Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chảy máu sau nhổ răng có sao không? Cách cầm máu nhanh nhất

Quá trình nhổ răng gây tác động đến các dây thần kinh xung quanh và mạch máu. Vì thế, đau buốt và chảy máu là hiện tượng thường gặp ở những người mới nhổ răng. Vậy làm cách nào để ngăn chảy máu sau nhổ răng? Đừng bỏ qua bài viết sau để biết cách khắc phục tình trạng này hiệu quả và nhanh chóng nhé!

1. Nguyên nhân làm chảy máu sau nhổ răng

Thực tế, khi nhổ bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng có thể xảy ra chảy máu. Những nguyên nhân chảy máu sau nhổ răng phổ biến là:

– Quá trình nhổ răng làm đứt mạch máu lớn, máu sẽ chảy ra trong niêm mạc hoặc từ màng xương chân răng

– Trong khi nhổ răng, bác sĩ để sót các tổ chức hạt của chóp chân răng

– Bác sĩ mở vết thương quá lớn hoặc làm tổn thương tới các tổ chức quanh răng

– Vị trí răng được nhổ mắc các bệnh về răng lợi như sâu răng, viêm nha chu, viêm tuỷ,…

– Nhổ răng khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt đối ở nữ giới

– Cơ thể bị thiếu chất, thiếu vitamin C cũng có thể gây chảy máu sau nhổ răng

– Người đang mắc các bệnh liên quan tới hemophilia, giảm tiểu cầu,…

– Huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây chảy máu sau nhổ răng

– Người bệnh mắc hội chứng suy giảm đông máu

– Vỡ động mạch trong quá trình ăn uống sau nhổ răng

– Vị trí răng khôn gây bất lợi khi nhổ răng, chân to và sâu nên việc nhổ sẽ khó khăn hơn

Nguyên nhân làm chảy máu sau nhổ răng

Nguyên nhân làm chảy máu sau nhổ răng

2. Chảy máu sau khi nhổ răng có bị sao không

Chảy máu sau nhổ răng là điều khó tránh khỏi, xảy ra rất phổ biến. Đây cơ chế bình thường, chảy máu giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương và giảm nguy cơ viêm xương ổ răng.

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ đặt bông gạc vào vị trí nhổ răng để hình thành cục máu đông và làm chảy máu chậm lại.

Chảy máu sau khi nhổ răng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người hoặc do thuốc. Người bệnh có thể bị chảy máu trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. Có nhiều biện pháp giúp kiểm soát và cầm máu bao gồm cả can thiệp y tế.

3. Nhổ răng sau bao lâu sẽ hết chảy máu

Máu sẽ ngừng chảy trong khoảng 30 phút sau khi nhổ răng bởi cục máu đông để bịt lỗ nhổ đã được hình thành. Nếu có rỉ máu ít làm nước bọt có màu hồng trong 24 giờ đầu thì không đáng lo ngại.

Chảy máu trong trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra rất lâu. Nếu chảy máu kéo dài đến 2 giờ hoặc lâu hơn, thì bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp cầm máu nhổ răng.

4. Cách cầm máu sau nhổ răng an toàn

Để hạn chế biến chứng có thể xảy ra, bạn nên áp dụng biện pháp cầm máu khi nhổ răng càng sớm càng tốt, cụ thể như: dùng miếng băng gạc, uống thuốc theo chỉ định, dùng trà xanh cầm máu, chườm đá, giữ cục máu đông, tái khám định kỳ.

4.1. Dùng miếng băng gạc

Để ngăn chảy máu sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt miếng băng gạc vô trùng vào nơi vừa nhổ và dặn bạn phải cắn chặt vào miếng băng gạc đó trong vòng 30-60 phút. Máu ở vết thương sẽ thấm từ từ và đông lại nhanh hơn. Do đó khi về nhà, bạn cũng có thể dùng băng gạc như sau:

– Lấy miếng gạch sạch cuộn tròn hoặc gấp hình vuông sao cho khít với ổ răng

– Đặt miếng gạc vào vị trí răng vừa nhổ và giữ cố định trong khoảng 45 – 60 phút. Việc này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng chảy máu ở những mao mạch nhỏ.

