Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đang đau răng có nên nhổ không? Lưu ý quan trọng

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, hai chiếc răng hàm dưới của tôi mấy hôm nay bị sưng và đau nhức dữ dội đến mức tôi mất ăn mất ngủ, há miệng cũng khó khăn. Đôi lúc tôi còn lên cơn sốt vào buổi chiều, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc và sinh hoạt thường ngày. Tôi muốn nhổ luôn đi cho xong mà không biết là răng đang nhức có nhổ được không? Vậy mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! (Trung Dũng – Bắc Ninh).

I – Đau răng có nên nhổ không?

Theo một số khảo sát từng thực hiện, có đến hơn 90% người Việt Nam gặp phải các vấn đề về răng miệng, phổ biến nhất trong đó là đau răng.

Các cơn đau răng khiến cho bệnh nhân cảm thấy bức bối, khó chịu và chỉ muốn nhổ ngay chiếc răng đau để “thoát nạn”.

Tuy nhiên, họ lại sợ việc nhổ răng khi đang đau sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy thì đâu mới là thời điểm hợp lý nhất để nhổ răng?

Quan điểm không nên nhổ ngay khi răng đang bị đau

Đây là kết luận được đưa ra bởi bác sĩ nha khoa Frew. Qua quá trình điều trị cho rất nhiều bệnh nhân của mình, ông cho rằng những chiếc răng đang bị viêm nhiễm không nên nhổ luôn.

Vì phẫu thuật có thể khiến cho vi khuẩn lan rộng ra khắp cơ thể, làm ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm, thậm chí ảnh hưởng toàn thân.

Đang đau răng có nên nhổ không

Theo quan điểm của ông, bệnh nhân nên được điều trị bằng kháng sinh và sử dụng một số phương pháp nha khoa khác như bơm rửa, nạo sạch để triệt tiêu vùng viêm, tránh sự lây lan của vi khuẩn. Khi hiện tượng sưng đau đã được giải quyết ở mức độ tương đối mới tiến hành nhổ răng.

Quan điểm này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và được rất nhiều chuyên gia hưởng ứng. Tuy nhiên, cũng có một số nhà nghiên cứu lại không đồng tình với kết luận này.

Quan điểm nên nhổ răng đau ngay – càng sớm sớm càng tốt

Một số nhà nghiên cứu không đồng quan điểm với Frew đã tiến hành những cuộc khảo sát về vấn đề có nên nhổ răng khi đang đau hay không. Kết quả nhận được là cơ sở cho một kết luận mới, trái ngược hoàn toàn với Frew.

Nghiên cứu của Gluck

Nhà nghiên cứu Gluck đã tiến hành quan sát 600 bệnh nhân nhổ răng khi đang bị đau răng.

Theo đó, ông khẳng định rằng: việc nhổ răng ngay lập tức sẽ giúp bệnh nhân không phải dùng nhiều thuốc kháng sinh và thoát khỏi những cơn đau răng dai dẳng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, huyệt răng sau khi được nhổ sẽ tạo ra một đường dẫn lưu, giúp mủ nhanh chóng thoát ra ngoài. Từ đó giúp việc điều trị ổ viêm được thực hiện dễ dàng và triệt để.

Nghiên cứu của Martis và Karakakis

Vào năm 1975, một nghiên cứu về tính khả thi của việc nhổ răng khôn khi đang bị đau. Khoảng gần 1400 tình nguyện viên đã tham gia dự án này, tình trạng răng của mẫu thử nghiệm này như sau:

– 327 người đang bị áp xe

– Hơn 1000 người đang bị đau răng khôn

Kết quả: Chỉ có 1 trường hợp được báo cáo có hiện tượng sưng viêm sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên ngay sau đó đã được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.

Răng đang đau có nhổ được không

Do vậy theo Martis và Karakakis, việc nhổ răng khôn khi đang bị đau là an toàn và nên thực hiện sớm để tránh các biến chứng do vi khuẩn gây ra.

Nghiên cứu mới nhất của Fasalulla.

Fasalulla – Một chuyên gia nha khoa đã thực hiện một thử nghiệm vào năm 2017 với mẫu 50 người tình nguyện (26 nam, 24 nữ) về vấn đề nhổ răng khôn khi đang bị đau. Ông chia nhóm như sau:

Nhóm thứ 1: Nhổ răng trước rồi mới điều trị viêm nhiễm.

Nhóm thứ 2: Điều trị viêm nhiễm xong rồi mới nhổ răng.

Kết quả:

Nhóm 1 có 8 người cảm thấy khó chịu, 2 người bị đau nhẹ sau khi nhổ răng nhưng mức độ đau giảm dần mỗi ngày và không để lại di chứng gì.

Nhóm 2 không có bệnh nhân nào bị đau hay gặp vấn đề gì về sức khỏe.

Cũng theo khảo sát, thời gian điều trị của các nhóm là như sau:

Nhóm 1 là 4 ngày với 2 lần tái khám với nha sĩ.

Nhóm 2 là 7 ngày với 3 lần khám.

Ngoài thời gian điều trị dài hơn, nhóm 2 cũng phải bỏ ra chi phí cao hơn so với nhóm 1 do phải uống nhiều thuốc điều trị trước khi nhổ răng.

Điều này chứng minh, nhổ răng khi bị viêm sẽ làm cho người bệnh cảm thấy đau hơn. Tuy nhiên, bù lại bệnh nhân có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Đồng thời, hạn chế được lượng kháng sinh đưa vào cơ thể để chữa viêm.

Như vậy, theo nghiên cứu thực nghiệm của đa số bác sĩ nha khoa, bệnh nhân nên tiến hành nhổ răng ngay khi răng bị viêm đau, không nên trì hoãn.

Răng đau có nhổ được không

Quan điểm của Nha Khoa Paris

Do có nhiều quan điểm như vậy, khách hàng sẽ rất phân vân liệu đang đau răng có nên nhổ không.

Cách tốt nhất, bạn nên tới phòng khám nha khoa để bác sĩ trực tiếp kiểm tra. Khi đó tùy thuộc vào thể trạng, tâm lý và tình hình thực tế thì bác sĩ sẽ ra quyết định cuối cùng.

Bạn không cần tìm hiểu quá nhiều tại nhà, bởi dẫu sao muốn nhổ răng hay điều trị viêm nhiễm thì vẫn phải nhờ tới bác sĩ. Hãy tiết kiệm thời gian vàng bạc của bản thân bằng cách liên hệ ngay với hotline 19006900.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

II – Các trường hợp nên nhổ răng dù đang bị đau, viêm

Răng khôn bị đau nhiều ngày không giảm

Thông thường răng khôn mọc lệch mỗi lần nhú lên sẽ gây ra đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên cơn đau thường kéo dài trong khoảng 1 tuần và sẽ tái phát sau đó khoảng vài tháng.

Trường hợp nếu tới hơn 2 tuần mà bạn vẫn thấy bị đau ở khu vực răng khôn thì cần tới gặp bác sĩ để xử lý ngay.

Đau răng có nên nhổ

Bởi khi đó có thể đã xảy ra vấn đề hoặc có viêm nhiễm ở răng khôn. Bệnh nhân sẽ phải trải qua cảm giác vô cùng mệt mỏi và đau đớn, thậm chí mất ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.

Vì vậy đây là trường hợp bạn cần nhổ răng khôn ngay cả khi đang bị đau sớm.

Răng bị áp xe không thể điều trị

Áp xe răng là tình trạng xuất hiện một ổ nhiễm trùng mức độ nặng quanh răng. Những túi mủ hình thành gây sưng đau, sau đó vỡ và chảy lan ra ngoài khoang miệng.

Đây cũng được coi là bệnh lý nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm. Nếu không được can thiếp kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công sang các khu vực lân cận, thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Đang nhức răng có nhổ được không

Đối với các trường hợp áp xe nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp xịt rửa để loại bỏ ổ vi khuẩn, sau đó hàn răng lại.

Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ phải nhổ bỏ răng bị áp xe và tiến hành điều trị ổ viêm thì mới có thể khắc phục được tình trạng này.

Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, hãy đến gặp nha sĩ ngay để nhận được những lời khuyên và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

III – Vài mẹo giảm đau khi không thể nhổ răng

Không phải trường hợp nào bị đau răng cũng có thể ngay lập tức nhổ răng. Do đó, khi không thể nhổ răng, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để phần nào cảm thấy dễ chịu hơn.

Chườm đá

Để giảm đau răng khi chưa thể “xử lý” chúng, bạn hãy lấy một chiếc khăn cotton đủ rộng và gói vài viên đá lạnh vào bên trong. Sau đó, chườm qua chườm lại lên vùng má bên ngoài vị trí răng đau khoảng 15-20 phút.

Nhức răng cấm có nên nhổ không

Đá lạnh sẽ khiến cơn đau tạm thời dịu đi, khiến bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tức thời. Những chiếc răng đau cần phải được can thiệp nha khoa để điều trị tận gốc các bệnh lý mắc phải.

♦ Thuốc giảm đau

Nếu lựa chọn phương án điều trị viêm trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để xoa dịu sự khó chịu mà bệnh nhân gặp phải. Tùy mức độ đau của người bệnh, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp.

♦ Điều trị nha khoa

Với một số trường hợp, nha sĩ sẽ khuyên bạn điều trị nha khoa trước khi tiến hành nhổ răng để đảm bảo an toàn và giảm thiểu đau đớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa đau răng
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

Đau nhức răng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Cơn đau nhức sẽ cản trở việc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Những cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ thường được cha mẹ áp dụng bởi rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Vậy những phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map