Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé hiệu quả và an toàn nhất

Khi tự nhổ răng sữa tại nhà, các phụ huynh cần lưu ý chủ động day lỏng răng sữa, giảm đau cho bé bằng làm tê nướu và thao tác dứt khoát. Còn nếu đến phòng khám nha, nên ưu tiên lựa chọn một địa chỉ “đáng đồng tiền bát gạo”. Vậy sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé sao cho hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất.

1. Vai trò của răng sữa

Răng sữa được biết tới là những chiếc răng mọc lên đầu tiên trên cung hàm của trẻ em, chúng phát triển trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi cho đến trước năm 3 tuổi của bé.

Bác sĩ nha khoa cho biết, răng sữa sẽ phát triển theo một trình tự nhất định và cho đến khi lên 3 tuổi thì hầu hết các bé đều đã mọc đủ các răng sữa.

Tuy nhiên, răng sữa thực chất chỉ là “răng tạm” và đến một độ tuổi nhất định chúng sẽ phải “nhường chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Nhưng không bởi vì thế mà răng sữa lại không có vai trò gì đặc biệt. Ngược lại, cùng lúc răng sữa lại đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau như tiêu hóa, giữ khoảng cho răng vĩnh viễn, kích thích xương hàm phát triển…

1.1. Tiêu hóa

Cũng như răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ giúp các bé ăn nhai, cắn, xé thức ăn một cách tốt nhất.

Khi trẻ bị thiếu răng sữa do chưa mọc đủ hoặc bị mất răng sẽ dẫn đến việc nhai lâu, lười ăn và trực tiếp ảnh hưởng dạ dày của các bé. Tình trạng trên nếu kéo dài còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Thông thường bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, các bé đã ăn các món cứng hơn, cần nhiều sức để ăn nhai cũng như tiêu hóa. Vì vậy, nếu không có răng sữa thì quá trình ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tiêu hóa

Răng sữa giúp bé ăn nhai một cách tốt nhất

1.2. Giữ khoảng cho răng vĩnh viễn

Vai trò tiếp theo của răng sữa là giữ khoảng hay còn gọi là giữ chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển lên sau đó.

Răng sữa sẽ giúp cho răng vĩnh viễn phát triển “ngay hàng thẳng lối” bằng cách giữ chỗ và định hình mọc đúng vị trí.

Trường hợp bé bị mất răng sữa quá sớm, quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sẽ gặp khó khăn, do lỗ nhổ răng đó bị lấp đầy và cứng hơn.

Ngoài ra, khoảng trống do mất răng sữa lâu ngày cũng khiến răng vĩnh viễn có xu hướng mọc lệch.

Từ đó dẫn đến tình trạng răng mọc sai vị trí, sai khớp cắn và răng mọc chậm bất thường.

1.3. Kích thích sự phát triển của vùng xương hàm

Nhờ có sự xuất hiện của các răng sữa, bé có thể thoải mái cắn xé và nhai nghiền thức ăn, đảm bảo các chất dinh dưỡng. Nhưng cũng chính những động tác trên sẽ góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển một cách đảm bảo.

Đặc biệt, nếu như xương hàm có không sự kích thích của hoạt động ăn nhai từ răng ở phía trên lâu ngày còn có hiện tượng tiêu biến xương, dẫn tới vô số những hệ lụy phức tạp.

1.4. Phát âm tốt hơn

Răng sữa sẽ kiểm soát lượng không khí ra – vào bên trong khoang miệng và từ đó giúp quá trình phát âm được hoàn thiện mỗi ngày.

Nếu như thiếu răng sẽ cản trở phát âm của bé, gây khó khăn cho việc giao tiếp. Bé rất khó có thể nói tròn vành, rõ chữ khi không có đủ răng sữa và nhất là các răng ở nhóm răng cửa và răng nanh.

Phát âm tốt hơn

Răng sữa giúp bé phát âm tốt hơn

1.5. Thẩm mỹ cho khuôn mặt của bé

Ngoài những vai trò trên, răng sữa còn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổng thể gương mặt của bé.

Các bé dù còn nhỏ tuổi nhưng cũng rất ý thức về việc hàm răng của mình đẹp hay xấu. Một hàm răng sữa đều đặn, trắng sáng và chắc khỏe sẽ giúp các bé tự tin khi chơi đùa, trò chuyện cùng các bạn.

Đây là tiền đề tâm lý vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời, một tâm lý tự tin, thoải mái sẽ giúp bé vững vàng hơn trong tương lai.

2. Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé cần biết

Có thể nói, thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng sữa cho bé chính là khi răng đã lung lay nhiều. Đây chính là dấu hiệu răng vĩnh viễn chuẩn bị phát triển lên cung hàm và buộc răng sữa phải “nhường chỗ”.

Thế nhưng răng sữa có thể bị lung lay vì rất nhiều lý do khác nhau, điển hình là liên quan tới bệnh lý răng miệng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phân biệt rõ tình trạng răng bị lung lay của bé là vì nguyên nhân gì, từ đó đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

Ngoài ra, nếu răng sữa chỉ mới hơi lung lay nhẹ thì cũng chưa vội nhổ ngay. Vì lúc bấy giờ, chúng vẫn bám rất chặt vào xương hàm và mô mềm xung quanh. Nếu nhổ sẽ khiến bé bị đau, chảy máu nhiều.

Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé cần biết

Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé là khi răng đã lung lay nhiều

3. Có nên tự thực hiện nhổ răng sữa cho bé tại nhà không

Thực chất thì thao tác nhổ răng sữa không hề quá phức tạp, nên các phụ huynh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà cho các bé.

