Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Lấy cao răng có đau không? Có ảnh hưởng đến men răng không

Cao răng nhiều không chỉ làm mất thẩm mỹ cho hàm răng, mà đây còn là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn có hại cho răng miệng. Do đó, lấy cao răng giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. Vậy lấy cao răng có đau không? Lưu ý gì sau khi lấy cao răng? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Cao răng là gì

Cao răng (1) còn có tên gọi khác là vôi răng, thực chất là những mảnh vụn thức ăn sót lại trong kẽ răng. Việc chải răng hàng ngày chỉ loại bỏ một phần mảng bám, số còn lại sẽ tích tụ trong kẽ răng. Chỉ sau thời gian ngắn, muối canxi cacbonat, vi khuẩn và calcium phosphate trong nước bọt sẽ vôi hóa cặn thức ăn thành lớp cao răng dày, cứng bám ở thân, nướu răng. Do đó, khi nhìn vào sẽ thấy cao răng màu trắng đục, vàng nâu.

Thông thường, cao răng được chia làm hai loại là:

– Cao răng nước bọt: có màu vàng nhạt, vàng nâu do muối calci trong nước bọt lắng vào mảng bám thức ăn tạo ra. Bạn có thể thấy rõ loại cao răng này bởi chúng thường bám vào trên nướu, mặt và kẽ răng

Cao răng huyết thanh: thường gặp ở người bị viêm nướu, khi răng chảy máu phần huyết thanh trong máu sẽ dính mảng cao răng. Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tích tụ, phát triển và làm lớp cao răng ngày càng dày. Chúng thường có màu đen và bám chắc ở dưới nướu nên khó nhìn thấy được

Mảng bám cao răng

Mảng bám cao răng

2. Lấy cao răng có đau không

Lấy cao răng sẽ không gây đau, bạn chỉ cảm thấy hơi ê buốt răng trong lần đầu thực hiện và hết ngay sau vài ngày. Đối với các lần thực hiện tiếp theo thì sẽ cảm thấy bình thường và không còn ê răng.

Tuy nhiên cạo vôi răng có làm tổn thương nướu, chảy máu không còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

2.1. Tình trạng răng miệng

Nếu có sức khỏe răng miệng tốt thì chắc chắn lấy cao răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không gây cảm giác đau, khó chịu.

Ngược lại, nếu bạn mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu (2),… và răng dễ nhạy cảm, hay ê buốt thì quá trình lấy cao răng có thể hơi ê buốt một chút.

2.2. Cao răng nhiều hay ít

Với trường hợp có cao răng ít, nằm ở thân răng thì lấy đi rất nhanh chóng, không gây đau. Nhưng trường hợp cao răng nhiều, cứng, bám chặt sâu dưới nướu gây sưng, viêm thì việc lấy có thể gây ê buốt nhưng nhanh chóng biến mất sau khi hoàn thành.

2.3. Tay nghề của bác sĩ

Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ lấy cao răng đúng kỹ thuật, thực hiện thao tác nhanh chóng và nhẹ nhàng, không tác động tới má trong, lưỡi,… Do đó bạn sẽ không cảm thấy đau nhức.

2.4. Dụng cụ lấy cao răng

Ngày nay, với sự phát triển nha khoa hiện đại, việc cạo vôi răng dường như không gây cảm giác đau nào cho khách hàng với máy siêu âm. Đây kỹ thuật lấy cao răng giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn với cơ thể, loại bỏ hết mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.

3. Quy trình cạo vôi răng an toàn

Các bước lấy vôi răng (3) theo tiêu chuẩn Bộ Y tế tại phòng khám nha khoa:

Bước 1: Kiểm tra răng miệng

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, mức độ vôi răng, tư vấn và giải đáp thắc mắc về tình trạng răng miệng mà bạn đang gặp phải.

Bước 2: Cạo vôi răng

Bác sĩ sẽ dùng phần đầu máy có độ rung thích hợp làm vỡ mảng vôi răng cứng nhẹ nhàng. Đầu siêu âm chuyên dụng nhỏ và linh hoạt sẽ lấy vôi tại vị trí khó, cứng đầu nhất. Kết hợp đầu phun nước đẩy cao răng và hút cặn để loại bỏ. Nếu bạn bị viêm nha chu mãn tính hoặc vôi răng tích tụ lâu năm thì cần làm sạch sâu dưới nướu, loại bỏ bởi dụng cụ nha chu chuyên biệt.

Bước 3: Đánh bóng răng

Răng sau khi được làm sạch, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng như chổi nha khoa, dung dịch đánh bóng cho răng trắng sáng và thẩm mỹ hơn. Sau đó, thổi cát để lấy chấm đen li ti trên răng mà các giải pháp khác không thể thực hiện được.

Bước 4: Sát khuẩn bằng Fluoride

Sau cùng, bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch răng miệng. Nếu bạn có nguy cơ sâu răng cao, bác sĩ có thể cho súc miệng bằng nước fluor để ngăn chặn hiệu quả. Chải răng 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám.

