Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Sau khi kết thúc quá trình đeo niềng, bạn cần đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. 3 loại hàm duy trì phổ biến gồm có: hàm tháo lắp kim loại, hàm tháo lắp trong suốt và hàm cố định. Vậy phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng bao lâu? Nên đeo loại hàm nào?

1. Vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, hàm duy trì có tác dụng giúp cho răng được ổn định nhanh chóng và đảm bảo niềng răng đạt hiệu quả cao nhất. Sau khi tháo niềng, chân răng sẽ cần một thời gian mới có thể hoàn toàn ổn định trong xương ổ răng.

Đặc biệt, khi ăn uống, cả răng và xương hàm đều phải hoạt động nhiều để nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Lực nhai có thể khiến răng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu.

Khi đó, quá trình chỉnh nha gần như là “xôi hỏng bỏng không”. Vì vậy, việc đeo hàm duy trì là cực kỳ cần thiết để giữ răng cố định, tránh tình trạng răng xô lệch theo thời gian. 

Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng giúp cố định răng tại vị trí mới

Đeo hàm duy trì giúp cố định răng tại vị trí mới

2. 3 loại hàm duy trì sau khi tháo niềng phổ biến

2.1. Hàm duy trì tháo lắp làm bằng kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại làm từ vật liệu thép không gỉ. Hàm được gắn vào giữa răng số 3 và số 4 để các răng được cố định tại vị trí mới.

Ưu điểm:

– Kết cấu rất chắc chắn nên đảm bảo hiệu quả cao.

– Hàm duy trì tháo lắp có độ bền tốt. Bạn có thể dùng lâu dài mà không cần phải thay mới.

– Dễ dàng tháo lắp nên không gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Nhược điểm:

– Hàm duy trì lộ rõ trên bề mặt răng. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, nhiều người chỉ dùng vào ban đêm, làm kéo dài thời gian đeo hàm duy trì.

– Hàm duy trì bằng kim loại sẽ gây cảm giác cộm cấn, vướng víu và khó chịu trong thời gian đầu.

– Dễ bị kích ứng với người có cơ địa nhạy cảm.

2.2. Hàm duy trì tháo lắp được bằng nhựa trong suốt

Hàm duy trì tháo lắp trong suốt có thiết kế gần giống với máng tẩy trắng răng tại nhà. Hàm được làm từ chất liệu nhựa trong suốt và thiết kế ôm khít vào hàm răng.

Ưu điểm:

– Hàm duy trì trong suốt có tính thẩm mỹ cao, ít bị lộ ra bên ngoài trong quá trình sử dụng.

– Bạn có thể đeo hàm thường xuyên mà không gặp phải tình trạng cộm cấn hay khó chịu như ở hàm tháo lắp kim loại.

– Quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày không bị tác động xấu do hàm có thể dễ dàng tháo lắp.

– Các mô nướu, má… trong khoang miệng không bị kích ứng khi đeo hàm duy trì.

Nhược điểm: 

– Vì có thể dễ dàng tháo lắp nên nhiều người thường quên không đeo hàm, làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng.

– So với những loại hàm duy trì khác, hàm bằng nhựa trong suốt có chi phí cao hơn.

Hàm duy trì bằng nhựa trong suốt

Hàm duy trì bằng nhựa trong suốt

2.3. Hàm duy trì cố định sau chỉnh nha

Hàm duy trì cố định cũng là một trong các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng hỗ trợ việc cố định răng tại vị trí mới sau niềng. Hàm làm bằng dây thép, được gắn vào mặt bên trong của các răng 1, 2 và 3.

Ưu điểm:

– Hàm cố định có hiệu quả cao, giúp rút ngắn thời gian đeo niềng. 

– Hàm duy trì được gắn vào mặt bên trong của răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Vật liệu thép không gỉ ít gây kích ứng tới các bộ phận trong khoang miệng.

Nhược điểm:

– Do không thể tháo ra, lắp vào dễ dàng nên hàm duy trì sẽ gây vướng víu và bất tiện trong quá trình vệ sinh răng miệng, ăn nhai hàng ngày.

– Thức ăn dễ bị bám lại trên hàm duy trì và khó làm sạch, dẫn tới các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu…

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định

3. Nên đeo hàm duy trì tháo lắp hay cố định

Tất cả các loại hàm duy trì đều giúp cố định răng hiệu quả. Nếu như bạn yêu cầu tính thẩm mỹ cao hoặc làm những công việc đặc thù, thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người thì nên chọn hàm tháo lắp trong suốt hoặc hàm cố định. Bởi khí cụ ít lộ ra bên ngoài như hàm duy trì tháo lắp kim loại.

Còn xét về tính tiện lợi, chắc chắn hàm tháo lắp sẽ chiếm ưu thế hơn so với hàm cố định. Vì chúng có thể dễ dàng tháo ra, lắp vào nên không gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.

4. Sau chỉnh nha phải đeo hàm duy trì bao lâu

Để răng cố định tại vị trí mới, bạn cần đeo hàm duy trì từ 9 – 12 tháng. Thời gian đeo còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Nếu như bạn có răng và xương hàm khỏe mạnh thì chỉ cần đeo hàm khoảng 6 tháng đã đảm bảo được kết quả chỉnh nha.

