Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hôi miệng từ cổ họng do đâu – Cách điều trị dứt điểm

Hôi miệng từ cuống họng là vấn đề gây phiền toái và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như viêm xoang, viêm amidan, viêm dạ dày, khô miệng,… Khi các dịch nhầy và mủ tồn đọng trong các hốc xoang chảy xuống cổ họng, nó sẽ gây ra mùi hôi khó chịu và khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và đưa ra các biện pháp phù hợp như điều trị bệnh lý cơ bản, duy trì vệ sinh miệng và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như xịt miệng, kẹo cao su,… Nếu tình trạng không được cải thiện, hãy đến thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng từ cuống họng

Hôi miệng từ cuống họng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, ảnh hưởng từ cuộc sống thường nhật cho tới công việc.

Theo Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, tình trạng trên xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bị khô miệng, viêm amidan, viêm xoang,…

Do đó, hơi thở khó chịu từ cổ họng có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm.

1.1. Khô miệng, thiếu nước

Nước bọt không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hoá thức ăn mà còn ngăn chặn sự sản sinh của vi khuẩn gây mùi, làm sạch khoang miệng. Vì thế, nếu bị khô miệng, thiếu nước để làm sạch những mảng bám thức ăn thừa sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Miệng bị khô chính là môi trường để các loại vi khuẩn gây hại, gây mùi phát triển nhanh chóng. Ngoài làm hơi thở có mùi khó chịu, khô miệng còn khiến môi bị nứt nẻ, rát lưỡi, họng bị đau rát,…

Nếu không ngăn chặn thì chúng sẽ lây lan sang vùng khác trong khoang miệng và gây ra tình trạng hôi miệng từ cuống họng. Hơn nữa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước trầm trọng.

hôi miệng từ cuống họng

Khô miệng, thiếu nước khiến hôi miệng từ cuống họng

1.2. Viêm xoang

Nếu bị viêm xoang, dịch nhầy cũng như mủ tồn đọng trong các hốc xoang có thể chảy xuống phía dưới cổ họng. Trong khi đó, dịch nhầy chảy xuống mang theo cả vi khuẩn, virus tấn công vào khoang miệng và đường hô hấp khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Dịch nhầy khi chảy xuống cổ họng còn ngăn cản đường di chuyển của thức ăn khi ăn uống. Những cặn thức ăn bị giữ lại ở cổ họng cũng trở nguyên nhân gây hôi miệng từ cuống họng. Dịch nhầy chảy xuống dạ dày còn gây ra tình trạng viêm tá tràng, càng khiến chứng hôi miệng trầm trọng hơn và việc điều trị phức tạp hơn rất nhiều.

1.3. Viêm Amidan

Viêm Amidan là bệnh lý rất thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng mà nhiều người gặp phải.

Lý do viêm Amidan dẫn đến chứng hôi miệng là do vi khuẩn có trong hạch lympho tiết ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng hôi miệng có xu hướng tăng khi viêm nhiễm nặng hơn.

Bên cạnh đó, người bị viêm Amidan còn xảy ra tình trạng mất nước làm miệng bị khô nên càng góp phần khiến hơi thở bị hôi.

1.4. Bệnh về thận

Thận chính là bộ phận xử lý và đào thải độc tố trong cơ thể qua đường nước tiểu. Nếu chức năng thận bị suy giảm sẽ làm khả năng lọc chất thải ra gặp vấn đề. Những độc tố không được loại bỏ sẽ từ tích tụ ở thận và hình thành các khí có mùi hôi như khí nitơ.

Ngoài ra, mùi hôi do thận gây ra thực chất giống với mùi tanh nên càng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc phải.

Bệnh về thận

Bệnh về thận làm cổ họng có mùi hôi

1.5. Viêm loét dạ dày

Ngoài những triệu chứng quen thuộc như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng thì người bị viêm loét dạ dày còn gặp phải tình trạng hôi miệng ở cổ họng.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn, dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời đây cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn.

Do đó, nếu bị viêm loét, dịch axit trong dạ dày sẽ làm kích ứng niêm mạc đẩy thức ăn đang tiêu hoá trong dạ dày trào lên vùng thực quản, vòm họng và trong khoang miệng. Do tình trạng dịch trào ngược dạ dày nên vi khuẩn dễ dàng phát triển tại vùng họng làm hơi thở có mùi hôi.

1.6. Nguy cơ mắc căn bệnh tim

Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề về hệ tim mạnh chính là viêm lợi. Ngoài các hiện tượng sưng tấy, mưng mủ, đau nhức thì hôi miệng cũng là triệu chứng thường gặp phải khi bị viêm lợi.

Vậy nên, rất có thể hôi miệng nói chung và hôi miệng từ cuống họng nói riêng sẽ là cảnh báo về nguy cơ mắc các bệnh lý về đến tim mạch.

