Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đánh răng xong vẫn hôi miệng do đâu? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do răng bị sâu. Vi khuẩn ăn mòn men răng gây ra mùi khó chịu và khiến mùi hôi miệng duy trì mãi không hết dù bạn đã đánh răng trước đó. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng qua bài viết sau.

1. Vì sao đánh răng xong vẫn hôi miệng?

1.1. Bị sâu răng

Theo Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, nếu răng của bạn bị sâu, theo thời gian các vi khuẩn sẽ ăn mòn men răng và gây ra mùi khó chịu khiến mùi hôi duy trì mãi không hết, ngay cả khi trước đó bạn đã đánh răng rất kỹ lưỡng.

Rất nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng, sâu răng chỉ gây ra những cơn đau nhức, nhưng thực chất khi bề mặt răng xuất hiện các lỗ sâu lớn sẽ làm thức ăn dễ giắt lại và rất khó để lấy ra. Từ đó, thức ăn bị phân hủy ngay trong khoang miệng và sinh ra mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, nếu như vi khuẩn tấn công xuống tủy răng hoặc nướu răng xung quanh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng thì dù bạn vừa chải răng xong thì miệng vẫn có mùi hôi.

Bị sâu răng

Bị sâu răng

1.2. Vệ sinh răng miệng không sạch

Đây có lẽ là trường hợp không ít người đang gặp phải, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ không thể loại bỏ được hết cặn thức ăn, mảng bám. Lâu dần, các mảng bám, cặn thức ăn sẽ bị vôi hóa thành cao răng và đây cũng chính là nơi trú ngụ hoàn hảo của vi khuẩn gây mùi.

Trong khi đó, cao răng gần như rất khó để loại bỏ nếu chỉ dùng bàn chải thông thường. Bắt buộc lúc bấy giờ, bạn cần đến phòng khám nha khoa để thực hiện lấy cao răng mới cải thiện được tình trạng trên.

1.3. Đánh răng xong vẫn hôi miệng do bệnh về lợi

Các bệnh lý về lợi như viêm nha chu, viêm lợi, áp xe,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi tăng sinh, phát triển nhanh chóng trong miệng.

Khi đó, dù bạn đánh răng rất đúng, cẩn thận và kỹ lưỡng thì khi thở ra vẫn có mùi hôi rất khó chịu.

1.4. Do thực phẩm ăn hàng ngày

Với những người thường xuyên ăn uống những thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, rượu bia,… thì cũng có thể sẽ gây ra tình trạng hơi thở không được thơm tho.

Thậm chí là ngay cả khi đánh răng xong vẫn không cải thiện được tình trạng trên là bao nhiêu.

Do thực phẩm ăn hàng ngày

Do thực phẩm ăn hàng ngày

1.5. Đánh răng xong vẫn hôi miệng do hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ khiến răng của bạn ố vàng, xỉn màu mất thẩm mỹ mà còn làm cho hơi thở có mùi khó chịu dù mới đánh răng xong.

Theo đó, các độc tố có trong thuốc lá sẽ dẫn đến tình trạng giảm sự tiết nước bọt gây khô miệng, cũng từ đó làm mất đi tác dụng làm sạch miệng bằng nước bọt. Khoang miệng bị khô là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi trong miệng.

Hơn thế, hút thuốc lá còn gây ra các bệnh lý về nướu và như đã đề cập đến ở phần trên thì đây cũng là tác nhân làm bạn hôi miệng ngay cả khi vừa chải răng sạch sẽ xong.

1.6. Cơ thể thiếu nước

Cơ thể bị thiếu nước gây ra tình trạng khô miệng và khiến cho hơi thở của bạn có múi khó chịu, thậm chí dù đã chải răng rất kỹ lưỡng cũng không khắc phục được triệt để.

Tuyến nước bọt hoạt động một cách tốt nhất sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và nuôi dưỡng tế bào cho khoang miệng. Nếu như hàng ngày bạn uống thiếu nước chắc chắn sẽ khiến cho tuyến nước bọt hạn chế tiết ra đầy đủ và đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Các tế bào trong miệng không được tuyến nước bọt nuôi dưỡng cũng từ từ chết dần đi, khi đó chúng sẽ tạo nên mùi hôi khó chịu.

1.7. Do một số bệnh lý toàn thân

Tiếp theo, đánh răng xong vẫn bị hôi miệng còn xảy ra do ảnh hưởng trực tiếp từ một số bệnh lý toàn thân mà bạn không hay biết.

– Hôi miệng do sỏi amidan: Sỏi amidan được hình thành do chính những vi khuẩn gây hại tích tụ trong khoang miệng. Những vi khuẩn đó sẽ tạo mùi hôi khó chịu và không thể khắc phục được bằng việc chải răng như thường lệ.

