hiện:

– Cho túi lọc trà vào nước để làm ướt.

– Bỏ túi trà vào trong ngăn đông của tủ lạnh khoảng vài phút.

– Đắp túi trà lên vùng răng bị chảy máu trong khoảng 5 phút.

3.13. Uống trà hoa cúc

Sử dụng trà hoa cúc mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, trong đó điển hình là kiểm soát viêm nướu và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Bởi trong thành phần của trà hoa cúc có chứa rất nhiều vitamin C, giúp cải thiện hệ miễn dịch, mô nướu thêm săn chắc.

Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 1 – 2 ly trà hoa cúc. Bạn không nên uống quá nhiều trà hoa cúc mỗi ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

3.14. Thử dùng mật ong

Bên cạnh những cách mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn cũng có thể sử dụng mật ong để trị chảy máu nướu răng ngay tại nhà. Bởi mật ong có chứa một hoạt chất kháng sinh tự nhiên là hydrogen peroxide với công dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus và kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong mật ong còn thúc đẩy quá trình liền vết thương ở mô nướu, giúp giảm chảy máu nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh răng, nướu sạch sẽ.

– Lấy tăm bông sạch nhúng mật ong rồi thoa lên vùng nướu bị viêm.

– Súc miệng bằng nước ấm sau 5 – 10 phút.

Thành phần của mật ong có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên

Trong bảng thành phần của mật ong có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên

3.15. Dùng thuốc điều trị

Đối với trường hợp chảy máu ở chân răng do bệnh lý răng miệng, các bác sĩ nha khoa có thể kê một số loại thuốc như Alpha Chymotrypsin, Azithromycin và Amoxicillin.

– Thuốc Alpha Chymotrypsin: Đây là một loại thuốc kháng viêm ở dạng men. Thuốc có công dụng giảm sưng, ngăn chặn phá hủy mô, giảm phù nề nướu và cải thiện hiện tượng chảy máu. Liều dùng phổ biến là uống 2 viên/lần, ngày uống 3 – 4 lần.

– Thuốc Azithromycin: Thuốc Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid, được dùng khá phổ biến điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng. Liều dùng của thuốc là uống 500mg vào ngày đầu tiên và 250mg vào 4 ngày tiếp theo.

– Thuốc Amoxicillin: Các hoạt chất trong thuốc kháng sinh Amoxicillin có khả năng chống lại vi khuẩn rất tốt. Nhờ vậy, hiện tượng nhiễm khuẩn và chảy máu nướu răng cũng sẽ được kiểm soát. Liều dùng của thuốc là uống 1 – 2 viên nén 500mg, ngày uống 2 – 3 lần.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng mà Nha Khoa Paris chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, hiện tượng trên có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp chân răng bị chảy máu dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xử lý sớm, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc An Khang: “Chảy máu chân răng là bệnh gì? 7 nguyên nhân gây chảy máu chân răng”
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai: “Cảnh báo khi bạn bị chảy máu chân răng”
WebMD: “Bleeding Gums and Your Health”
Healthline: “How to Stop Bleeding Gums: 10 Methods to Try”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, có thể do mảng bám, cao răng, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải lông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chảy máu chân răng gây hôi miệng: Những điều cần biết

Chảy máu chân răng gây hôi miệng: Những điều cần biết

Chảy máu chân răng hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,… Tuy nhiên, trong một vài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map