Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Khi nào cần lấy tủy răng? Quy trình thực hiện lấy tủy răng

Tủy chứa các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết và tạo ra các mô cứng quanh răng. Khi răng bị nhiễm trùng hay bị sâu răng, các bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy để loại bỏ tổn thương ở chân răng và bảo tồn răng tự nhiên. Vậy thì khi nào cần phải lấy tủy răng? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Lấy tủy răng trong trường hợp nào phù hợp nhất?

Tủy răng có vai trò rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp dưỡng chất cho răng. Tuy nhiên, nếu tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập thì cần phải tiến hành lấy tủy. Phương pháp lấy tủy răng được chỉ định với các trường hợp sau:

– Đau răng dai dẳng:

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau nhức răng. Nếu răng bị sâu bên trong thì cần phải điều trị tủy. Sự khó chịu cũng có thể lây lan sang cả hàm, mặt và các răng khác.

– Răng bị nhạy cảm với nóng và lạnh:

Răng nhạy cảm quá mức với các đồ nóng, lạnh, hay thức ăn rơi vào chỗ răng sâu sẽ cảm thấy đau cũng cần phải lấy tủy ngay.

– Sưng nướu:

Khi răng bị nhiễm trùng, mủ sẽ tích tụ quanh chân răng, dẫn đến sưng nướu. Lúc này nướu bị sưng tấy không còn hồng hào khỏe mạnh như bình thường.

– Nổi mụn trên nướu:

Bạn có thể nổi mụn nhọt trên nướu. Mủ từ răng nhiễm trùng chảy ra từ mụn, gây ra mùi khó chịu.

– Răng bị đổi màu:

Khi tủy răng bị nhiễm trùng sẽ khiến răng có màu sẫm hơn. Nguyên nhân có thể do nguồn cung cấp máu cho răng không đảm bảo.

– Đau khi có lực tác động:

Nếu bị đau khi ăn hoặc chạm vào răng, có thể do các dây thần kinh quanh tủy bị tổn thương.

– Răng sứt mẻ hoặc nứt:

Nếu răng bị nứt răng do chấn thương khi chơi thể thao hoặc do cắn mạnh vật cứng, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào tủy răng.

– Răng lung lay:

Răng bị nhiễm trùng sẽ lỏng lẻo hơn. Nguyên nhân là do mủ từ tủy bị viêm nhiễm có thể làm mềm xương nâng đỡ răng.

– Ổ mủ dưới chân răng:

Xuất hiện các ổ mủ màu trắng ở dưới chân răng nhưng không đau đớn. Nếu dùng tay ấn vào sẽ thấy đau, thậm chí có mủ chảy quanh chân răng. Nếu không xử lý sớm sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

khi nào cần lấy tủy răng

Răng sứt mẻ cần lấy tủy

2. Nguyên nhân làm tủy răng tổn thương

Mặc dù được bảo vệ tốt bởi men răng, ngà răng cứng chắc nhưng do va chạm mạnh, cắn phải vật cứng, sâu răng,… tủy răng vẫn có thể bị vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm. Ngoài nguyên nhân chính là do vi khuẩn, tủy răng bị tổn thương thường gặp hơn ở những người có thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém như:

– Chế độ ăn uống nhiều đường gây sâu răng.

– Vệ sinh răng miệng không tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh cùng các mảng bám chân răng.

– Ăn thức ăn quá nóng, lạnh làm tổn thương tủy răng.

Viêm tủy răng gây đau nhức, ê buốt răng nghiêm trọng, lâu dài có thể làm chết tủy răng dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Điều trị viêm tủy răng càng chậm trễ thì nguy cơ mất răng cao, dẫn đến viêm hạch, viêm xương,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nguyên nhân làm tủy răng tổn thương

Nguyên nhân làm tủy răng tổn thương

3. Quy trình điều trị tủy răng đúng chuẩn hiện nay

Quy trình điều trị tủy răng được thực hiện theo các bước như sau:

3.1. Thăm khám và chụp X-quang

Khám tổng quát là bước quan trọng trong quy trình lấy tủy răng. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng khoang miệng và tiến hành chụp X quang để xác định vị trí viêm tủy.

Khi có kết quả chụp X quang, các bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá và đưa ra phương án điều trị cụ thể.

khi nào cần lấy tủy răng

Thăm khám và chụp X-quang răng

3.2. Gây tê

Việc lấy tủy răng có thể tác động đến thần kinh, gây nên các cơn đau nhức liên tục. Thế nên, bác sĩ sẽ gây tê nhằm giảm cảm giác đau đớn khi điều trị.

Việc gây tê khá đơn giản và chỉ thực hiện trong chưa đầy hai phút. thuốc tế sẽ ngay lập tức. Do đó, bạn có thể yên tâm về việc lấy tủy mà không cần quá lo lắng đến cơn đau nhức thông thường.

3.3. Đặt đế cao su

Để ngăn chặn hóa chất từ thuốc rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa gây nguy hiểm cho người bệnh, bác sĩ sử dụng đế cao su ôm sát vào phần răng cần lấy tủy. Đế cao su sẽ cách ly răng ra khỏi khoang miệng, nướu, giúp răng luôn ở trong trạng thái khô, sạch.

3.4. Điều trị tủy

Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan chuyên dụng để khoan một lỗ nhỏ trên thân răng để thông xuống ống tủy.

Sau đó, hút sạch phần tủy bị viêm nhiễm bằng trâm tay hoặc trâm máy. Cuối cùng, dùng bơm để vệ sinh sạch sẽ ống tủy.

khi nào cần lấy tủy răng

Điều trị tủy răng

3.5. Trám bít ống tủy

Sau khi lấy các mô tủy viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy bằng nhựa nha khoa. Quá trình này cần đảm bảo chất trám khít sát và lấp đầy với ống tủy.

3.5. Tái khám để kiểm tra

Sau khi hoàn thành quá trình chữa tủy răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy đúng cách và lên lịch tái khám để đảm bảo răng của bạn luôn được chăm sóc kịp thời và tốt nhất.

4. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Thực tế, việc lấy tủy răng hoàn toàn không ảnh hưởng hay gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Ngược lại, đây còn là quy trình cần thiết, để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan, đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ của răng. Qua đó, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Sau khi lấy tủy, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức hoặc răng bị nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Tuy nhiên, việc lấy tủy răng  có thể sẽ gây hại tới sức khỏe khi bác sĩ lấy tủy không chuẩn xác, gây ảnh hưởng đến phần mô răng lành như:

– Bác sĩ thực hiện lấy tủy răng ít kinh nghiệm, tay nghề kém.

– Cơ sở vật chất không đảm bảo, khiến việc xác định vị trí tủy không chính xác.

– Công nghệ điều trị tủy lỗi thời.

– Quy trình điều trị tủy không đảm bảo vệ sinh, theo các tiêu chuẩn cần thiết.

Lấy tủy răng không ảnh hưởng đến sức khỏe

Lấy tủy răng không ảnh hưởng đến sức khỏe

5. Triệu trứng sau khi lấy tủy răng

Răng sau khi lấy tuỷ thì việc xuất hiện những triệu chứng đau nhẹ hay ê buốt nhẹ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì cần phải kiểm tra lại. Vì đây có thể là biến chứng sau khi lấy tuỷ. Sau đây là những biểu hiện bình thường sau khi điều trị tủy mà bạn không cần quá lo lắng:

– Răng không có cảm giác đau, với một số người có thể đau nhẹ.

– Trong 24 giờ đầu tiên sau khi lấy tủy thì răng ê buốt nhẹ. Nhưng cũng có thể kéo dài hơn một chút tùy vào tình trạng của mỗi người.

– Khi nhai thì răng sẽ ê buốt nhiều hơn, triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày rồi tự khỏi sau đó.

Trong thời gian này bạn cần chú ý ăn uống và vệ sinh răng miệng cẩn thận, dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Răng sau khi lấy tuỷ nếu được chăm sóc tốt thì thì thời gian hồi phục sẽ càng nhanh.

6. Lấy tủy răng kéo dài bao lâu?

Theo Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An, quá trình lấy tủy răng đơn giản có thể mất từ ​​20 – 30 phút nếu răng có một ống tủy. Nhưng có thể kéo dài khoảng 90 phút nếu răng có nhiều ống tủy.

Việc lấy tủy răng cần nhiều thời gian vì ống tủy nhỏ cần được rửa sạch và khử trùng. Một số răng sẽ có nhiều ống tủy, trong khi các răng khác chỉ có một.

– Đối với răng hàm (răng 6,7,8):

Răng hàm ở trong cùng và có 6 răng ở trên mỗi hàm. Răng hàm có thể có đến 4 ống tủy, khiến việc lấy tủy răng hàm mất nhiều thời gian nhất, có thể tới 90 phút hoặc hơn.

– Đối với răng tiền hàm (răng 4,5):

Răng tiền hàm nằm trước răng hàm, chỉ có 1 hoặc 2 chân răng. Lấy tủy răng ở răng tiền hàm mất khoảng 40 phút, tùy thuộc vào giải phẫu răng của bạn.

– Răng nanh và răng cửa (răng 1,2,3):

Những chiếc răng ở trước miệng được gọi là răng cửa và răng nanh. Răng nanh và răng cửa chỉ có một chân răng nên việc lấy tủy răng khá nhanh chóng và dễ dàng. Quá trình này chỉ mất thời gian khoảng ​​15 đến 30 phút là xong.

Ngoài ra, thời gian điều trị tủy răng còn phụ thuộc vào mức độ viêm tủy và các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ xác định quá trình điều trị và thời gian lấy tủy cụ thể.

Thời gian lấy tủy răng phụ thuộc vào mức độ viêm tủy và vị trí răng

Thời gian lấy tủy răng phụ thuộc vào mức độ viêm tủy và vị trí răng

7. Trám răng có cần bắt buộc phải lấy tủy không?

Trám răng lấy tủy bao gồm hai kỹ thuật là điều trị tủy răng và trám răng. Việc điều trị tủy chính là loại bỏ phần tủy răng.