Ngoài ra, bạn có thể làm tương tự với túi trà lọc để tạo cục máu đông nhanh chóng, giảm chảy máu.

4.2. Uống thuốc theo chỉ định

Sau khi nhổ răng nếu có tình trạng chảy máu tại vị trí nhổ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cầm máu theo đúng liều lượng và cách dùng. Bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và có kết quả điều trị tốt nhất.

Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

4.3. Cầm máu bằng trà xanh

Trà xanh có thành phần chính là axit tannic giúp hình thành cục máu đông, ngăn chặn tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

– Lấy một miếng gạc sạch và thấm vào ly nước trà xanh ấm

– Gập đôi miếng gạc và đặt vào vết nhổ răng

– Giữ trong khoảng 30 – 40 phút tại vị trí nhổ răng sẽ giúp hình thành cục máu đông và cầm máu nhanh chóng

4.4. Chườm đá

Chườm lạnh ngoài vị trí nhổ răng giúp giảm triệu chứng sưng đau và hỗ trợ cầm máu hiệu quả. Đá lạnh sẽ giúp làm tê liệt các dây thần kinh tạm thời, mạch máu co lại, ngăn chảy máu.

Cách thực hiện:

– Lấy khăn bông mềm ngâm vào nước đá trong 1 – 2 phút

– Sau đó, dùng khăn bông bọc 2 – 3 viên đá

– Chườm nhẹ khăn vào vùng má ngoài vị trí răng nhổ trong khoảng 2 – 3 phút.

– Thực hiện lặp lại từ 10 – 15 phút

Chườm đá ngoài vị trí nhổ răng

Chườm đá ngoài vị trí nhổ răng

4.5. Giữ cục máu đông ở vị trí răng nhổ

Trong 24 giờ đầu sau nhổ răng, bạn hạn chế tác động tới cục máu đông. Bởi chúng có vai trò quan trọng trong việc cầm máu và làm lành vết thương. Vì thế, bạn nên kiêng kỵ những thói quen sau:

– Súc miệng, khạc nhổ quá mạnh

– Hoạt động mạnh, ăn đồ dai và cứng

– Dùng ống hút hoặc tay, lưỡi chạm vào vị trí vừa nhổ răng

– Chơi những loại nhạc cụ như sáo, kèn,…

4.6. Thăm khám bác sĩ

Sau khi thực hiện các cách cầm máu trên mà máu vẫn chảy liên tục, bạn cần đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp xử lý:

– Nếu chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương thì bác sĩ sẽ rửa sạch, khâu lại vết thương

– Trường hợp sót chân răng, ổ viêm thì bạn cần được nạo bỏ sạch những phần này

– Với tình trạng chảy máu do đứt mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện tiểu phẫu để thắt lại mạch máu

Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ

5. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng

Bạn cần tuân thủ việc vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tránh hút thuốc lá để đảm bảo quá trình lành vết thương thuận lợi và duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất.

5.1. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương, làm tan cục máu đông ở vị trí nhổ răng, cần lưu ý:

– Hạn chế đánh răng hoặc tác động trực tiếp vào ổ răng mới nhổ sau 1 – 2 ngày

– Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm để tránh tổn thương đến các mô mềm xung quanh

– Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối loãng để bảo vệ cục máu đông. Tránh dùng nước súc miệng chuyên dụng và nước muối sinh lí bởi có thể gây kích ứng và làm tan cục máu đông

– Kết hợp dùng tăm chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng

5.2. Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, giúp vết thương sau nhổ răng mau lành. Tuân thủ những nguyên tắc sau sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả:

– Tránh làm việc nặng hoặc tập thể thao quá sức

– Tuyệt đối không cúi người hoặc khiêng vác đồ nặng

– Kê gối nằm để đầu cao hơn tim khi ngủ sẽ giúp huyết áp ổn định và ngăn chảy máu

