
Răng hàm hô hay hàm móm là tình trạng thường gặp khi xương hàm dưới phát triển quá mức, chìa hẳn ra ngoài so với hàm trên. Lúc này, chỉnh hô hàm dưới là việc làm cần thiết giúp cải thiện thẩm mỹ của gương mặt đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai.
Răng hô hàm dưới hay còn gọi là khớp cắn ngược chính là tình trạng răng móm. Đây là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng khi hàm dưới lại phát triển quá mức, hàm trên luôn thụt vào phía trong so với hàm dưới.
Điều này không những gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả gương mặt, mà còn khiến chất lượng ăn nhai bị suy giảm nặng nề.
Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của tình trạng này bằng mắt thường:
– Khi ngậm răng lại, bệnh nhân sẽ cảm thấy sự tương quan giữa hai hàm răng bị ngược, răng hàm dưới chìa ra ngoài bao trọn cả hàm trên.
– Tình trạng hô hàm dưới sẽ khiến người bệnh có gương mặt lưỡi cày mất thẩm mỹ. Có thể thấy rõ phần cằm đưa ra phía trước quá nhiều so với bình thường. Kéo theo gò má và mũi ở vị trí khá thấp và khuôn mặt có dấu hiệu bị lõm vào trong so với trán.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng hô hàm dưới
Phần lớn nguyên nhân gây hô xương hàm dưới là do yếu tố di truyền, còn lại là do những thói quen xấu và tình trạng mất răng gây nên.
Khi cha mẹ, ông bà rơi vào trường hợp xương hàm bị móm thì khả năng di truyền cho đời con cháu là rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ móm xuất phát do yếu tố di truyền ở mức cao, lên đến 90%.
Bệnh nhân bị móm bẩm sinh sẽ có các đoạn gen ức chế sự phát triển của hàm trên hoặc gen khiến hàm dưới quá phát. Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng giữa 2 hàm và gây ra tình trạng xương bị móm.
Những tật xấu mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng có thể là lý do gây móm. Duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài sẽ khiến răng cửa dần bị sai lệch, nặng hơn là làm xương hàm phát triển không đúng cách & tạo ra móm
Nếu vì lý do nào đó bị mất răng và không phục hồi sớm thì cũng dễ gây ra hiện tượng móm. Lý do vì khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, từ đó làm lợi bị tụt và hàm răng trở nên xô lệch.
Đặc biệt khi mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu lâu sẽ khiến diện tích hàm trên bị ngót lại, từ đó gây ra móm. Càng mất nhiều răng thì biểu hiện móm ra ngoài sẽ càng rõ.
Tình trạng răng hàm dưới bị hô có thể bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính sau đây:
– Móm do hàm: Nguyên nhân này phương pháp niềng răng sẽ không có tác dụng. Lúc này bạn cần phẫu thuật chỉnh hàm là tốt nhất.
– Móm do răng: Trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định bạn niềng răng. Đây là cách tối ưu nhất để khắc phục tình trạng răng hàm dưới bị hô.
– Móm do cả răng và hàm: Nếu răng bạn trong tình trạng trên, bạn cần điều trị kết hợp giữa niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm.
Để được biết nguyên nhân hô hàm dưới của bản thân là do đâu, người bệnh nên đến các thương hiệu lớn, ở đây có bác sĩ giỏi sẽ thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị.
Khi nào nên niềng răng hàm dưới bị hô
Để điều trị tình trạng móm bằng cách niềng răng, bệnh nhân có thể lựa chọn các hình thức như sau:
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống với những ưu điểm là bền, vững chắc, hiệu quả trong điều trị, chi phí thấp. Tuy nhiên nhược điểm lớn của nó là không mang lại tính thẩm mỹ cao, dễ gây ra tổn thương răng lợi cho người bệnh.
Đây là phương pháp điều trị răng thẩm mỹ với các mắc cài được gắn vào bên trong của mặt răng. Nhưng đây là một phương pháp khó và rất phức tạp chính vì vậy đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ phải thật vững chắc.
