Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trám răng có cần lấy tủy không, vì sao cần xử lý gấp

Trám răng là giải pháp khắc phục răng bị sâu, vỡ, nứt kẽ trở thành một chiếc răng lành lặn như ban đầu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi đi trám răng lại được tư vấn rằng phải lấy tủy. Vậy trám răng có phải lấy tủy không? Nếu lấy thì có việc gì không? Cùng tìm hiểu về câu trả lời dưới đây bạn nhé!

1/. Tìm hiểu trám răng có cần lấy tủy?

Tủy răng có chức năng cảm nhận, mang lại cảm giác cho bạn khi có tác động từ bên ngoài lên răng như bị thương, nhiệt độ nóng, lạnh,…Nó là một liên kết tổ hợp các dây thần kinh, mạch máu và mô ở bên trong răng và thân răng.

Việc trám răng có cần lấy tủy hay không phụ thuộc vào tình trạng răng cần trám của bạn. Nếu như răng bạn bị nứt, vỡ hoặc sâu ở mức độ nhẹ (chưa bị sâu vào trong tủy) thì bác sĩ thực hiện trám không cần phải lấy tủy mà chỉ cần làm sạch vết sâu và trám vào khoảng trống của ổ sâu, nứt.

Trám răng có cần lấy tủy và có đau hay không

Trám răng có cần lấy tủy và có đau hay không

Tuy nhiên, trong trường hợp răng bạn bị sâu, vỡ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tủy thì bác sĩ thực hiện sẽ phải tiến hành lấy tủy trước khi hàn trám răng cho bạn. Bác sĩ sẽ nạo sạch phần răng bị viêm, sâu, loại bỏ vi khuẩn quanh ổ răng và tiến hành trám bít phục hồi răng.

2/  Các trường hợp nào cần phải trám răng lấy tủy?

Không phải trường hợp nào trám răng cũng cần phải lấy tủy mà còn phụ thuộc vào tình trạng răng bạn gặp phải. Vậy những trường hợp nào phải lấy tủy và trường hợp nào không phải lấy tủy. Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

2.1/ Trường hợp không cần phải trám răng lấy tủy

Bác sĩ thực hiện sẽ không lấy tủy khi trám răng cho khách hàng khi tình trạng khách hàng nằm trong các trường hợp sau:

– Răng trám chỉ sâu, vỡ, chấn thương ở mức độ nhẹ ở trên mặt răng và không hề cảm thấy đau nhức.

– Khách hàng trám răng thẩm mỹ với tình trạng thưa, khấp khểnh,…

Những trường hợp trên bác sĩ thực hiện sẽ loại bỏ đi phần sâu,…sau đó tiến hành làm sạch vùng trám, tạo hình và thực hiện trám lên răng bằng vật liệu bạn đã chọn ban đầu.

2.2/ Trường hợp cần phải điều trị tủy

Trường hợp bác sĩ chỉ định khách hàng cần điều trị tủy khi gặp phải tình trạng răng bị sâu, vỡ nặng vào bên trong tủy răng dẫn đến viêm hoặc chết tủy.

Trường hợp trám răng cần lấy tủy

Trường hợp trám răng cần lấy tủy

– Khách hàng phải điều trị tủy là khách hàng gặp phải các dấu hiệu như:

– Răng có tình trạng lung lay, đau âm ỉ kèm ê nhức kéo dài.

– Cơn đau thường xuất hiện bất ngờ vào ban đêm

– Nhìn thấy tủy răng bằng mắt thường cùng vết mủ quanh chân răng.

Những trường hợp trên bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy và hàn trám gập cho khách hàng để khắc phục.

Tuy nhiên, kỹ thuật điều trị tủy khác phức tạp và đòi hỏi bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề mới làm tốt được bởi nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mô răng cùng các dây thần kinh dưới răng.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3/ Ưu và nhược điểm khi trám răng lấy tủy

Phương pháp trám răng được đánh là là giải pháp tối ưu điều trị sâu răng, vỡ một cách an toàn mà hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi một giải pháp đều có mặt trái và mặt phải của nó. Cùng đi tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của trám răng lấy tủy để có cái nhìn chính xác nhất về phương pháp này nhé!

3.1/Nhược điểm khi trám răng lấy tủy

Bởi trám răng là đắp một vật liệu được chọn lên chiếc răng bị hỏng để phục hồi thành chiếc răng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, những vật liệu này không thể tồn tại mãi mãi giống răng thật mà nó sẽ vỡ, nứt sau một thời gian.

Bên cạnh đó, một chiếc răng đã được lấy tủy sẽ bị mất đi sự sống do không có nguồn nuôi dưỡng là tủy răng và nó chỉ có thể kéo dài tuổi thọ thêm 15 – 20 năm nữa.

3.2/ ưu điểm khi trám răng lấy tủy

Về ưu điểm khi trám răng lấy tủy thì bạn sẽ cảm nhận thấy rất rõ ràng với các ưu điểm sau:

– Hết hoàn toàn đau nhức, khó chịu do viêm tủy: Khi trám răng lấy tủy bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn tủy răng bị viêm nhiễm gây đau nhức, khó chịu suốt thời gian qua.