– Chỉ ăn thức ăn lỏng hoặc mềm trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng

– Không nhai kẹo cao su, đồ uống có gas, tránh thực phẩm nóng hoặc lạnh

– Nhai thật nhẹ nhàng, chậm rãi và kỹ

– Tránh thức ăn cứng, giòn vì có thể làm tổn thương thêm vết thương ở vị trí nhổ răng và gây chảy máu nghiêm trọng

Ăn thức ăn lỏng hoặc mềm

Ăn thức ăn lỏng hoặc mềm

5.3. Không hút thuốc

Những người hay hút thuốc và uống bia rượu sẽ gặp nhiều biến chứng hơn sau khi nhổ răng. Thành phần Nicotin có trong thuốc lá và cồn trong rượu bia sẽ làm tăng mức độ chảy máu. Cần tránh hút thuốc và uống rượu bia ít nhất 72 giờ sau khi nhổ răng để quá trình cầm máu hiệu quả.

6. Vỡ cục máu đông sau nhổ răng

Tình trạng vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng có thể xảy ra khi bạn không thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ hoặc gặp các bệnh lý khiến máu khó đông.

Nếu cục máu đông vỡ ra, bạn sẽ mất đi lớp bảo vệ vết thương, dễ nhiễm trùng, sưng viêm. Thậm chí, tình trạng chảy máu không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp cầm máu thông thường.

7. Có nên uống thuốc cầm máu sau nhổ răng

Thông thường, tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu muốn cầm máu nhanh thì bạn có thể dùng thuốc cầm máu. Sử dụng thuốc không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng sinh để cầm máu như:

– Thuốc Calci Clorid:

Calci clorid giúp hình thành và giữ cục máu đông, cầm máu hiệu quả. Ngoài ra, loại thuốc còn có tác dụng cân bằng lượng acid có trong máu và chống dị ứng.

– Thuốc Acid tranexamic:

Đây là loại thuốc giúp cầm máu gián tiếp, tan trong nước và có màu trắng. Cơ chế cầm máu của Acid tranexamic bằng cách ngăn chặn sự phân hủy của Fibrin. Thuốc này ngoài chỉ định cầm máu trong và sau quá trình nhổ răng thì còn có tác dụng cầm máu do tai nạn, rong kinh, chảy máu cam,…

– Thuốc Carbazochrom:

Thuốc có chứa Carbazochrom, là một loại thuốc có công dụng cầm máu gián tiếp. Cơ chế tác dụng của Carbazochrom là làm tăng bền thành mạch, ngăn máu thẩm thấu qua mao mạch.

Thuốc Acid tranexamic ngăn ngừa chảy máu

Thuốc Acid tranexamic ngăn ngừa chảy máu

8. Không cầm được máu sau khi nhổ răng

Chảy máu không kiểm soát được sau khi nhổ răng có thể do vết nhổ đã bị viêm nhiễm và mạch máu bị tổn thương gây nhiều biến chứng. Viêm nhiễm trong vùng răng nhổ làm suy giảm quá trình đông máu và chảy máu kéo dài.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Việc thăm khám sớm giúp kiểm soát tình trạng và ngăn chặn nguy cơ biến chứng. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn và chăm sóc vùng răng nhổ để đảm bảo quá trình phục hồi tốt.

Trên đây là những biện pháp cầm máu sau nhổ răng đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Nếu chảy máu sau nhổ răng nhiều, liên tục thì tốt nhất bạn hãy đến nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Cầm máu sau khi nhổ răng: 6 mẹo hiệu quả”

YouMed: “Lưu ngay cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả”

Nhà thuốc Long Châu: “Cách cầm máu khi nhổ răng để nhanh chóng lành thương”

National Institutes of Health: “Interventions for treating post‐extraction bleeding”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng là dấu hiệu thường gặp khi có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng điều này có thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm, có thể bùng phát thành dịch. Bệnh có thể tiến triển nặng và rất phức tạp. Trong đó sốt xuất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map