Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Ghép xương răng: Quy trình, lưu ý thực hiện và bảng giá chi tiết

Ghép xương răng được thực hiện khi mật độ xương hàm tại vị trí mất răng quá thấp, không đảm bảo để cấy ghép Implant. Kỹ thuật này giúp trụ Implant được nâng đỡ vững chắc, ổn định, tăng khả năng thành công khi cấy ghép Implant. Những thông tin Nha khoa Paris chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và chi phí ghép xương cho răng.

1. Quy trình ghép xương răng chi tiết

Quy trình ghép xương hàm diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao để không gây đau và an toàn.

Quy trình ghép xương hàm diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ khám sơ bộ và chụp phim răng để xác định tình trạng cụ thể. Sau đó lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch khoang miệng, nhất là vùng cần phẫu thuật để tránh làm nhiễm trùng vết thương. Sau đó sẽ gây tê để giảm cảm giác đau nhức và dễ thực hiện thao tác tiểu phẫu.

Bước 3: Thực hiện phẫu thuật

Bác sĩ sẽ mở vạt lợi ở vùng cần ghép xương. Các dụng cụ dùng trong phẫu thuật đều phải được sát khuẩn theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Xương răng nhân được tạo đưa vào hàm và cố định lại bằng vật liệu y khoa, tế bào xương phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc

Bước cuối cùng là khâu vạt và tạo hình lại nướu. Thực hiện xong bác sĩ sẽ sát khuẩn khoang miệng với dung dịch chuyên dụng. Bạn cần lưu ý thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để vết thương mau lành.

Quy trình ghép xương chi tiết

Quy trình ghép xương chi tiết

2. Những phương pháp ghép xương hiện nay

Hiện nay có 4 kỹ thuật ghép xương phổ biến là ghép xương tổng hợp, ghép xương dị chủng, ghép xương đồng chủng và ghép xương tự thân.

2.1. Ghép xương tổng hợp

Trong kỹ ghép xương thuật tổng hợp, xương được dùng để cấy ghép sẽ chế tác từ vật liệu tổng hợp với thành phần chính là Calcium Phosphate. Đây là loại xương nhân tạo khá giống với xương tự nhiên và được ưa chuộng trong nha khoa.

Xương tổng hợp có độ tương thích sinh học cao và an toàn với 2 sự lựa chọn là xương tự tiêu và xương không tự tiêu.

2.2. Ghép xương dị chủng

Dị nghĩa là khác và chủng nghĩa là chủng loại. Như vậy có nghĩa là sử dụng xương dị chủng là xương của động vật chứ không phải của con người. Cũng chính vì vậy mà nhiều người nghe xong sẽ không khỏi nghi ngại.

Tuy nhiên, trước khi cấy ghép, xương động vật sẽ được kiểm tra tổng thể qua hệ thống nghiêm ngặt, đảm bảo vật liệu vô trùng và tương thích với xương của người bệnh.

2.3. Ghép xương đồng chủng

Phương pháp này cũng có nhiều tương đồng so với phương pháp cấy ghép xương tự thân.

Điểm khác biệt rõ nhất là nếu ghép xương tự thân là lấy xương từ chính cơ thể người bệnh thì ghép xương đồng chủng lại lấy xương từ cơ thể người khác.

Trước khi phần xương ghép được đưa vào cơ thể sẽ được kiểm tra về độ tương thích và khử trùng kỹ càng.

2.4. Ghép xương tự thân

Ghép xương tự thân là phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất bởi phần xương được dùng để thực hiện được lấy từ bộ phận khác trên cơ thể của chính người bệnh. Một số vị trí xương thường được dùng để ghép như xương chậu, xương sườn,…

Trong 4 kỹ thuật thì ghép xương tự thân được áp dụng phổ biến nhất vì có tỷ lệ thành công cao.

Các phương pháp ghép xương

Các phương pháp ghép xương

3. Lưu ý trước và sau ghép xương

Phẫu thuật ghép xương hàm thường đi đôi với việc đặt trụ Implant. Do đó, để quá trình liền vết thương thuận lợi và đẩy nhanh thời gian tích hợp trụ Implant với xương hàm, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây.

3.1. Trước khi ghép xương

Trước khi tiến hành ghép xương, bạn nên:

– Lựa chọn nha khoa uy tín, nha khoa phải trang bị máy chụp CT để xác định tình trạng xương hàm chính xác

– Bác sĩ phẫu thuật phải có chuyên môn cao, bởi đây là kỹ thuật phức tạp và có thể gây biến chứng nếu bác sĩ có ít kinh nghiệm

– Vật liệu ghép xương đảm bảo chất lượng

– Tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong 4 – 6 tuần trước khi ghép xương

– Giữ tinh thần luôn thoải mái

3.2. Sau khi ghép xương

Ngày đầu sau khi ghép xương, bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, nói chuyện nhiều, dùng gạc vô trùng cầm máu vết thương.

Sau vài ngày, vị trí phẫu thuật có tình trạng sưng tấy. Đây là biểu hiện bình thường nên không cần lo lắng. Bạn có thể chườm ấm ngoài má để lưu thông máu, giúp giảm sưng đau.

