
Hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thường xảy ra do hàm duy trì quá chặt, lực chải răng mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng… Dần dần, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ê nhức trong quá trình ăn nhai. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể sử dụng gel chống ê buốt, kem đánh răng cho răng mẫn cảm, vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học… Tuy nhiên, bạn vẫn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra răng miệng và đưa ra giải pháp khắc phục ê nhức răng tối ưu nhất
Hàm duy trì là một khí cụ được sử dụng sau khi tháo niềng răng với mục đích là đảm bảo sự ổn định của răng, tránh bị xô lệch và trở về vị trí ban đầu. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, răng vẫn còn chưa hoàn toàn cố định tại xương ổ răng.
Thêm vào đó, khi ăn nhai, răng và hàm phải hoạt động rất nhiều. Nếu không có hàm duy trì, răng sẽ nhanh chóng dịch chuyển trở lại như lúc ban đầu. Khi đó, mọi công sức và tiền bạc trong suốt quá trình niềng răng đều bị tan biến. Bạn sẽ phải thực hiện lại việc chỉnh nha để sở hữu hàm răng đều và đẹp như ý muốn.
Như vậy, việc đeo hàm hàm duy trì có vai trò rất quan trọng, giúp đảm bảo kết quả niềng răng và giữ cho răng ổn định tại vị trí mới. Chỉ cần kiên trì đeo hàm duy trì trong khoảng 6 – 12 tháng, bạn sẽ không cần phải lo lắng răng bị xô lệch sau niềng.
Hàm duy trì giúp đảm bảo kết quả niềng răng
Đối với hiện tượng ê răng trong quá trình đeo hàm duy trì thì nguyên nhân có thể là do hàm duy trì quá chặt, lực tác động mạnh làm cho các răng bị siết chặt vào nhau. Nếu tình trạng trên kéo dài, răng chắc chắn sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Điều đó dẫn tới răng bị ê buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với các thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Ngoài nguyên nhân không đeo vừa hàm duy trì, hiện tượng ê răng còn có thể xảy ra do các yếu tố khác như:
Đeo hàm duy trì quá chặt có thể gây ê nhức răng
Để cải thiện tình trạng ê nhức răng khi đeo hàm duy trì, bạn có thể áp dụng những cách sau: sử dụng gel chống ê buốt, dùng kem đánh răng cho răng mẫn cảm, vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học…
Gel chống ê buốt răng là sản phẩm có công dụng giảm ê nhức răng tạm thời. Bạn cần bôi trực tiếp gel lên vùng răng, nướu bị ê buốt. Gel sẽ phát huy tác dụng chỉ sau một thời gian ngắn.
Một số loại gel bôi chống ê buốt răng được sử dụng phổ biến là: Enamel Pro Varnish, Sensikin gel, GC Tooth mousse, Emoform gel… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khoang miệng.
Khi gặp phải tình trạng răng ê buốt, bạn nên ưu tiên các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Hầu hết những kem đánh răng đó đều có chứa các thành phần sau:
Các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm đang được sử dụng phổ biến trên thị trường là: Colgate Sensitive Whitening, Sensodyne, Crest Pro – Health Sensitive… Bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị… trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên mua ở những đơn vị uy tín để tránh gặp phải hàng nhái, kém chất lượng.
Kem đánh răng cho răng nhạy cảm
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ê răng khi đeo hàm duy trì là vệ sinh răng miệng không cẩn thận. Bạn hãy chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn để dễ dàng loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn mà không làm mòn cổ răng hay tổn thương tới nướu.
Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng với một lực nhẹ nhàng, tránh làm bào mòn và tổn thương tới cấu trúc răng thật.
Khi bị ê nhức răng bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm nóng, lạnh, có tính axit cao. Chúng sẽ khiến cho tình trạng ê nhức càng thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh, kẹo ngọt, tương cà, bơ đậu phộng… cũng cần hạn chế. Chất đường sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám và cao răng ở trên răng. Đây chính là một nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng của vi khuẩn ở trong khoang miệng. Dần dần, vi khuẩn sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào vùng răng, nướu bị tổn thương và gây ê nhức răng dai dẳng.
Thay vì thế, bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng để tránh răng, hàm không phải dùng lực nhai quá nhiều. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung rau xanh, hoa quả, thịt, cá… vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp răng nướu thêm chắc khỏe.
Bạn không nên ăn thực phẩm lạnh khi ê răng
Nếu như tình trạng ê nhức răng khi đeo hàm duy trì không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn giải pháp khắc phục tối ưu. Bởi rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý răng miệng hoặc răng bị tổn thương.
Trong trường hợp nguyên nhân là do đeo hàm duy trì quá chặt, bác sĩ sẽ tiến hành lấy lại dấu hàm.. Sau đó, bác sĩ thiết kế hàm duy trì sao cho vừa với kích cỡ của hàm răng.
Còn nếu ê nhức răng do bệnh lý hoặc răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ xây dựng phương án xử lý an toàn và hiệu quả nhất để những cơn ê nhức nhanh chóng thuyên giảm.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng ê nhức răng trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn cần chú ý một vài vấn đề dưới đây:
Bạn nên vệ sinh hàm duy trì cẩn thận
Ê răng khi đeo hàm duy trì khá hiếm gặp. Hiện tượng trên thường chỉ xảy ra khi kích cỡ hàm không phù hợp, răng bị tổn thương, chải răng quá mạnh… Bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×