Quy trình cạo vôi răng an toàn

Quy trình cạo vôi răng an toàn

4. Bao lâu lấy cao răng 1 lần

Bác sĩ khuyến cáo nên lấy cao răng thường xuyên để răng miệng luôn khỏe mạnh, ngăn chặn bệnh lý. Tuy nhiên không lạm dụng lấy cao răng để tránh làm tổn thương răng. Do đó chỉ nên lấy cao răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy tình trạng sức khỏe răng miệng và mức độ cao răng nhiều hay ít, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian cạo vôi răng như sau:

– Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng ít hình thành thì nên cạo cao răng 6 tháng/lần

– Với trường hợp men răng sần sùi, dễ tích tụ mảng bám, hay uống cà phê, trà, hút thuốc lá nên cạo cao răng khoảng 3 – 4 tháng/lần

5. Những điều cần chú ý sau khi cạo cao răng

Sau khi cạo cao răng, mô nướu và men răng sẽ nhạy cảm hơn. Do đó bạn cần biết cách chăm sóc để ngăn vi khuẩn tấn công làm tích tụ mảng bám. Sau đây là điều cần chú ý sau lấy cao răng:

Chế độ ăn uống:

– Sau khi lấy cao răng nên kiêng ăn đồ quá nóng hoặc lạnh. Bởi những thực phẩm này sẽ tác động đến men răng (4) đang yếu và gây ê buốt

– Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng

– Hạn chế hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia, trà, thực phẩm có màu, nhiều axit. Chúng sẽ khiến răng bị xỉn màu, dễ hình thành vôi răng

– Ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, bổ sung khoáng chất và vitamin để răng chắc khỏe

– Bạn nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, không cắn xé mạnh, hạn chế đồ dẻo dễ dính vào răng,…

Chăm sóc răng miệng:

– Đánh răng ngày 2 lần sáng tối, hoặc sau khi ăn uống thực phẩm sẫm màu

– Chải răng bằng bàn chải có lông mềm, không dùng lực mạnh, tránh làm tổn thương đến men răng

– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dư thừa bám trên răng

– Súc miệng với nước muối để làm sạch hoàn toàn khoang miệng

– Lấy vôi răng định kỳ theo chỉ định bác sĩ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện

Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn

Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn

6. Review thực tế cạo vôi răng từ khách hàng

Nếu bạn còn lo ngại về cạo vôi răng không thì hãy cùng lắng nghe những đánh giá từ các khách hàng đã trải nghiệm thực tế.

– Chị Ngọc Thủy (Đà Nẵng):

“24 năm cuộc đời mình chưa đi lấy cao răng lần nào vì mình sợ lắm, sợ tới nha khoa, sợ gặp bác sĩ. Nhưng do xem nhiều nên mình cũng biết việc không lấy cao răng sẽ nguy hiểm như thế nào nên mình đã quyết định đến Nha khoa Paris để thực hiện.

Ấn tượng đầu tiên của mình là nha khoa hoành tráng, sạch sẽ, nhân viên thân thiện. Quá trình cạo vôi răng không đau một chút nào, êm dịu, làm xong răng mình còn thấy sáng bóng hơn nữa chứ. Mình là người nhát gan và sợ đau nhưng cũng đã vượt qua, nên bạn đừng lo lắng, hãy lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé”.

– Chị Mai Trần (TP HCM):

“Vốn là người chú trọng việc chăm sóc răng miệng, tôi thường xuyên tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín tại TP.HCM để lấy cao răng định kỳ. Một lần, tôi được bạn giới thiệu tới Nha khoa Paris. Cũng sau lần cạo vôi răng đó, tôi đã thay đổi hoàn toàn định kiến về cạo vôi răng đau đớn và tê buốt. Còn rút ra kinh nghiệm rằng, cạo vôi răng không đau, quan trọng là bạn có lựa chọn đúng địa chỉ uy tín hay không”.

Khách hàng tại Nha khoa Paris

Khách hàng tại Nha khoa Paris

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp lấy cao răng có đau không. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao tại Nha khoa Paris, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 6900, bác sĩ sẽ hỗ trợ nhanh chóng cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cạo vôi răng
Cách lấy cao răng bằng giấm tại nhà – An toàn, hiệu quả

Cách lấy cao răng bằng giấm tại nhà – An toàn, hiệu quả

Lấy cao răng bằng giấm tỏ ra khá hiệu quả ở nhiều trường hợp thực tế. Nếu răng bạn xuất hiện nhiều mảng bám hoặc muốn vệ sinh răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Lấy cao răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Lấy cao răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Lấy cao răng có bảo hiểm y tế không là thắc mắc của rất nhiều người. Tẩy vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng định kỳ 3 –

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
5 Cách Lấy cao răng bằng MUỐI chỉ 3 phút “sạch bay” vết bẩn

5 Cách Lấy cao răng bằng MUỐI chỉ 3 phút “sạch bay” vết bẩn

Muối được biết tới với khả năng ngăn ngừa và loại bỏ mảng bám trên răng. Tham khảo ngay 5 cách lấy cao răng bằng muối  đơn giản dưới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá Mới 2024

Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá Mới 2024

Lấy cao răng là việc mà bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên thực hiện định kỳ 2 lần/năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vậy dịch vụ lấy cao

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Vôi răng dưới Nướu: Nguyên nhân & Cách điều trị dứt điểm

Vôi răng dưới Nướu: Nguyên nhân & Cách điều trị dứt điểm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Lấy cao răng bằng vỏ chuối tại nhà: Hiệu quả bất ngờ

Lấy cao răng bằng vỏ chuối tại nhà: Hiệu quả bất ngờ

Sử dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện ngoại hình là sở thích của nhiều người, lấy cao răng bằng vỏ chuối cũng nằm trong số đó.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map