Khi vệ sinh răng miệng và ăn uống cần lưu ý:

– Không chải răng trực tiếp vào vùng ghép xương trong tuần đầu tiên. Ở vùng răng bình thường có thể làm sạch với bàn chải lông mềm, thực hiện nhẹ nhàng, tránh chạm vùng ghép xương

– Không súc miệng trong ngày đầu tiên, những ngày sau nên chọn nước súc miệng có nồng độ vừa phải để lvệ sinh khoang miệng mà không ảnh hưởng đến vùng tiểu phẫu

– Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để lấy thức ăn trong kẽ răng, không dùng tăm nước trong 2 tuần đầu bởi có khả năng làm vết thương chảy máu

– Không ăn các thức ăn nóng, cứng, dai. Nhai nhiều sẽ làm tổn thương vùng phẫu thuật. Thay vào đó, bạn nên ăn thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng như cháo, súp,…

– Không dùng thuốc lá và chất kích thích làm chậm quá trình lành thương

Ăn uống nhẹ nhàng sau khi ghép xương

Ăn uống nhẹ nhàng sau khi ghép xương

4. Chi phí thực hiện ghép xương tại Nha khoa Paris

Ghép xương răng là dịch vụ bổ trợ tại Nha khoa Paris và chưa bao gồm giá trồng răng Implant. Dưới đây là bảng chi phí ghép xương răng của hệ thống:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Phẫu thuật nâng xoang kínRăng4.500.000
Phẫu thuật nâng xoang hởRăng12.000.000
Ghép xương Block (nhỏ)Khối7.000.000
Ghép xương Block (lớn)Khối9.500.000
Phẫu thuật tạo hình nướu quanh răng ImplantRăng2.000.000
Màng xương nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 15×20)màng7.000.000
Màng xương lớn (lớn hơn hoặc bằng 20×25)màng9.500.000
Bột xương A – OSS 0,25 gBộ2.500.000
Bột xương A – OSS 0,5 gBộ5.000.000
Bột xương tiêu Cerabone 0,5ccBộ5.000.000
Bột xương tiêu Cerabone 01 ccBộ7.000.000

5. Trải nghiệm ghép xương răng ở nhiều khách hàng

Nhiều người khi mất răng không tiến hành trồng răng ngay. Để răng mất lâu ngày gây tình trạng tiêu xương, xô lệch răng. Chỉ tới khi chức năng ăn nhai không đảm bảo mới trồng răng Implant để phục hình.

Khi đó, để trồng răng hiệu quả, buộc phải ghép xương để giữ trụ implant chắc chắn. Dưới đây là đánh giá một số ca ghép xương trồng răng Implant được thực hiện tại Nha khoa Paris:

Phản hồi từ chị Linh Nga – 38 tuổi:

“Sau khi quyết định ghép xương răng tại Nha khoa Paris, tôi đã có một trải nghiệm thực sự thoải mái. Bác sĩ nha khoa tận tâm giúp tôi hiểu rõ về quá trình và lựa chọn loại xương phù hợp. Quá trình ghép xương diễn ra nhanh chóng. Khi xương hoàn thiện và trồng trụ Implant lên, tôi đã có thể tự tin khi cười và thoải mái ăn nhai. Nha khoa Paris đã mang lại cho tôi kết quả rất tốt.”

Phản hồi từ chị Hải Yến – 32 tuổi:

“Tôi đã chọn Nha khoa Paris để ghép xương răng và tôi hài lòng với quyết định của mình. Bác sĩ nha khoa tận tâm tư vấn cho tôi về loại xương thích hợp và quy trình phẫu thuật. Quá trình hồi phục sau ghép xương diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn nhiều như tôi nghĩ. Bây giờ, nụ cười của tôi trở nên tự tin hơn nhiều. Cảm ơn Nha khoa Paris đã mang lại cho tôi một trải nghiệm dễ chịu và kết quả ấn tượng.”

Chia sẻ từ anh Võ Đình Nhân – 32 tuổi:

“Quyết định ghép xương răng tại Nha khoa Paris là một bước quan trọng đối với sức khỏe nướu và răng của tôi. Ban đầu, tôi cảm thấy lo lắng về quá trình phẫu thuật, nhưng đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp tại Nha khoa Paris đã giúp tôi cảm thấy thoải mái và tin tưởng. Quá trình ghép xương diễn ra suôn sẻ, sau đó, tôi có thể cảm nhận rõ sự cải thiện về sức khỏe nướu và sự chắc chắn của răng. Tôi có thể nói chắc rằng đây là một quyết định đúng đắn.”

Khách hàng Võ Đình Nhân

Khách hàng Võ Đình Nhân

Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin cơ bản về ghép xương răng. Hiện nay Nha khoa Paris đang là địa chỉ cấy ghép xương và trồng Implant uy tín cho khách hàng có nhu cầu. Liên hệ ngay để được tư vấn về dịch vụ và bảng giá chi tiết nhất.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM: “Ghép Xương Là Gì Và Khi Nào Phải Ghép Xương?”
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Nong xương, ghép xương, nâng xoang là gì?”
Cleveland Clinic: “Dental Bone Graft: Process, Healing & What It Is”
Cambridge University Hospitals: “Bone grafting for dental implants”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề ghép xương răng
Phương pháp ghép xương cấy Implant – Có đau không

Phương pháp ghép xương cấy Implant – Có đau không

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, nhiều người

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Khi nào cần nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Khi nào cần nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Nâng xoang ghép xương được chỉ định cho những trường hợp khách hàng muốn cấy ghép Implant nhưng xương hàm hạn chế, mật độ xương hàm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tầm quan trọng của Chế độ ăn sau Ghép xương: Chỉ dẫn và Lưu ý

Tầm quan trọng của Chế độ ăn sau Ghép xương: Chỉ dẫn và Lưu ý

Chế độ ăn sau ghép xương răng sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công của ca phẫu thuật. Vì vậy, để giúp vết thương mau lành, xương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map