Trám răng cần phải lấy tủy khi:

Sâu răng nặng: Nếu răng sâu gây đau nhức, lỗ sâu lớn chạm vào tủy răng, tủy răng viêm nhiễm, không thể ăn nhai thì bắt buộc bạn phải điều trị tủy trước khi trám.

– Răng bị nứt, mẻ mảng lớn: Răng bị chấn thương làm lộ tủy gây đau nhức cũng cần lấy tủy để tránh làm tủy răng hư hỏng nặng hơn.

Trường hợp trám răng không phải cần lấy tủy:

Răng sâu nhẹ: Vi khuẩn sâu răng tấn công vào men răng và ngà răng, chưa chạm tới tủy răng thì không cần lấy tủy. Nếu răng bị sâu nhẹ, bác sĩ cần làm sạch các lỗ sâu răng sau đó trám lại. Tủy răng vẫn được bảo tồn, không đau nhức đồng thời tuổi thọ của răng sau trám cũng được bền lâu hơn.

– Răng bị nứt, mẻ nhỏ: Trường hợp này cũng không cần phải lấy tủy. Trám răng sẽ giúp bạn lấy lại chiếc răng nguyên vẹn, mang tính thẩm mỹ cao như răng thật, vết trám tự nhiên và hình dáng hài hòa.

Trám răng

Trám răng

8. Lưu ý cần nhớ sau khi điều trị tủy răng

Răng sau khi lấy tủy sẽ rất nhạy cảm nên cần có cách chăm sóc phù hợp. Đảm bảo răng luôn bền chắc và không bị tổn thương.

Bạn cần lưu ý khi chăm sóc răng lấy tủy như sau:

– Dùng nước muối sinh lý để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng sau khi ăn. Cách này giúp loại bỏ vi khuẩn làm hại đến răng vừa điều trị.

– Sử dụng các loại bàn chải lông tơ mềm, bàn chải kẽ. Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận ở răng điều trị tủy. Chải răng 2 lần mỗi ngày, thay mới bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.

– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và thức ăn bám ở những vị trí bàn chải không tiếp cận được.

– Duy trì thói quen tới khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời.

– Răng sau khi lấy tủy nếu có các triệu chứng ê buốt, đau nhức kéo dài cần thăm khám với bác sĩ ngay. Có những nguy cơ như lấy tủy không sạch, lấy tủy không chính xác làm tổn thương các mô mềm, dây thần kinh,… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

khi nào cần lấy tủy răng

Thăm khám nha khoa

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng đã giúp bạn biết được khi nào cần lấy tủy răng. Tuy nhiên, bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên, kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm tổn thương, hạn chế lấy tủy, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Khi nào cần lấy tủy”

Báo Thanh Niên: “Điều gì sẽ xảy ra với răng khi bạn lấy tủy?”

Kiến thức nha khoa: “Trám Răng Có Cần Lấy Tủy Không”

Healthline: “Do You Need a Root Canal?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề khi nào cần lấy tủy răng
Giải đáp: Bọc răng sứ có cần lấy tủy răng không

Giải đáp: Bọc răng sứ có cần lấy tủy răng không

Trước khi bọc răng sứ, bạn chỉ cần lấy tủy nếu răng sâu nghiêm trọng, chấn thương nặng và đã ảnh hưởng tới tủy. Còn nếu răng chỉ bị

Chi phí Lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2023

Chi phí Lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2023

Tại Nha Khoa Paris, giá lấy tủy răng dao động từ 500.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Tuy nhiên, lấy tủy răng giá bao nhiêu phụ

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu – Hỏi đáp cùng bác sĩ

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu – Hỏi đáp cùng bác sĩ

“Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?” là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Trong trường hợp bị áp xe hoặc lung

Chữa viêm tủy răng tại nhà – Cách giảm đau viêm tủy răng

Chữa viêm tủy răng tại nhà – Cách giảm đau viêm tủy răng

Hầu hết các nguyên liệu được sử dụng để chữa viêm tủy răng tại nhà đều khá lành tính và an toàn với răng, nướu, vì vậy bạn hoàn toàn có

Có đau khi lấy tủy răng: Những điều cần biết

Có đau khi lấy tủy răng: Những điều cần biết

Lấy tủy răng có đau không? Đây là câu hỏi được 100% khách hàng thắc mắc mỗi khi bác sĩ yêu cầu diệt tủy. Bài viết dưới đây chia sẻ tới

Có nên Lấy tủy răng sữa cho trẻ em không? Cách phòng tránh

Có nên Lấy tủy răng sữa cho trẻ em không? Cách phòng tránh

Lấy tủy răng ở trẻ em là thủ thuật nha khoa cần thiết khi tủy răng của trẻ gặp tổn thương nặng. Tuy nhiên nhiều cha mẹ thường lo lắng

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map