Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay cho bé không

Trường hợp răng sữa vẫn đang phát triển một cách khỏe mạnh, bình thường thì tuyệt đối không nên nhổ khi chưa lung lay. Vậy nên, đối với câu hỏi có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không thì đáp án là KHÔNG NÊN. Ngoại trừ các trường hợp do bác sĩ nha khoa chỉ định để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ.

1. Quy luật thay răng sữa

Răng sữa hay còn được mọi người gọi là răng tạm sẽ phát triển từ lúc 6 tháng tuổi cho đến tháng thứ 25 – 30. Nhưng đến một giai đoạn nhất định, từng chiếc răng sữa sẽ lung lay và rụng đi để “nhường chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Đây là một quy luật tự nhiên và liên quan trực tiếp tới mối quan hệ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn.

Mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới khi phát triển lên sẽ kích thích chân răng sữa tiêu biến và rụng đi, còn răng sữa có nhiệm vụ định hướng răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Thời điểm thay răng sữa ở mỗi trẻ vẫn có sự khác nhau nhất định, nhưng về cơ bản chúng đều theo một quy luật chung như sau:

Răng cửa sữa: Thay từ 6 – 7 tuổi.

Răng cửa sữa bên: Thay từ 7 – 8 tuổi.

Răng hàm sữa 1: Thay  từ 9 – 10 tuổi.

Răng nanh sữa: Thay từ 10 – 11 tuổi.

Răng hàm sữa 2: Thay từ 11 – 12 tuổi.

Quy luật thay răng sữa

Quy luật thay răng sữa

2. Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không

Bác sĩ Hoàng Xuân Phong (Nha Khoa Paris chi nhánh Hồ Chí Minh) cho biết, Nếu răng sữa của trẻ vẫn đang phát triển khỏe mạnh không nên nhổ khi chưa lung lay.

Việc nhổ răng sữa khi chưa lung lay hay không có vấn đề gì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy về lâu dài. Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.

Răng vĩnh viễn khi phát triển lên do bị mất định hướng nên rất dễ mọc lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả hàm.

Vì răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn chỉ được nhổ bỏ trong các trường hợp “bất khả kháng” như sâu răng nặng, răng sữa phát triển bất thường mọc xiên sang răng bên cạnh, răng viêm tủy hoại tử… Ngoài ra, trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa chưa rụng, chưa có bất kỳ dấu hiệu lung lay nào thì cũng cần phải nhổ bỏ.

Trong trường hợp trẻ đã đến tuổi thay răng sữa nhưng không bị lung lay, cha mẹ nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể chứ không nên tự nhổ răng tại nhà.

Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không

Không nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay

3. Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không

Như đã giải thích ở phần trên, vì răng sữa chưa lung lay nên các dây chằng răng xung quanh vẫn còn bám rất chặt. Bởi vậy, khi nhổ sẽ rất đau và thậm chí là chảy máu nhiều hơn so với bình thường.

Trong khi đó, nếu như răng sữa đã lung lay nhiều thì khi nhổ sẽ không hề quá đau đớn. Thậm chí chỉ sau khoảng 1 ngày là bé đã không còn cảm thấy đau nhức nữa.

4. Các biến chứng có thể gặp phải khi tự nhổ răng sữa chưa lung lay

Việc chủ động nhổ răng sữa cho bé khi chưa lung lay và nhất là tự nhổ tại nhà có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau như đau nhức dữ dội, viêm ổ răng khô, tổn thương dây thần kinh và nhiễm trùng.

Nên ngay cả khi trong các trường hợp răng sữa chưa lung lay nhưng cần nhổ bỏ thì vẫn nên đến các nha khoa để thực hiện.

4.1. Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không – Đau nhức dữ dội

Răng sữa chưa lung lay cũng đồng nghĩa với việc răng vẫn liên kết với các dây chằng, mô nướu và ổ xương hàm xung quanh rất chắc chắn.

Vậy nên, nếu tác động lực vào để nhổ bỏ thì sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội và từ đó trở thành nỗi ám ảnh tâm lý với các bé.

Thậm chí cơn đau có thể lan ra cả mặt và xuống cả cổ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt thường nhật của bé.

Đau nhức dữ dội

Đau nhức dữ dội

4.2. Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không – Viêm ổ răng khô

Mặc dù rất ít khi xảy ra biến chứng biến chứng viêm ô răng khô do nhổ răng sữa chưa lung lay, nhưng tất nhiên điều đấy không đồng nghĩa là sẽ không bao giờ xảy ra cả.

Khi nhổ răng, tại vị trí huyệt răng sẽ dần hình thành cục máu đông để bảo vệ vết thương và bắt đầu quá trình chữa lành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cục máu đông có thể không xuất hiện, bị bong ra sớm khiến vết nhổ lộ rõ ra ngoài dẫn đến tình trạng viêm ổ răng khô.