– Khôi phục chức năng ăn nhai ở răng bị tủy: Bạn không còn lo lắng phải né tránh chiếc răng bị viêm tủy mỗi khi ăn nhai vì đau của mình thay vào đó bạn đã có được chiếc trám có thể thoải mái ăn nhai.

– Bảo tồn, giữ được răng thật: Viêm tủy để lâu dài sẽ dẫn đến biến chứng năng như áp xe, tiêu xương và nghiêm trọng nhất là mất răng. Trám răng lấy tủy sẽ giúp bạn giữ được chiếc răng bị tủy lại mà không hề thấy đau nhức, cùng một lớp vật liệu bảo vệ răng khi trám.

Ưu điểm trám răng lấy tủy

Ưu điểm trám răng lấy tủy

Như vậy bạn có thể nhận thấy ưu điểm của hàn trám hoàn toàn lấn áp đi nhược điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn về phục hình răng để có quyết định tốt nhất cho răng của mình nhé!

4. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Việc lấy tủy răng khi hàn trám là điều có thể sẽ xảy ra đối với các trường hợp bị tủy năng. Phương pháp được đánh giá là dễ dàng và an toàn trong nha khoa.

Tuy nhiên, việc lấy tủy răng sẽ có hai ảnh hưởng lớn đến khách hàng sau khi điều trị tủy như:

– Răng không được khỏe và chắc chắn như răng có tủy vì vậy không nên cắn xé những đồ cứng để tránh gãy vỡ.

– Tuổi thọ răng bị giảm xuống đáng kể và chỉ bền trong vòng 15 – 20 năm nữa

Như vậy, việc lấy tủy răng cũng mang đến ảnh hưởng khá rõ ràng cho khách hàng vì vậy trước khi quyết định lấy tủy bạn cần phải hỏi kỹ và thăm khám kỹ bởi chuyên gia để xác định chính xác tình trạng của mình để tránh những kết quả không mong muốn.

5. Tại sao lại phải lấy tủy răng?

Tủy răng được coi như là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng duy nhất của một chiếc răng, nó đem lại cảm giác và giúp chiếc răng hoàn thành chức ăn nhai của mình.

Tại sao phải lấy tủy răng

Tại sao phải lấy tủy răng

Những điều này đã được các bác sĩ nắm và hiểu rất rõ nhưng đối với một số trường hợp bác sĩ vẫn đưa ra quyết định lấy tủy răng khi tủy bị viêm bởi các lý do sau:

– Răng bị đau nhức, khó chịu mỗi ngày và tăng dần theo thời gian. Đặc biệt sẽ đau khi sờ vào.

– Những cơn đau tủy răng thường vào ban đêm gây đau đớn, mất ngủ và dẫn đến nhiều các bệnh khác trên cơ thể do không được nghỉ ngơi đầy đủ.

– Răng quá nhạy cảm với các loại thức có nhiệt độ nóng, lạnh và nhạy cảm với gia vị dẫn đến chán ăn, suy dinh dưỡng, các bệnh về tiêu hóa.

– Răng miệng không được khỏe mạnh do sưng nướu, mô dẫn đến cách bệnh về răng như áp xe, nha chu,.. lâu dần sẽ khiến răng lung lay và mất răng.

Vì vậy, khách hàng gặp phải tủy bị viêm sẽ phải điều trị lấy tủy răng để tránh gặp phải các tình trạng trên nhé!

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

6. Khi nào nên lấy tủy răng?

Trường hợp bác sĩ thực hiện lấy tủy cho khách hàng khi khách hàng gặp phải tình trạng răng sâu, vỡ, nứt gãy chạm đến vùng tủy răng gây nên viêm tủy. Như vậy, bạn nên đi lấy tủy răng khi răng bạn có tủy bị viêm.

Khi nào nên lấy tủy răng

Khi nào nên lấy tủy răng

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết răng bạn có tủy bị viêm, nhiễm:

– Xuất hiện những mủ trắng bên dưới chân răng nhưng không thấy đau

– Hơi đau khi ấn tay kèm theo hơi thở nặng mùi.

– Răng bị vỡ, sứt một mảng lớn gây lộ tủy răng (tình trạng này chưa dẫn đến viêm tủy ngay nhưng chắc chắn sẽ bị viêm sau một thời gian do vi khuẩn xâm nhập vào khoảng lộ tủy ra ngoài)

Như vậy, không phải khách hàng nào thực hiện trám răng cũng phải lấy tủy mà tùy vào tình trạng răng trám nặng hay nhẹ, có bị viêm tủy hay không nữa. Vì vậy, để chắc chắn bạn có phải lấy tủy trước khi trám răng hay không thì bạn nên đến thăm khám tại nha khoa uy tín để được các chuyên gia tư vấn chi tiết về tình trạng của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bị đen ở kẽ, các răng bị thưa, cách xa nhau. Và có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị nhức, ê buốt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm, mức độ và tình trạng thực tế của mỗi

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Trám răng Amalgam là một kỹ thuật phục hình để lấp đầy mô răng, tạo hình thể răng khi răng mắc bệnh lý và hư hỏng cấu trúc. Vậy hàn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Trám răng cấm là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng, phục hồi chức năng cho chiếc răng cối số 6 đơn giản và tiết kiệm nhất. Vậy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map