Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Ghép xương sau khi nhổ răng là gì, áp dụng cho những đối tượng nào?

Ghép xương sau khi nhổ răng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong nha khoa nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cấy ghép Implant cao hơn. Thủ thuật ghép xương chỉ được áp dụng ở một số trường hợp đặc biệt và cần có sự thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ.

1. Ghép xương sau khi nhổ răng là gì ?

Ghép xương sau khi nhổ răng là phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi khách hàng không đủ mật độ xương để thực hiện cấy ghép Implant.

Ghép xương sau khi nhổ răng là để bổ sung thêm xương vào phần hàm thiếu xương do tai nạn hay các bệnh răng miệng, giúp ổn định cấu trúc xương hàm, tỉ lệ thành công khi cấy ghép trụ Implant cao hơn.

Ghép xương sau khi nhổ răng được coi là một trong những kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả nhất để giữ trụ Implant vững chắc.

Ghép xương bổ sung và tái tạo xương hàm đã mất

Ghép xương bổ sung và tái tạo xương hàm đã mất

2. Ghép xương sau khi nhổ răng bằng vật liệu nào?

Ghép xương ổ răng được thực hiện nhằm thay thế phần xương bị tiêu mất trong xương hàm. Ghép xương sau khi mổ răng sử dụng vật liệu từ xương của bệnh nhân hoặc xương nhân tạo.

Các loại xương cấy ghép được sử dụng phổ biến :

2.1 Xương tự thân

Xương tự thân là loại xương được lấy trên một bộ phận khác từ chính cơ thể của bệnh nhân. Xương tự thân thường được lấy từ những vị trí an toàn như: cằm, hàm, hông, xương cẳng chân, xương hộp sọ…

Ưu điểm của việc ghép xương ổ răng bằng xương tự thân là xương còn sống, hỗ trợ sự phát triển của xương mới, tỷ lệ đào thải thấp, tương thích ngay với cơ thể bệnh nhân.

Xương tự thân được sử dụng khi vùng mất xương quá rộng, cần một lượng lớn xương để ghép.

2.2 Xương nhân tạo

Xương nhân tạo có thể được lấy từ xương allogenic (xương tử thi) hoặc xương xenogenic (xương bò).

Những loại xương nhân tạo thường được thu hoạch từ xác động vật, sau đó xử lý bằng phương pháp đông khô để loại bỏ nước.

Xương nhân tạo do không phải là xương còn sống như xương tự thân không thể tự tạo ra các xương mới.

Xương nhân tạo chỉ đóng vai trò như khung để các xương xung quanh có thể phát triển và lấp đầy khoảng trống đã bị tiêu mất.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mật độ xương hàm hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định về việc dùng xương tự thân hay xương nhân tạo để cấy ghép.

3. Khi nào cần ghép xương ổ răng?

Phương pháp ghép xương ổ răng yêu cầu bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao, các thiết bị máy móc hiện đại và đặc biệt cần được áp dụng đúng đối tượng. Các đối tượng được bác sĩ chỉ định ghép xương ổ răng như:

3.1 Trường hợp răng bị mất đã lâu

Đối với những trường hợp bị mất răng quá lâu, xương ổ răng sẽ xảy ra hiện tượng tự tiêu dần. Răng gặp tác động bởi những hoạt động ăn nhai, dẫn đến tình trạng các màng xương bị ảnh hưởng và mỏng dần.

Những đối tượng bị mất răng đã lâu cần thực hiện ghép xương ổ răng trước khi cấy ghép Implant để cố định trụ Implant hiệu quả hơn.

3.2 Mô xương răng yếu, khó trồng răng

Khách hàng gặp tình trạng mô xương răng quá yếu cần tiến hành ghép xương ổ răng do không đảm bảo độ bám giữ của trụ Implant vững chắc, ổn định.

Mô xương răng cần vững chắc mới có thể đảm bảo việc cấy ghép trụ Implant chắc chắn, trụ có độ tương thích cao với xương hàm, không bị đào thải.

3.3 Đang mắc các bệnh lý về răng

Một số trường hợp khách hàng gặp các bệnh lý về răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của xương răng.

Xương bị yếu đi hoặc không đủ diện tích về cả chiều dài và chiều rộng để cấy ghép Implant.

Những đối tượng đang gặp các bệnh lý về răng miệng cần điều trị triệt để và thực hiện ghép xương ổ răng trước khi cấy ghép trụ Implant để đảm bảo hiệu quả phục hình răng.

3.4 Người sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài

Mang hàm giả tháo lắp thường xuyên khiến xương hàm bị thiếu hụt và tiêu dần do phương pháp hàm giả tháo lắp không khắc phục được phần chân răng, chỉ đảm bảo về mặt ăn nhai.