Tuy nhiên, với người răng yếu, thời gian đeo hàm duy trì sẽ kéo dài hơn. Thậm chí, có một vài người còn phải đeo hàm cả đời.

Trong thời gian đeo hàm duy trì, bạn vẫn nên tới nha khoa thăm khám. Sau khi kiểm tra, nếu thấy răng đã ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc quá trình đeo hàm.

Thời gian đeo hàm duy trì sau tháo niềng thường kéo dài 9 -12 tháng

Thời gian đeo hàm duy trì thường kéo dài 9 -12 tháng

5. Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có làm sao hay không

Theo bác sĩ Nhật Anh, việc quên đeo hàm duy trì 1 ngày không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi đeo hàm duy trì sau tháo niềng là một quá trình dài nên nếu chỉ quên một ngày sẽ không ảnh hưởng đến vị trí của răng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn thường quên đeo hàm, các răng sẽ dần dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Khi đó, bạn phải niềng răng lại thì mới có thể sở hữu một hàm răng đều và đẹp như mong muốn.

6. Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Đeo hàm duy trì nhưng vẫn bị chạy răng thường xảy ra do bạn sử dụng hàm sai cách. Về bản chất, hàm duy trì là một khí cụ quan trọng giúp răng ổn định tại vị trí mới sau khi tháo niềng. Nếu bạn đeo hàm không đúng thời gian duy định, răng sẽ dễ di chuyển và làm xô lệch hàm răng.

Ngoài ra, hiện tượng chạy răng còn xảy ra do những nguyên nhân sau:

– Hàm duy trì bị hỏng:

Hàm duy trì có thể bị hư hại khi chịu lực mạnh. Khi đó, chúng sẽ không còn tác dụng giữ răng ổn định. Nếu như bạn không thay hàm khác, răng sẽ dần dịch chuyển và gây sai lệch khớp cắn.

– Thiết kế hàm duy trì lỗi:

Hàm duy trì cần được thiết kế phù hợp với răng. Nếu kích cỡ hàm quá lớn thì sẽ gây lỏng lẻo và khả năng cố định răng cũng không đảm bảo. Còn với trường hợp hàm duy trì quá chặt thì có thể làm cho răng bị chồng chéo lên nhau.

Như với trường hợp của anh N.B.Q 26 tuổi (Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng) được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì 6 tháng sau khi niềng răng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi tháo niềng, răng đã bắt đầu có xu hướng dịch chuyển. Nguyên nhân là do hàm duy trì quá lỏng, không vừa với cung răng. Bác sĩ đã lấy dấu hàm để làm hàm duy trì khác và hướng dẫn đeo hàm đúng cách, đúng thời gian để răng ổn định trở lại.

7. Các lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau tháo niềng

Trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Đeo hàm duy trì đúng thời gian mà bác sĩ chỉnh nha đã quy định. Bạn tuyệt đối không được tự ý ngừng đeo hàm bởi có thể khiến cho răng dịch chuyển và gây sai lệch khớp cắn.

– Chỉ nên tháo hàm duy trì trong trường hợp thực sự cần thiết để cố định răng tại vị trí mới.

– Vệ sinh hàm tháo lắp thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng và gây hại tới răng, nướu.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng kem đánh răng chuyên dụng và bàn chải lông mềm từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.

– Tháo lắp hàm duy trì cẩn thận để tránh làm tổn thương tới răng, nướu và các bộ phận khác trong khoang miệng.

– Tới nha khoa thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra răng. Trong trường hợp răng đã ổn định tại vị trí mới, bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc quá trình đeo hàm duy trì.

– Không rửa hàm duy trì quá mạnh hoặc ngâm trong nước nóng bởi có thể làm chúng bị biến dạng.

Bạn nên vệ sinh hàm duy trì sau tháo niềng thường xuyên

Bạn nên vệ sinh hàm duy trì thường xuyên

Bài viết trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng. Tóm lại, hàm duy trì có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo kết quả niềng răng đúng như mong muốn. Trong quá trình đeo hàm, bạn vẫn nên chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám đúng hẹn…

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Hàm duy trì có mấy loại? Hàm duy trì sau niềng răng giá bao nhiêu?”
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn: “Hàm duy trì là gì? Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu?”
Thurman Orthodontics: “Why to Wear Retainer After Braces”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hàm duy trì
Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thường xảy ra do hàm duy trì quá chặt, lực chải răng mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng… Dần dần,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường do hai nguyên nhân là thiết kế của hàm duy trì không phù hợp hoặc dùng sai cách. Tùy vào từng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt là khí cụ được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn sau khi niềng răng. Hàm có tính thẩm mỹ cao, an toàn và tiện

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Sau khi chỉnh nha, khi răng đã vào đúng vị trí như mong muốn thì các khí cụ sẽ được tháo ra. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì là một khí cụ có vai trò cực kỳ quan trọng khi chỉnh nha. Nếu không sử dụng hàm duy trì, các răng sẽ rất dễ dịch chuyển trở

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải