Chúng ta chỉ nên nhổ răng khôn nếu như quá trình phát triển răng gây ra các biến chứng đau nhức, viêm lợi, nhiễm trùng, u nang, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh… Còn đối với các trường hợp răng khôn mọc bình thường, không gây ảnh hưởng xấu thì tất nhiên vẫn nên giữ lại. Do đó, đối với việc có nên nhổ răng khôn không sẽ được đánh giá dựa trên tình trạng thực tế của bạn.
Bác sĩ Trần Minh Hiệp (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, việc nên hay không nên nhổ răng khôn còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Điển hình, chúng ta cần nhổ răng khôn khi chúng gây các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang và thậm chí làm ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Trong trường hợp như vậy, việc nhổ bỏ răng số 8 là điều rất cần thiết vì nếu giữ lại sẽ càng dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, nhổ răng khôn còn được xem là chỉ định cần thiết trong một số trường hợp dưới đây.
Răng khôn phát triển tạo thành khe hở với răng bên cạnh, làm thức ăn dễ bị giắt lại cũng như tích tụ mảng bám dẫn đến tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu…
Răng khôn mọc thẳng, còn đủ chỗ, không bị nướu cản trở nhưng lại có hình dạng bất thường, nhỏ, nhọn… gây nguy cơ cao bị sâu răng, viêm lợi trong tương lai.
Răng khôn mọc thẳng, nướu không cản trở, không gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh nhưng lại bị sâu, viêm nha chu.
Răng khôn mọc thẳng không gặp bất kỳ vấn đề nào nhưng phía đối diện lại không có răng khiến răng khôn trồi dài hơn gây nhồi nhét thức ăn, viêm loét vùng lợi.
Như vậy, không phải mọi trường hợp đều cần tiến hành nhổ răng bỏ răng số 8. Bạn chỉ biết được chính xác đối với tình trạng của mình thì có cần nhổ răng khôn không sau khi được bác sĩ nha khoa thăm khám, kiểm tra trực tiếp.
Ngoài ra, việc nhổ răng khôn còn được cân nhắc trong từng tình trạng khác nhau như đang đau, đang mang thai, niềng răng…
Ngay cả đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thì khi đang đau nhức sẽ không thể can thiệp nhổ răng ngay được.
Bởi việc thực hiện nhổ răng khôn khi đang bị đau nhức có thể khiến tình trạng đau thêm dữ dội hơn. Chưa kể, nếu răng còn có hiện tượng viêm nhiễm còn khiến vi khuẩn lây lan rộng.
Vì vậy, đối với trường hợp trên bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng trước và sau đó khi tình trạng đau nhức chấm dứt mới tiến hành nhổ răng.
Không nên nhổ răng khôn khi đang bị đau
Răng khôn mọc lệch dù không đau thì vẫn nên nhổ, vì do răng phát triển sai vị trí thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm.
Do răng khôn mọc lệch sẽ dẫn tới hiện tượng chen chúc, xô lệch các răng khác và khiến hàm răng mất sự cân đối, thẳng hàng như ban đầu.
Đối với phái nữ thì bác sĩ nha khoa luôn đưa ra lời khuyên không nên nhổ răng khi đang trong kỳ kinh nguyệt.
Vì đây là thời điểm cơ thể rất nhạy cảm, với nhiều biến đổi như thấy mệt mỏi, người tích nước… Ngoài ra, phần niêm mạc miệng dễ sưng tấy và máu cũng loãng hơn bình thường. Nếu thực hiện nhổ bỏ răng số 8 sẽ đau nhức cũng như dễ gặp phải các biến chứng hơn.
Đến tháng không nên nhổ răng khôn
Bà bầu hoàn toàn có thể nhổ răng khi mang thai, đây chính là khẳng định của các bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, việc chỉ định nhổ bỏ răng khôn đối với phụ nữ đang mang thai chỉ được đưa ra trong các trường hợp “bất khả kháng” nhằm đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Theo đó, nếu răng số 8 bị sâu, viêm nhiễm nghiêm trọng với những cơn đau dữ dội thì cần phải nhổ bỏ để không gây ảnh hưởng xấu.
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên hàm và thường phát triển ở độ tuổi từ 17 – 25. Nên rất có thể quá trình mọc răng khôn có thể xảy ra sau khi đã niềng răng hoặc đang trong quá trình niềng răng.
Vì vậy, để không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng thì bạn nên nhổ răng khôn trước. Chưa kể, răng khôn mọc nếu không còn đủ chỗ hoặc phát triển sai vị trí có thể đâm vào răng bên cạnh khiến đẩy hàm về phía trước, làm hỏng kết quả chỉnh nha.
Trong một số trường hợp, nhổ răng số 8 khi niềng còn được thực hiện với mục đích tạo khoảng trống cho các răng khác trên hàm di chuyển về đúng vị trí.
Niềng răng nên nhổ răng khôn để đảm bảo kết quả chỉnh nha
Thực tế, cũng có không ít trường hợp không cần phải tiến hành nhổ bỏ răng số 8. Bởi xét cho cùng thì bảo tồn răng gốc vẫn là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu trong quá trình điều trị nha khoa.
Sau đây là các trường hợp không nên nhổ bỏ răng khôn.
Răng khôn phát triển hoàn toàn bình thường không gây ảnh hưởng cho răng số 7 bên cạnh.
Răng khôn không có sự bất thường về kiểu dáng.
Răng khôn phát triển bình thường, khớp với răng đối diện.
Răng khôn bị va chạm nhưng không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
Người bị mắc chứng rối loạn đông máu, bệnh thần kinh hoặc các bệnh mạn tính khác chưa như huyết áp, tim mạch… chưa kiểm soát được.
Đã có không ít trường hợp răng số 8 phát triển bất thường, bị sâu, viêm nha chu… nhưng không nhổ bỏ cũng như không được chữa trị kịp thời dẫn đến lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.
Chưa kể đối với các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nếu không nhổ từ sớm còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm lợi trùm, xô lệch các răng bên cạnh, gây rối loạn phản xạ và cảm giác.
Do đó, nếu như bác sĩ đã đưa chỉ định nhổ bỏ răng số 8 thì bạn nên sắp xếp thời gian cũng như công việc để thực hiện sớm nhất có thể.
Không nhổ răng khôn trong trường hợp cần thiết sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo bác sĩ Hiệp nhổ răng khôn hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các dây thần kinh liền kề. Ngược lại, nhổ răng khôn trong trường hợp cần thiết sẽ giúp bảo vệ các răng lân cận khỏi những tác động xấu và đảm bảo chức năng ăn nhai.
Quá trình nhổ răng khôn cũng rất an toàn nếu được thực hiện tại địa chỉ uy tín, đúng kỹ thuật, bác sĩ tay nghề cao cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Hơn thế, trước khi thực hiện bác sĩ sẽ gây tê cục bộ nên trong suốt quá trình nhổ răng khôn bạn sẽ không cảm thấy bị đau nhức hay quá khó chịu.
Phần lớn các biến chứng sau khi nhổ răng khôn đều xuất phát từ việc bác sĩ tay nghề kém, quá trình thực hiện không đảm bảo vô trùng, sai kỹ thuật hoặc chăm sóc tại nhà sai cách.
Vì thế, điều quan trọng nhất trong vấn đề nhổ răng khôn đó là phải tìm được địa chỉ nha khoa thực hiện uy tín, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về bác sĩ, cơ sở vật chất và bạn cần phải nắm rõ được cách chăm sóc sau tại nhà sau khi đã nhổ bỏ răng.
Nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Hy vọng, với những chia sẻ trong bài đã giúp bạn có được câu trả lời chính xác đối với câu hỏi có nên nhổ răng khôn không. Có thể thấy rằng, việc nên hay không nên nhổ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của từng người. Dù đây là một chiếc răng không có nhiều công dụng, thế nhưng không phải lúc nào cũng cần nhổ bỏ. Hãy thăm khám bác sĩ nha khoa trực tiếp để có lời khuyên hữu ích nhất đối với trường hợp của mình.
Nhổ răng khôn hàm dưới là quy trình tiểu phẫu đòi hỏi nhiều kỹ thuật khá phức tạp. Vì răng khôn mọc sát vách hàm và gần với dây thần
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×