Nhưng cần lưu ý, nếu các bậc phụ huynh không thực hiện đúng cách hay thao tác không chuẩn lại gây tổn thương cho con trẻ.

Các biến chứng thường gặp khi nhổ răng sai cách ở nhà cho trẻ là viêm nha chu, sót chân răng, nhiễm trùng, áp xe lan rộng một vùng hàm mặt… Hơn thế còn gây ra tình trạng đau đớn, khiến tâm lý của bé bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh… thì việc tự ý nhổ răng tại nhà là không nên thực hiện. Vì nhiễm trùng nếu xảy ra sẽ có mức độ vô cùng nặng nề, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc phản vệ, suy đa cơ quan và nguy hiểm nhất là đe dọa đến tính mạng.

Có nên tự thực hiện nhổ răng sữa cho bé tại nhà không

Chỉ nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà khi nắm rõ cách thực hiện

4. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé đúng cách

Nhổ răng sữa cho bé đúng cách sẽ được phân thành hai trường hợp là tự thực hiện tại nhà và đưa bé đến phòng khám nha.

4.1. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé – Nhổ răng sữa tại nhà

Tưởng như vô cùng đơn giản, thế nhưng khi tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà thì không phải ai cũng biết cách thực hiện như thế nào mới đúng. Cũng bởi vì vậy mà dẫn tới rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của bé.

Để đảm bảo về hiệu quả và sự an toàn cho bé, khi nhổ răng sữa tại nhà các phụ huynh cần lưu ý tới các vấn đề dưới đây:

Bố mẹ chủ động day lỏng răng sữa: Khi răng bắt đầu có dấu hiệu lung lay, bố mẹ nên chủ động day lỏng răng sữa bất cứ lúc nào với một lực vừa phải. Bởi khi răng lung lay nhiều thì quá trình nhổ sẽ ít gây đau hơn, hạn chế tình trạng chảy máu. Ngoài ra, phụ huynh có thể dạy bé lung lay răng bằng cả ngón tay và lưỡi.

Giảm đau cho bé bằng làm tê nướu: Trước khi nhổ bỏ răng sữa, cha mẹ hãy dùng thuốc mỡ gây tê để bôi trực tiếp vào vùng nướu ở chân răng. Lưu ý chỉ nên dùng các loại thuốc do bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ nhi khoa kê cho. Nếu không có thuốc thì có thể thay đổi bằng cách chườm lạnh để làm tê nướu.

Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa: Khi thực hiện nhổ răng sữa, cha mẹ cần phải tiến hành các thao tác thực sự dứt khoát. Đồng thời phải giữ răng của bé thật tốt, tránh tình trạng trượt tay khiến bé bị đau hơn.

Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé - Nhổ răng sữa tại nhà

Nhổ răng sữa cho bé tại nhà

4.2. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé – Nhổ răng sữa tại nha khoa

Cách nhổ răng sữa hiệu quả và an toàn nhất vẫn là đưa các bé đến phòng khám nha khoa để được trực tiếp các bác sĩ thực hiện.

Nhổ răng tại nha khoa, các bé sẽ được thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng rất kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ chỉ nhổ răng khi đến thời điểm thích hợp.

Thêm vào đó với chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn và sự hỗ trợ từ máy móc, công nghệ hiện đại nên quá trình nhổ bỏ răng sữa sẽ diễn ra rất nhanh chóng và nhẹ nhàng.

Tất nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín cho nhu cầu nhổ răng sữa của bé.

Nhổ răng sữa tại nha khoa

Nhổ răng sữa tại nha khoa

5. Lời khuyên cho bé có hàm răng đẹp

Để cho bé yêu có hàm răng đẹp, khỏe mạnh, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến các vấn đề sau:

Thứ nhất: Nên cho con đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên được nhổ bỏ. Thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các tổn thương răng, bệnh lý răng miệng để điều trị kịp thời.

Thứ hai: Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cha mẹ nên hướng dẫn các bé chải theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn, tuyệt đối không nên chải ngang. Sau khi đánh răng xong hãy cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng.

Thứ ba: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé hàng ngày, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như cua, cá, sò… trong thời kỳ răng sữa phát triển cũng như thay răng.

Mong rằng với những hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé đầy chi tiết trong bài, sẽ giúp các phụ huynh có được thông tin đầy hữu ích. Quan trọng nhất là hiểu rõ về cách nhổ răng sữa và có được phương pháp tốt nhất cho bé yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé
Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Có rất nhiều bố mẹ lo lắng nhổ răng sữa bị sún cho bé có sao không. Khi mà tình trạng sún răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai,

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng

Nhổ răng sữa cho bé: Thời điểm tốt nhất và lưu ý cần biết

Nhổ răng sữa cho bé: Thời điểm tốt nhất và lưu ý cần biết

Ở độ tuổi thay răng, trẻ cần phải tiến hành nhổ răng sữa để lấy khoảng trống cho răng vĩnh viễn phát triển. So với răng vĩnh viễn, việc

Giải đáp: Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay cho bé không

Giải đáp: Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay cho bé không

Trường hợp răng sữa vẫn đang phát triển một cách khỏe mạnh, bình thường thì tuyệt đối không nên nhổ khi chưa lung lay. Vậy nên, đối với

Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không? Trình tự thay răng ở trẻ

Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không? Trình tự thay răng ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại? 5 Nguyên nhân khiến răng mọc chậm

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại? 5 Nguyên nhân khiến răng mọc chậm

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map