Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có nên nhổ răng hàm trên không – Các trường hợp cần phải nhổ

Bạn nên nhổ răng hàm trên trong các trường hợp răng bị lung lay nhiều, gãy/vỡ do chấn thương, sâu nặng, mọc sai vị trí và viêm nhiễm nghiêm trọng. Như vậy, đối với vấn đề có nên nhổ răng hàm trên không sẽ được đánh giá dựa vào tình trạng thực tế của bạn. Quá trình nhổ răng sẽ được diễn ra một cách an toàn nếu bạn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín.

1. Có nên nhổ răng hàm trên không

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà (Nha Khoa Paris chi nhánh Hồ Chí Minh) chia sẻ, việc nên hay không nên nhổ răng hàm trên sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng răng của mỗi người.

Theo đó, bạn nên nhổ răng hàm trên trong các trường hợp như răng bị sâu nặng, mọc ngầm/mọc lệch, chấn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm nặng.

Tất nhiên, việc nhổ bỏ bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm và nhất là khi chúng đã là răng vĩnh viễn đều cần phải có sự thăm khám, chỉ định rõ ràng từ bác sĩ nha khoa.

1.1. Có nên nhổ răng hàm trên không – Nhổ răng hàm trên bị sâu nặng

Các răng hàm trên nếu bị sâu nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, áp xe răng, tiêu xương… thì bắt buộc phải nhổ bỏ.

Bởi lúc bấy giờ phần thân răng đã bị phá hủy rất nhiều, gần như chỉ còn lại chân răng nên cũng không đảm bảo được chức năng ăn nhai như bình thường. Hơn thế, nếu như không nhổ chiếc răng đã bị sâu nặng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giữ một ổ vi khuẩn lớn trong khoang miệng.

Riêng đối với răng hàm số 8 hay còn được gọi là răng khôn, dù mới chỉ bị sâu nhẹ thì bác sĩ nha khoa vẫn thường khuyên nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Vì răng số 8 là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên việc vệ sinh bao giờ cũng khó khăn hơn, dễ tích tụ cặn thức ăn, mảng bám nên tình trạng sâu càng nhanh tiến triển phức tạp.

Trong khi đó, chân răng số 8 thường nằm rất gần với các dây thần kinh hàm mặt. Nên nếu bị sâu thì nên nhổ bỏ sớm để tránh tình trạng khi sâu nặng, các vi khuẩn tấn công xuống các tổ chức phía dưới gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

có nên nhổ răng hàm trên không - Nhổ răng hàm trên bị sâu nặng

Nhổ răng hàm trên bị sâu nặng

1.2. Nhổ răng hàm trên mọc ngầm, mọc lệch

Răng hàm trên mọc ngầm, mọc lệch sẽ gây ra các đau nhức, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, viêm nướu… nên cũng cần nhổ bỏ.

Không chỉ răng hàm số 8 mà ngay cả các răng cửa, răng nanh ở hàm trên cũng đều có thể xảy ra tình trạng phát triển sai vị trí và dẫn đến những hệ lụy như trên.

Ngay cả khi chiếc răng mọc lệch, mọc ngầm không làm bạn bị đau nhức, khó chịu thì vẫn nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai.

1.3. Nhổ răng hàm trên bị lung lay, chấn thương nghiêm trọng

Răng hàm trên bị lung lay không thể trở lại trạng thái ban đầu hoặc gãy, vỡ quá nhiều do chấn thương không hàn trám, bọc sứ được nữa thì cũng cần nhổ bỏ.

Thông thường, đối với các trường hợp răng bị chấn thương như nứt, gãy, vỡ hoặc lung lay, bác sĩ nha khoa vẫn sẽ ưu tiên các biện pháp khắc phục giúp bảo tồn răng gốc một cách tối ưu nhất.

Thế nhưng đối với các trường hợp răng bị lung lay, chấn thương nghiêm trọng thì bắt buộc phải nhổ răng để không làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

Nhổ răng hàm trên bị lung lay, chấn thương nghiêm trọng

Nhổ răng hàm trên bị lung lay, chấn thương nghiêm trọng

1.4. Có nên nhổ răng hàm trên không – Nhổ răng hàm trên bị viêm nhiễm nặng

Răng bị viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm tủy ở mức độ nặng cũng là các trường hợp nên nhổ răng.

Đối với tình trạng răng hàm trên bị viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, kèm theo đó là các biến chứng như răng lung lay, gãy, vỡ, đau nhức dữ dội…

Hơn thế, khi răng cũng như những tổ chức xung quanh răng bị viêm nặng nếu không nhổ bỏ thì theo thời gian các vi khuẩn gây hại sẽ có xu hướng lan rộng ra, tấn công sang các bộ phận khác trong miệng.

Nguy hiểm nhất là khi vi khuẩn xâm nhập được vào các mạch máu, nếu không kịp thời phát hiện có thể xảy ra biến chứng nhiễm trùng huyết – đe dọa trực tiếp tới tính mạng của chúng ta.

2. Nhổ răng hàm trên có nguy hiểm không

Quá trình nhổ răng hàm trên tại các cơ sở nha khoa uy tín luôn được đánh giá là rất an toàn, nhờ có sự trợ giúp của những loại máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

Vì vậy, việc nhổ răng hàm trên sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe cũng như hệ thống dây thần kinh xung quanh.

Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng bạn sẽ được bác sĩ gây tê nên trong suốt quá trình thực hiện cũng sẽ không cảm thấy đau nhức hay quá khó chịu.

Nhổ răng hàm trên có nguy hiểm không

Nhổ răng hàm trên hoàn toàn không nguy hiểm khi thực hiện đúng cách

3. Tự nhổ răng hàm trên có nguy hiểm không

Trái ngược với nhổ răng hàm trên tại nha khoa, nếu bạn tự thực hiện tại nhà thì hoàn toàn không an toàn chút nào. Nhất là trong các trường hợp thực hiện không đúng cách, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sót chân răng, chảy máu nhiều và thậm chí thậm chí viêm xương hàm.

Ngay cả đối với các trường hợp nhổ răng sữa cho trẻ, nếu như phụ huynh không hiểu rõ cách thực hiện và cũng không xác định được lúc nào nên nhổ răng cho bé thì cách tốt nhất vẫn là đi thăm khám tại phòng khám nha khoa uy tín.

4. Nhổ răng hàm trên có bị hóp má không

Nhổ răng hàm trên nếu không phục hình răng giả sớm thì theo thời gian, do mất lực tác động từ quá trình ăn nhai nên phần xương hàm ở phía dưới sẽ dần bị tiêu biến và gây ra tình hóp má, lão hóa sớm.

Đặc biệt là ở nhóm răng hàm, tình trạng má bị hóp lại sau khi mất răng lâu ngày sẽ càng rõ ràng.

Má bị hóp sẽ khiến bạn trông già hơn tuổi, làn da bên ngoài cũng bị nhăn nheo nhiều hơn.

Nhổ răng hàm trên có bị hóp má không

Nhổ răng hàm trên nếu không phục hình sớm sẽ bị hóp má

5. Nhổ răng hàm trên có mọc lại không

Nhổ răng hàm trên có mọc lại hay không sẽ được phân thành hai trường hợp như dưới đây:

Cơ chế tự nhiên khi nhổ răng hàm trên: là răng mới sẽ mọc thay thế, đây là quy trình tự nhiên của cơ thể chúng ta.

Đối với trường hợp nhổ răng hàm trên nhưng không mọc lại là: các răng nhổ đi là răng vĩnh viễn. Một khi răng vĩnh viễn đã nhổ bỏ, sẽ không có bất kỳ chiếc răng nào mọc lên để thay thế. Riêng các răng hàm số 6, 7 và 8 khi phát triển lên vốn đã là răng vĩnh viễn, nên không mọc thêm lần nào nữa.

6. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng hàm trên

Sau khi nhổ răng hàm trên xong, để giúp vết thương mau lành và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì bạn cần đặc biệt phải quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc hàng ngày.

Cầm máu: Cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 – 60 phút sau khi nhổ răng xong. Những ngày sau nếu tại vị trí nhổ răng vẫn còn rỉ ra chút máu thì bạn cũng chỉ cần dùng bông gòn thấm lại.

Nghỉ ngơi: Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất trong 24 tiếng đầu tiên sau khi nhổ răng.

Uống thuốc: Sau khi nhổ răng xong, thường thì bạn sẽ được bác sĩ kê cho thuốc giảm đau và một số loại kháng sinh chống viêm khác. Việc duy nhất bạn cần làm là uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chườm lạnh: Đau nhức là tình trạng rất dễ gặp phải sau khi nhổ răng, để giảm đau bạn chỉ cần dùng đá lạnh bọc vào trong túi hoặc miếng vải sạch để chườm là được.

Vệ sinh răng miệng: Trong ngày đầu tiên tuyệt đối không chải răng, súc miệng nước muối hay khạc nhổ mạnh. Từ ngày thứ hai trở đi bạn đã có thể chải răng và súc miệng nước muối. Nhưng lưu ý là tránh chải trực tiếp vào vị trí đã mất răng vì có thể khiến vết thương bị đau, chảy máu trở lại.

Ăn uống: Khi vết thương chưa lành hoàn toàn thì bạn nên ưu tiên ăn các món mềm như súp, cháo, sữa chua, thịt ninh nhừ… Kiêng các món cứng, dai, cay, nóng, chua vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng hàm trên

Sau khi nhổ răng cần uống thuốc theo đúng đơn của bác sĩ

Thông qua những chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn tìm kiếm được đáp án hài lòng nhất đối với câu hỏi có nên nhổ răng hàm trên không. Để biết chính xác đối với trường hợp của mình có phải nhổ răng ở hàm trên hay không, bạn hãy đến trực tiếp phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Paris trên khắp cả nước, bác sĩ của chúng tôi sẽ kiểm tra và tư vấn cụ thể. .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng hàm
Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm hoàn toàn không nguy hiểm gì đối với sức khỏe của bạn nếu như thực hiện tại địa chỉ uy tín. Hơn thế, quá trình thực hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và gây suy giảm nhất định đến sức khỏe răng miệng, đây chính là lời khẳng định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, xương hàm tiêu biến, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng… Do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nên nhổ răng hàm dưới khi nào? Có nguy hiểm không?

Nên nhổ răng hàm dưới khi nào? Có nguy hiểm không?

Răng hàm dưới có vai trò rất quan trọng trong cung hàm. Chính vì vậy, nhổ răng hàm dưới ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai, nghiền

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Để nhổ đi răng hàm bị sâu nặng, bạn có thể dùng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map