Biến chứng viêm ổ răng khô sẽ gây ra tình trạng đau nhức nghiêm trọng, hơi thở có mùi… Nhưng rất may, biến chứng trên vẫn có thể điều trị khỏi bằng các biện pháp nha khoa chuyên sâu.

4.3. Tổn thương dây thần kinh

Đối với trẻ em khi nhổ răng sữa và nhất là răng sữa ở hàm dưới chưa lung lay, có thể bị tổn thương dây thần kinh.

Nguy cơ trên sẽ càng tăng lên nếu phụ huynh chủ động nhổ răng sữa chưa lung lay của bé tại nhà. Vì khi răng sữa chưa lung lay lực sẽ bám chắc vào hàm, nên các phụ huynh chắc chắn sẽ dùng sức rất mạnh để nhổ răng ra và vô tình làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh bên dưới.

Tổn thương dây thần kinh hầu như phần lớn các trường hợp đều là tạm thời và sẽ tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị đúng cách. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp bị tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.

Các triệu chứng tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng có thể gặp phải là tê vùng quanh răng, môi, má.

Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương dây thần kinh

4.4. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là biến chứng có tỷ lệ xảy ra rất cao nếu như cha mẹ tự nhổ răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay ở nhà cho bé.

Theo đó, biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra do việc vệ sinh vết nhổ không sạch sẽ, các dụng cụ dùng nhổ răng không được vô trùng trước và cách chăm sóc vết nhổ sau đó không đảm bảo.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng vết nhổ răng là đau nhức, mưng mủ, sốt, hơi thở có mùi, có vị lạ trong miệng…

Đối với biến chứng nhiễm trùng, cha mẹ nên đưa bé đi tới phòng khám nha khoa để được bác sĩ điều trị từ sớm. Bởi nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng lẫn sức khỏe toàn thân của trẻ.

5. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ

Theo bác sĩ Phong thì nhìn chung đối với các răng cửa sữa thì khi lung lay trong vài ngày thì sẽ nhổ được và còn răng hàm sữa thì phải đợi lung lay khoảng 1 tuần.

Hãy chờ cho đến khi răng của trẻ lung lay nhiều, cảm giác chân răng gần bị đứt hết ra thì khi nhổ mới ít đau và ít chảy máu hơn.

6. Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Đây là một trong những trường hợp đặc biệt mà khi răng sữa chưa lung lay nhưng vẫn cần nhổ bỏ. Theo đó, răng sữa chưa rụng nhưng đã mọc răng vĩnh viễn thì chỉ có thể là do hàm răng của trẻ đang có sự bất thường.

Trường hợp thứ nhất: Răng vĩnh viễn mọc phía sau răng sữa nên sẽ bỏ sót chân răng sữa và khiến chúng không tiêu biến được theo quy luật tự nhiên. Do đó sẽ xảy ra tình trạng như trên.

Trường hợp thứ hai: Hàm răng sữa của trẻ gặp phải tình trạng chen chúc, xô lệch với mức độ từ vừa đến nặng, từ đó sẽ ngăn cản răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Trường hợp thứ ba: Do răng vĩnh viễn của trẻ phát triển sai lệch.

Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới thường xảy ra khi hàm răng của trẻ có vấn đề

Như vậy, có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không đã được bác sĩ Nha Khoa Paris giải đáp rất chi tiết trong bài. Nhổ răng sữa thực chất là một vấn đề rất quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai. Nên ngay cả khi răng sữa đã lung lay, thì các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan khi tự nhổ tại nhà hay không tham khảo kỹ lưỡng lời khuyên của bác sĩ nha khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng sữa
Hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và cách chăm sóc tại nhà

Hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và cách chăm sóc tại nhà

Răng sữa là nhóm răng mọc đầu tiên trên cung hàm. Tuy nhiên, sau khi tồn tại một khoảng thời gian, chúng sẽ tự rụng hoặc cần nhổ bỏ để

Ngày 24/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì giải quyết thế nào?

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì giải quyết thế nào?

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc không phải là một tình trạng thường gặp . Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Có rất nhiều bố mẹ lo lắng nhổ răng sữa bị sún cho bé có sao không. Khi mà tình trạng sún răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không? Phải xử lý thế nào?

Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không? Phải xử lý thế nào?

Nhổ răng sữa còn sót chân răng không phải hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra phổ biến khi cha mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng sữa cho trẻ em: Quy trình và lợi ích khi thực hiện

Nhổ răng sữa cho trẻ em: Quy trình và lợi ích khi thực hiện

Tình trạng thay răng sữa là quá trình hoàn toàn tự nhiên và trẻ nào cũng phải trải qua. Răng sữa sẽ rụng lần lượt để nhường chỗ cho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map