– Hôi miệng do bị bệnh về dạ dày: Nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan đến dạ dày thì rất có thể đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị hôi miệng ngay cả khi vừa đánh răng.

– Hôi miệng do bệnh về gan: Đánh răng sạch sẽ xong nhưng vẫn hôi miệng rất có thể lại là một biểu hiện của bệnh lý về gan. Các bệnh lý liên quan đến gan thường làm cho vi khuẩn trong khoang miệng gia tăng nhanh chóng và làm cho hơi thở của bạn có mùi khác thường.

Do một số bệnh lý toàn thân

Do một số bệnh lý toàn thân

2. Ảnh hưởng từ tình trạng hôi miệng

Mùi hôi miệng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Hơn nữa, một số dấu hiệu đi kèm với hơi thở có mùi là thấy có vị chua ở trong miệng, khô miệng, lưỡi có màu trắng hoặc chảy máu nướu răng.

Hậu quả của chứng hôi miệng đối với người mắc:

– Hầu hết những người bị hôi miệng đều có cảm giác ngại tiếp xúc và tự ti về bản thân mình khi giao tiếp.

– Do hơi thở qua miệng của mình nặng mùi, thường mặc cảm khi nói chuyện. Thậm chí, có những người vì sợ người khác phát hiện mùi hôi của mình đã hạn chế tối đa việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tinh thần và những mối quan hệ xã giao.

Hậu quả của hôi miệng đối với người xung quanh:

– Khi tiếp xúc với người hôi miệng nặng, mùi hôi sẽ khiến những người xung quanh khó chịu trong giao tiếp, gây ra những phản xạ như xa lánh, né tránh.

– Ngay cả những người trong gia đình, lớp học, công ty cũng cảm thấy rất khó khăn khi giao tiếp hằng ngày với những người xung quanh.

– Hôi miệng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Người vợ hoặc chồng bị hôi miệng sẽ rất ngại tiếp xúc, gần gũi, để lâu dần sẽ tác động không nhỏ đến tình cảm vợ chồng.

– Nguy hiểm nhất của bệnh hôi miệng sẽ bị mọi người xa lánh, trở thành người tự kỷ. Họ luôn sống trong sợ hãi, lo âu, có nhiều trường hợp không tìm ra cách chữa trị cảm thấy cuộc sống bế tắc không lối thoát.

Ảnh hưởng từ tình trạng hôi miệng

Ảnh hưởng từ tình trạng hôi miệng

3. Mẹo chữa hơi thở có mùi hiệu quả

Với những ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng hôi miệng, ắt hẳn ai cũng muốn tìm kiếm những cách chữa trị sao cho thật hiệu quả để trả lại hơi thở thơm tho cho mình. Thấu hiểu tâm lý đó, sau đây chúng tôi sẽ bật mí một số mẹo chữa hơi thở có mùi hôi đầy hữu ích dành cho bạn.

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Mỗi ngày bạn nên chải răng ít nhất 2 lần, đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần khoảng 2 phút. Cần đánh răng kỹ càng để loại bỏ hết các mảng bám và thức ăn thừa trên răng, tránh để vi khuẩn phát triển.

Bạn cần thay bàn chải mới sau 2 đến 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh và tránh hôi miệng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước, cạo lưỡi,… để làm sạch khoang miệng.

Các bước đánh răng đúng cách:

Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch khoảng 30 giây để loại bỏ thức ăn còn trong miệng.

Bước 2: Rửa sạch bàn chải đánh răng, sau đó hãy lấy một lượng kem vừa đủ dùng để chải răng.

Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng một góc khoảng 45 độ so với phần viền nướu, lưu ý là phần đầu lông bàn chải cần tiếp xúc cả răng và nướu. Bắt đầu chải mặt ngoài của răng trước ở cả hai hàm, chải một cách nhẹ nhàng từ hàm trên xuống và hàm dưới lên hoặc xoay tròn bàn chải từ 5 – 10 lần. Tiếp đến, chải mặt trong của hai hàm tương tự như trên. Cuối cùng chải mặt nhai của răng, hãy đặt bàn chải song song với mặt nhai và chải nhẹ nhàng khoảng 10 lần từ trong ra ngoài .

Bước 4: Chải lưỡi.

Bước 5: Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng và sau đó súc miệng lại với sản phẩm chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.