1.7. Ung thư vòm họng

Nguy hiểm hơn cả, khi mùi hôi miệng từ cuống họng rất có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý ung thư vòm họng.

Những tế bào gây bệnh ung thư vòm họng chứa nhiều Polyamines, đây là chất có mùi hôi khó chịu. Chúng sẽ có xu hướng tăng sinh nhanh chóng khi bệnh ngày càng nặng, dẫn đến cổ họng có mùi hôi.

Đặc biệt, mùi hôi miệng do ung thư vòm họng khác với mùi hôi trong miệng bình thường. Nếu bạn nhận thấy hơi thở có mùi hôi lạ, súc miệng mà vẫn không thuyên giảm thì đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe.

Ung thư vòm họng

Cổ họng có mùi hôi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

2. Cách chữa trị tình trạng hôi miệng từ cuống họng

Có thể thấy, hôi miệng ở cổ họng hay trong khoang miệng đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta và thậm chí là cả sức khỏe.

Ngay cả khi đơn giản chỉ là do tình trạng khô miệng gây ra, thì cũng đến khiến bản thân người bị cảm thấy tự ti trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh.

Thấu hiểu tâm lý trên, nên sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn chữa trị tình trạng hôi miệng với 4 cách khác nhau là dùng gừng tươi, nước vo gạo, rau mùi tàu và đến nha khoa thăm khám.

Dùng gừng tươi

Gừng là một nguyên liệu nấu ăn rất quen thuộc trong hầu hết căn bếp của mọi gia đình Việt, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau và bao gồm cả chứng hôi miệng.

Trong gừng chứa nhiều thành phần tốt như các hợp chất alcol geraniol, zingiberen, curcumen, borneol, tinh dầu, linalol,… nên sẽ giúp cải thiện mùi hôi một cách hiệu quả.

Một trong những cách trị hôi miệng với gừng tươi rất đơn giản là súc miệng hàng ngày với nước gừng với các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Gừng tươi mang đi rửa sạch rồi cạo vỏ và thái thành từng lát mỏng.

Bước 2: Cho gừng vào đun sôi với 350ml nước trong khoảng 5 – 10 phút. Lưu ý là chỉ đun với lửa nhỏ.

Bước 3: Tắt bếp, lọc lấy nước gừng rồi để nguội.

Bước 4: Lấy nước gừng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần.

Dùng gừng tươi

Dùng gừng tươi chữa hôi miệng

Dùng nước vo gạo

Trong nước vo gạo chứa nhiều acid amin cùng các dưỡng chất cần thiết khác nên sẽ giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng. Hơn thế, vitamin B3 trong nước vo gạo còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch giúp giảm viêm chân răng và sát khuẩn hiệu quả.

Nhằm nâng cao về mặt hiệu quả, đặc biệt là đối với những bạn đang gặp phải tình trạng viêm nướu, đau nhức răng thì nên kết hợp thêm với cả muối.

Bước 1: Khi vo gạo bạn hãy đổ nước vo gạo lần đầu để bỏ cặn bã, tạp chất và chắt lấy nước vo gạo lần 2.

Bước 2: Đổ nước vo gạo vào nồi đun sôi trong khoảng 2 phút, sau đó cho thêm một ít muối vào khuấy đều.

Bước 3: Tắt bếp và đợi đến khi nước nguội.

Bước 4: Dùng hỗn hợp nước trên để súc miệng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Dùng rau mùi tàu

Nhờ hàm lượng tinh dầu cao có trong cả rễ và lá, nên rau mùi tàu cũng được sử dụng như một phương thức chữa hôi miệng rất tốt.

Cùng với đó, trong rau mùi tàu còn có chứa vitamin C, protid, glucid,… đây đều là các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong miệng hiệu quả.

Khi thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị một nguyên liệu duy nhất là rau mùi tàu và áp dụng theo đúng các bước dưới đây.

Bước 1: Lấy một nắm lá rau mùi tàu, rửa sạch rồi sau đó thái khúc.

Bước 2: Mang lá mùi tàu đã được thái khúc cho vào nồi sắc lên với khoảng 350ml nước cho cô lại trong khoảng một chén con.

Bước 3: Bạn lấy nước vừa sắc được để nguội, rắc thêm ít muối trắng rồi khuấy đều.

Bước 4: Sử dụng nước rau mùi tàu để súc miệng mỗi ngày.

Dùng rau mùi tàu

Rau mùi tàu giúp cải thiện tình trạng hôi miệng từ cuống họng

Đến nha khoa

Nếu như đã áp dụng tất cả các phương pháp trên nhưng đều thấy không hiệu quả hoặc có tình trạng hôi miệng ở cổ họng rất nặng, thì cách tốt nhất là bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám và điều trị

Khi đến nha khoa, các bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Trong trường hợp liên quan đến các vấn đề răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Tất nhiên, đối với các trường hợp liên quan đến bệnh lý toàn thân, bác sĩ nha khoa cũng sẽ tư vấn và giới thiệu đến các bệnh viện có chuyên khoa điều trị phù hợp.

3. Một số phương pháp phòng tránh cổ họng có mùi hôi

Ông bà ta vẫn thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và ắt hẳn không ai muốn gặp phải tình trạng cổ họng có mùi hôi khó chịu.

Hãy cùng chúng tôi phòng tránh tình trạng cổ họng có mùi hôi với 3 phương pháp rất đơn giản là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước và có thói quen ăn uống lành mạnh.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch luôn là phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng vừa đơn giản vừa hiệu quả, được chính bác sĩ nha khoa khuyến khích mọi người thực hiện mỗi ngày.

Quan trọng hơn cả, nếu hàm răng của chúng ta luôn được giữ gìn sạch sẽ còn ngăn chặn được sự tăng sinh, tích tụ nhanh chóng của vi khuẩn gây mùi.

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

– Ưu tiên dùng các loại kem đánh răng có chứa Fluor hoặc theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa.

– Đối với những người đang niềng răng nên sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng riêng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

– Đánh răng đều ở tất cả các mặt, chải theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài để làm sạch răng, tuyệt đối không được chải theo chiều ngang răng.

– Đánh răng xong hãy súc miệng bằng nước muỗi sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng để làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả.

– Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa trong các kẽ răng.

– Vệ sinh cả bề mặt lưỡi bằng sản phẩm chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi phát triển.

– Đổi bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng/lần, nhờ vậy sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn gây hại trên lông bàn chải.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Uống nước nhiều

Miệng bị khô là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào vùng khoang miệng và họng.

Do đó bạn cần uống đủ 2 lít nước/ngày để đảm bảo khoang miệng không bị thiếu nước, cơ thể có thể tiết đủ nước bọt để đẩy lùi vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

Thói quen ăn uống lành mạnh

Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp hạn chế tình trạng cổ họng có mùi hôi mà còn đảm bảo cho sức khỏe của bạn luôn được tốt nhất.

– Cần bổ sung thêm thực phẩm có mùi thơm như rau mùi tây, lá bạc hà,… trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây có chất chống oxy hóa cao vừa khử mùi vừa chống vi khuẩn hiệu quả như dâu tây, táo đỏ, mâm xôi, củ dền, xà lách…

– Hạn chế sử dụng những nước uống có cồn hay chứa nhiều axit như bia, rượu, cà phê,… khiến đọng mùi lâu gây hôi.

– Giảm lượng đường, lượng muối trong bữa ăn hàng ngày

Ngoài ra, định kỳ 6 tháng một lần bạn nên đi thăm khám nha khoa để kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt nhất. Đồng thời, nếu như có các dấu hiệu bất thường liên quan đến tình trạng hôi miệng, bác sĩ sẽ kịp thời điều trị.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Mong rằng, với những chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hôi miệng từ cuống họng. Với 4 phương pháp điều trị trên hãy áp dụng đúng cách và đặc biệt là đối với các cách tại nhà cần kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả rõ hơn. Bên cạnh đó, sau khi áp dụng và theo dõi nếu thấy mùi hôi không thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín sớm nhất để kiểm tra.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Hôi miệng từ cổ họng và những điều cần biết”

Thuốc Dân Tộc: “Hôi Miệng Từ Cổ Họng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Sao?”

Chuyên Gia Răng Miệng: “Hơi Thở Hôi Từ Họng: Hiểu Rõ Nguyên Nhân Để Xử Lý”

Mayo Clinic: “Bad breath – Symptoms and causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh lý răng miệng
Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh và khiến bạn tự ti hơn bao giờ hết. Vậy đâu

Địa chỉ khám hôi miệng ở đâu chuyên nghiệp và tốt nhất

Địa chỉ khám hôi miệng ở đâu chuyên nghiệp và tốt nhất

Hơi thở có mùi hôi không chỉ ảnh hưởng lớn đến tâm lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm quanh răng, viêm nha

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và cách điều trị triệt để

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và cách điều trị triệt để

Hơi thở có mùi hôi gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày, làm mất tự tin và cảm giác e ngại trong giao tiếp. Đôi lúc mùi hôi

Răng sâu gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Răng sâu gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Sâu răng hôi miệng là bệnh lý về răng miệng khá phổ biến . Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ tiến triển nghiêm trọng, gây ra

Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Tình trạng trẻ em bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với người không có kiến thức chuyên môn sẽ rất khó để xác định

Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu bạn đang niềng răng và gặp phải tình trạng hôi miệng, hãy yên tâm vì bộ niềng răng không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map