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ cũng giống với mắc cài kim loại có tính hiệu quả cao trong việc nắn chỉnh răng, tuy nhiên phương pháp này được nhiều người lựa chọn hơn bởi nó mang lại tính thẩm mỹ, màu mắc cài gần giống màu răng nên khó phát hiện hơn.
Đây là kỹ thuật niềng răng mới nhất được nghiên cứu từ trung tâm invisalign của Hoa Kỳ, không cần sử dụng mắc cài vướng víu như các phương pháp trên mà thay vào đó là các khay niềng trong suốt, dễ tháo lắp, rất thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng.
Phương pháp niềng răng hàm dưới bị hô
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Điều trị có thể bằng cách chỉnh xương hàm, chỉnh răng hoặc phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là sửa chữa sự lệch lạc giữa cung răng trên và cung răng dưới ở tư thế khớp cắn chạm múi tối đa, lập lại sự hài hòa giữa 2 xương hàm.
Được chỉ định cho các hàm răng vĩnh viễn hoặc cuối giai đoạn răng hỗn hợp, kết hợp chặt chẽ với chỉnh xương cơ học hoặc phẫu thuật. Mục đích nhằm tạo sự phối hợp tốt giữa các cung răng, đạt được sự lồng múi toàn bộ ngăn cản sự trượt ra trước của xương hàm dưới. Khi sử dụng các khí cụ này có thể phải nhổ răng hoặc không nhổ răng, không nhổ răng trong các trường hợp không có sự mất hài hòa giữa răng và xương hàm.
Thường chỉ định trong các trường hợp vẩu xương hàm dưới nguyên thể do di truyền. Khi phẫu thuật có thể ở một hoặc nhiều vị trí sau: cành lên xương hàm dưới, góc hàm, thân xương hàm dưới. Ngoài ra có thể phẫu thuật bổ sung đưa xương hàm trên ra trước, phẫu thuật lưỡi. Cắt lưỡi nhằm mục đích tránh tái phát, hay chỉ định trong trường hợp có kiểu mặt dài.
Mục đích là kết hợp hoạt động các cơ nhai, chú ý đến các hoạt động kéo lùi; sửa chữa thăng bằng lưỡi- môi- má để tăng lực làm rộng xương hàm trên ở phía vòm miệng, kìm hãm sự tăng trưởng của xương hàm dưới, thúc đẩy sự tăng trưởng của xương hàm trên và khối tiền hàm, thành lập một nút chặn khớp ngăn chặn sự trượt ra trước của xương hàm dưới nhờ một cái chặn ở răng cửa và chạm múi đầy đủ của các răng bên.
Các phương tiện này thường được dùng trong trường hợp vẩu xương hàm dưới ổ răng hoặc nền xương có nguồn gốc chức năng ngay từ lúc hàm răng sữa. Các khí cụ này cũng có hiệu quả trong giai đoạn hàm răng hỗn hợp hoặc giai đoạn đầu bộ răng vĩnh viễn. Các khí cụ chỉnh xương này có rất nhiều loại như: hàm chức năng, khí cụ chỉnh xương cơ học.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Sử dụng biện pháp bổ sung như mài răng nanh sữa, dùng thanh gỗ để định hướng sự mọc răng cửa trên có hiệu quả trước và trong khi điều trị để làm giảm nguy cơ hàm dưới trượt ra trước chức năng.
Tùy theo phương pháp điều trị. Phải duy trì kết quả cho đến khi kết thúc sự tăng trưởng xương hàm dưới. Tất cả các yếu tố răng, cơ, xương đều tham gia vào quá trì ổn định lập lại sự hài hòa của hàm dưới với mặt.
Chỉnh hô hàm dưới là biện pháp tốt nhất để cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt, cũng như khôi phục chức năng nghiền thức ăn một cách hoàn hảo. Do đó, nếu đang gặp nhược điểm này, người bệnh nên mau chóng thực hiện chỉnh hình để có diện mạo cân đối, ưu tú.
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900