Hướng dẫn nhanh cách đánh răng đúng cách

Hướng dẫn nhanh cách đánh răng đúng cách

3.2. Đừng quên súc miệng

Việc sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng sẽ loại bỏ giảm mảng bám trên răng, làm sạch sâu khoang miệng và giữ cho hơi thở thơm mát. Súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn cũng làm giảm cơn đau, điều trị vết loét trong miệng. Ngoài ra, sát khuẩn vùng họng còn phòng ngừa bệnh về đường hô hấp như cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

3.3. Vệ sinh vùng lưỡi

Thực chất, lưỡi cũng là nơi tích tụ không ít vi khuẩn nên hàng ngày khi vệ sinh răng miệng bạn cũng đừng quên vệ sinh thêm cả lưỡi. Bạn nên dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc những loại bàn chải đánh răng tích hợp cả công dụng làm sạch lưỡi.

Vệ sinh vùng lưỡi

Vệ sinh vùng lưỡi

3.4. Không hút thuốc lá

Đối với những người đang có thói quen hút thuốc lá thì cần thay đổi ngay từ bây giờ. Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng mà còn là cả sức khỏe toàn thân. Tất nhiên, việc đó thật không dễ dàng đối với người đã hút thuốc lá lâu năm nhưng chúng ta có thể bỏ dần dần bằng những cách đơn giản như quản lý chế độ ăn uống, hình thành thói quen tích cực,…

3.5. Nhai kẹo cao su

Có lẽ đây là một mẹo khắc phục tình trạng hôi miệng tạm thời đã được rất nhiều người áp dụng và chia sẻ. Nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động, nhờ vậy giúp loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ răng nướu tốt hơn. Đồng thời, việc nhai kẹo cao su giúp thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt trong miệng, nên còn có tác dụng giảm trào ngược dịch dạ dày – một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Mẹo chữa hơi thở có mùi hiệu quả

Nhai kẹo cao su – Mẹo chữa hơi thở có mùi hiệu quả

3.6. Uống đủ nước mỗi ngày

Hãy xây dựng thói quen uống tối thiểu 2 lít nước/ngày nhằm tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước cũng như miệng bị khô. Từ đó, khi khoang miệng được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây mùi.

3.7. Tránh ăn uống quá nhiều các thực phẩm gây mùi

Những thực phẩm có nhiều tinh dầu như hành, tỏi, thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi hôi rất lâu trong miệng. Để tránh hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh cẩn thận sau khi ăn các loại thức ăn có mùi.

3.8. Đi khám bác sĩ nha khoa

Nếu như đã áp dụng những mẹo trên mà vẫn không thấy tình trạng hơi thở có mùi khó chịu được cải thiện, bạn nên đi thăm khám bác sĩ nha khoa. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân hôi miệng do đâu và từ đó tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm.

Đi khám bác sĩ nha khoa

Đi khám bác sĩ nha khoa

Như vậy, có thể thấy rằng đánh răng xong vẫn hôi miệng không phải tình trạng hiếm gặp và xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như chỉ thông qua những biểu hiện bề ngoài, thì vẫn có không ít trường hợp không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra cụ thể. Vì thế, nên cách tốt nhất vẫn là đi khám bác sĩ nha khoa để có kết luận chính xác nhất và tìm ra hướng điều trị phù hợp đối với tình trạng của bản thân.

Hiển thị nguồn

Báo Thanh Niên: “Bác sĩ giải thích lý do hơi thở có mùi ngay cả sau khi đánh răng”

Laodong: “Lý do hơi thở có mùi hôi ngay cả sau khi đánh răng”

Nhà thuốc Long Châu: “Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên?”

Mouth Healthy: “Bad Breath – Oral Health Information from the ADA”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề giải đáp hôi miệng
Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán sứ veneer không gây ra tình trạng hôi miệng và không phải là nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi. Vậy nên, đối với câu hỏi dán

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
TOP 10 Cách làm thơm miệng Tức Thì Đơn Giản & Hiệu Quả Nhất

TOP 10 Cách làm thơm miệng Tức Thì Đơn Giản & Hiệu Quả Nhất

Khi hơi thở có mùi thì việc tìm các cách làm thơm miệng luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Tuy nhiên đâu mới là cách khiến hơi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trồng răng giả có gây ra hiện tượng hôi miệng không

Trồng răng giả có gây ra hiện tượng hôi miệng không

Khi sử dụng răng giả để thay thế cho răng mất, các chất dịch, nước bọt trong miệng sẽ tác động lên răng giả, gây ra hiện tượng hôi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm xoang làm hôi miệng có gây ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Viêm xoang làm hôi miệng có gây ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Chắc hẳn không ai ngờ rằng bạn có thể bị hôi miệng vì viêm xoang phải không, đây là một nguyên nhân khá phổ biến nhưng lại rất ít người

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bị hôi miệng sau sinh do đâu? 5 Cách trị hôi miệng sau sinh

Bị hôi miệng sau sinh do đâu? 5 Cách trị hôi miệng sau sinh

Việc bị hôi miệng sau sinh là điều khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do thay đổi hormone trong cơ thể phụ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map