Đối với những người sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài, xương hàm bị tiêu biến, bác sĩ thường chỉ định ghép xương ổ răng trước khi tiến hành trồng răng Implant.

Sửa dụng hàm tháo lắp lâu năm sẽ ảnh hưởng đến hàm

Sửa dụng hàm tháo lắp lâu năm sẽ ảnh hưởng đến hàm

4. Ghép xương ổ răng có hiệu quả không?

Ghép xương ổ răng là phương pháp hiệu quả để giúp tăng thể tích xương hàm, hỗ trợ trụ Implant được chắc chắn, ổn định hơn, dễ dàng tích hợp vào xương hàm hơn.

Khi được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn, phương pháp ghép xương ổ răng mang lại rất nhiều công dụng như:

4.1 Giúp xương hàm có kích thước chuẩn

Ghép xương giúp xương hàm có đủ thể tích cần thiết về cả chiều rộng và chiều dài. Kích thước xương hàm sau khi ghép xương chuẩn hơn, tránh các tình trạng bị móm, hô sau khi cấu trụ Implant.

4.2 Mật độ xương ổn định

Khi khách hàng có mật độ xương thấp, cấy ghép xương giúp xương hàm có mật độ xương ổn định, phù hợp để cấy trụ Implant.

Xương mới sau khi cấy ghép đảm bảo không bị quá giòn hoặc quá xốp. Việc ăn nhai được đảm bảo hơn, không lo xảy ra các sự cố nứt vỡ xương hàm.

4.3 Tạo sự vững chắc cho trụ Implant

Cấy ghép xương răng giúp mật độ xương tại vị trí cấy ghép được lấp đầy, đảm bảo phù hợp cho quá trình lắp trụ Implant: trụ Implant có độ vững chắc, ổn định hơn, đồng thời dễ dàng tích hợp với xương hàm hơn.

5. Quy trình cấy ghép xương răng sau khi nhổ răng

Ghép xương sau khi nhổ răng là một kỹ thuật quan trọng, quyết định đến sự thành công của cấy ghép trụ Implant.

Quy trình cấy ghép xương sau khi nhổ răng cần được thực hiện chuyên nghiệp với đầy đủ các bước sau:

– Bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe tổng thể để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện ghép xương ổ răng.

– Quá trình phẫu thuật ghép xương ổ răng được diễn ra tại phòng mổ vô trùng, đảm bảo không lây nhiễm chéo hay viêm nhiễm.

– Bác sĩ tiến hành rạch một đường tại nướu ở vị trí cần phục hình răng và thực hiện ghép xương qua vị trí đã rạch.

– Sau khi thực hiện phẫu thuật ghép xương, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá lại kết quả ghép xương bằng cách chụp phim và chụp cắt lớp để kiểm tra mật độ xương.

– Khách hàng cần tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng xương răng, tránh những biến chứng xấu xảy ra.

Tái khám luôn là bước rất quan trọng trong nha khoa

Tái khám luôn là bước rất quan trọng trong nha khoa

6. Thực hiện ghép xương sau khi nhổ răng ở đâu an toàn nhất

Rất nhiều cơ sở nha khoa có thể thực hiện phương pháp ghép xương sau khi nhổ răng. Để lựa chọn được địa chỉ thực hiện phẫu thuật đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, cần dựa trên một số tiêu chí như:

– Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn về kỹ thuật ghép xương

Kỹ thuật ghép xương cần sự cẩn trọng trong từng chi tiết và hơn hết là trình độ chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ.

– Thăm khám, tư vấn cẩn thận

Quá trình thăm khám của bác sĩ rất quan trọng để kiểm tra đúng bệnh, đúng đối tượng. Quá trình tư vấn phẫu thuật cho khách hàng cần đầy đủ, tư vấn cẩn thận để khách hàng giảm thiểu lo lắng, giữ tinh thần ổn định trước khi phẫu thuật.

– Áp dụng công nghệ ghép xương hiện đại, tiên tiến

Các cơ sở nha khoa uy tín thường áp dụng công nghệ điều trị cao, cập nhật thường xuyên để đảm bảo quá trình điều trị được chính xác hơn, thời gian phẫu thuật nhanh chóng, hạn chế biến chứng.

Ghép xương sau khi nhổ răng là một biện pháp cần thiết để đảm bảo mật độ xương hàm cho những đối tượng không đủ tiêu chuẩn cấy ghép Implant. Khách hàng cần có sự thăm khám kỹ lưỡng từ bác sĩ trước khi tiến hành ghép xương để mang lại hiệu quả điều trị cao và an toàn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề ghép xương
Phẫu thuật ghép xương hàm trong trồng răng Implant

Phẫu thuật ghép xương hàm trong trồng răng Implant

Phẫu thuật ghép xương hàm là một chỉ định cần thiết trước khi trồng răng Implant trong các trường hợp xương răng đã bị tiêu biến, không

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map