Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Khi các cơn đau răng xuất hiện bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách chườm lạnh, dùng tỏi, nước muối loãng, trà bạc hà, gel lô hội,… Đây đều là những biện pháp đơn giản nhưng về mặt hiệu quả lại được đánh giá rất cao.

1. Nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức răng khó chịu

Đau răng là triệu chứng thường gặp của rất nhiều bệnh lý hoặc vấn đề về răng miệng. Tùy theo nguyên nhân mà mức độ, tần suất của các cơn đau nhức răng khó chịu cũng sẽ khác nhau.

Nhưng nhìn chung thì đau răng sẽ là những cơn đau âm ỉ hoặc nhói ở vùng bên trong hoặc xung quanh răng với 10 nguyên nhân phổ biến nhất sau đây.

– Răng bị sâu

Viêm nha chu

– Viêm chân răng

– Viêm tủy

– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

– Răng bị áp xe

– Viêm xoang

Răng bị nứt, gãy

– Men răng bị mòn nặng

– Nghiến răng

Điều quan trọng trong điều trị đau răng là cần phải tìm ra nguyên nhân gây nên các cơn đau là gì, từ đó mới có các biện pháp xử giải quyết một cách triệt để. Tuy chỉ là một triệu chứng, nhưng nếu các cơn đau răng ngày càng gia tăng về mức độ, tần suất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể của bất kỳ ai.

Nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức răng khó chịu

Nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức răng khó chịu

2. Cần làm gì để giảm đau răng hiệu quả?

Chườm lạnh, súc miệng nước muối, dùng thuốc giảm đau, uống trà bạc hà,…. là những cách mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà khi bị đau răng. Tuy chỉ là những cách tạm thời, nhưng hiệu quả mà chúng mang lại vẫn rất hiệu quả.

Thông thường khi các cơn đau xuất hiện, mọi người sẽ có xu hướng tìm kiếm cách làm hết đau răng tại nhà thay vì đến các cơ sở nha khoa ngay lập tức. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi lúc bấy giờ tâm lý của chúng ta là đều muốn giảm đau nhanh chóng nhất.

2.1. Làm gì để giảm đau răng – chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau răng phổ biến nhất được mọi người áp dụng, hơn thế đây cũng là giải pháp được các nha sĩ đưa ra giúp người bệnh xoa dịu cơn đau khó chịu tức thì.

Cơ chế hoạt động của việc chườm lạnh giảm đau răng là lợi dụng nhiệt độ thấp để giảm tốc độ vận chuyển máu đến vị trí đang bị ảnh hưởng. Như vậy, khi tốc độ lưu lượng máu giảm xuống thì vùng đau cũng rơi vào trạng thái “tê liệt” do lạnh.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không chườm đá trực tiếp lên răng, thay vào đó hay bọc chúng trong túi hoặc vải rồi áp vào phần má ngoài nơi đang bị đau.

Làm gì để giảm đau răng - chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm đau răng

2.2. Làm gì để giảm đau răng – súc miệng nước muối

Một biện pháp hết sức đơn giản mà lại có thể giúp bạn giảm đau răng hiệu quả. Theo các chuyên gia, nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý khi sử dụng để súc miệng sẽ giúp hạn chế các cơn đau bằng cách giảm sưng, tăng cường khả năng chữa lành của cơ thể.

Bởi muối vốn là chất có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt kết hợp với nước sẽ giúp loại bỏ những mảng bám, thức ăn thừa trên răng. Để thực hiện đúng thì bạn nên ngậm nước muối trong vòng 30 giây rồi súc miệng sau đó mới nhổ ra.

Chỉ nên sử dụng nước muối pha loãng, với tỷ lệ đạt chuẩn thì mới đem lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, bạn có thể mua nước muối sinh lý bán sẵn tại các tiệm thuốc để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

2.3. Sử dụng thuốc giảm đau răng

Hiệu quả – Nhanh chóng là những gì bạn sẽ cảm thấy rất rõ khi sử dụng thuốc giảm đau răng. Tất nhiên, đây cũng là một trong những cách mà chúng ta có thể áp dụng ở nhà, đặc biệt là trong các trường hợp nhức răng kinh khủng.

Lưu ý là không được tự ý mua thuốc một cách bừa bãi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ hay dược sĩ. Nhất là khi không phải loại thuốc giảm đau nào cũng phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.

Ví dụ như aspirin là loại thuốc không kê đơn, dễ mua nhưng trẻ dưới 18 tuổi thì lại không được tự ý sử dụng. Do thành phần của thuốc có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng Reye rất cao ở các bé.

Sử dụng thuốc giảm đau răng

Sử dụng thuốc giảm đau răng

2.4. Giảm đau răng với tỏi

Trong tỏi có chứa một hoạt chất được gọi là allicin rất cao, theo các bác sĩ  allicin là chất có khả năng kháng khuẩn tốt. Dựa vào đó, mà chúng ta sẽ sử dụng tỏi để giảm đau răng tại nhà.

Để nâng cao hiệu quả, bạn nên nghiền nát tỏi rồi trộn chúng với một chút muối rồi đắp trực tiếp nên vị trí răng đang bị đau. Nhờ tác dụng kháng khuẩn ở tỏi và kháng viêm ở muối mà các cơn đau sẽ được xoa dịu tức thì.

2.5. Sử dụng đinh hương giảm đau răng hiệu quả

Có thể bạn chưa biết, trong đinh hương chứa hoạt chất gây tê rất mạnh chính là eugenol. Nó không chỉ giúp giảm đau vùng tổn thương trong khoang miệng mà còn gây tê được dây thần kinh.

Cùng với đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng eugenol là hoạt chất có tính sát khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm thiểu nhiễm trùng. Hơn thế, mùi hương của đinh hương cũng rất dịu nhẹ nên còn giúp khử mùi hôi trong khoang miệng.

Để trị đau răng bạn có thể dùng bông gòn để thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt trực tiếp nên khu vực đâu. Nếu không có sẵn tinh dầu thì bạn có thể nhai đinh hương khô rồi đặt ở trên răng đau khoảng 30 phút là được.

Sử dụng đinh hương giảm đau răng hiệu quả

Sử dụng đinh hương giảm đau răng hiệu quả

2.6. Uống trà bạc hà giúp làm dịu cơn đau

Nhờ đặc tính gây tê, trà bạc hà không chỉ giúp làm dịu các cơn đau răng mà ngay cả khi bạn đang bị đau dạ dày, khó tiêu cũng nên áp dụng.

Ngoài cách uống trà trực tiếp thì bạn có thể tận dụng những túi trà bạc hà còn ấm để đặt lên vùng răng đau bị tổn thương, chỉ vài phút sau những cảm giác khó chịu sẽ biến mất.

Còn một cách nữa là sử dụng tinh dầu bạc hà tương tự như tinh dầu đinh hương mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên.

2.7. Dùng tinh dầu cỏ xạ hương

Trong tinh dầu cỏ xạ hương có chứa hai thành phần chính là và camphene và caryophyllene. Cả hai đều có tính sát trùng rất mạnh, vì vậy chúng sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng xảy ra và lây lan ra các vùng khác.

Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương không chỉ giúp giảm đau răng mà còn giúp các vết thương mau lành và hạn chế tối đa nhiễm trùng xảy ra.

Khi dùng bạn chỉ cần nhỏ vài giọt vào cốc nước ấm rồi súc miệng như thường lệ. Ngoài ra, việc sử dụng trực tiếp tinh dầu cỏ xạ hương được thấm vào bông rồi đắp lên răng cũng là một cách rất hay.

Dùng tinh dầu cỏ xạ hương

Dùng tinh dầu cỏ xạ hương

2.8. Sử dụng gel lô hội cải thiện sức khỏe răng miệng

Phần lớn mọi người chỉ sử dụng gel lô hội để dưỡng da thông thường mà không biết rằng chúng còn giúp cải thiện sức khỏe răng miệng một cách rõ rệt.

Theo đó, gel lô hộ sẽ vừa làm sạch vừa làm dịu những vùng nướu đang bị sưng tấy – nguyên nhân đau răng phổ biến. Lúc bấy giờ, chúng sẽ hoạt động giống như một chất chống khuẩn tự nhiên, thậm chí là phần nào đó tiêu diệt đi các vi khuẩn gây sâu răng.

2.9. Sử dụng oxy già

Oxy già khi được sử dụng đúng cách sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn đang “hoành hành” trong khoang miệng, từ đó giảm các cơn đau răng khó chịu trong suốt thời gian qua của bạn.

Thay vì sử dụng trực tiếp, nước oxy già để súc miệng cần phải được pha với tỷ lệ 1:1 với nước, lưu ý là thành phần hydrogen peroxide sẽ chỉ là 3%. Do vốn oxy già là một chất rất nguy hiểm nếu chẳng may chúng ta nuốt phải, nhất là với nồng độ cao.

Sử dụng oxy già

Sử dụng oxy già

3. Một số lưu ý để phòng ngừa đau răng

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, ngay cả khi bạn có rất nhiều cách chữa đau răng hiệu quả đi chăng nữa. Hơn thế, đau răng lại còn là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó mà bạn không thể biết rõ được.

Nếu chỉ là giảm đau tạm thời thì chắc chắn không thể điều trị dứt điểm được, điều đó sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Sau đây sẽ là một số lưu ý để phòng ngừa đau răng mà bạn không nên bỏ qua.

– Đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày, bàn chải nên thay sau 3 – 4 tháng sử dụng.

– Nên sử dụng thêm nước muối loãng súc miệng, chỉ nha khoa hoặc có điều kiện hơn thì nên sắm riêng cho mình một chiếc máy tăm nước.

– Tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống có nhiều đường, ga.

– Không hút thuốc hoặc hạn chế đến mức tối đa vì thuốc lá sẽ tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về răng miệng cao hơn.

– Cần kiểm tra răng miệng đúng theo định kỳ.

Một số lưu ý để phòng ngừa đau răng

Thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần

Trên đây là những giải đáp về vấn đề làm gì để giảm đau răng mà rất nhiều bạn đang dành sự quan tâm đến. Tuy nhiên, dù các biện pháp trên được đánh giá cao về hiệu quả thì cũng không nên lạm dụng. Nhất là khi sau vài ngày cơn đau không thuyên giảm thì bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để tìm hiểu nguyên nhân thực sự do đâu, rồi điều trị triệt để.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề àm gì để giảm đau răng
List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

Quá trình mọc răng khôn rất dễ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng do chúng thường mọc ngầm, mọc lệch. Những cơn đau chắc chắn sẽ ảnh

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà

Bỏ túi cách giảm đau răng hàm tại nhà, khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Bỏ túi cách giảm đau răng hàm tại nhà, khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Có rất nhiều cách giảm đau răng hàm tại nhà mà bạn có thể áp dụng như chườm lạnh, dùng muối, đắp tỏi,… Riêng đối với cách dùng

5 nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến và cách hỗ trợ điều trị

5 nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến và cách hỗ trợ điều trị

Răng đau nhức không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh răng miệng nguy hiểm. Để tìm được biện pháp

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Tình trạng răng không sâu nhưng đau là vấn đề rất nhiều bạn gặp phải. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đau răng khôn, đau do

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map