Sâu răng là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ ai, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vậy sâu răng nên làm gì? Ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi? Hãy lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia ngay dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức nha khoa bổ ích!
Khi bị sâu răng, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, ăn uống không ngon, làm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe. Vậy khi chưa thăm khám và điều trị thì bị sâu răng nên làm gì?
Theo các chuyên gia, lúc này bạn nên áp dụng một số cách giảm đau đơn giản để hạn chế tốc độ lây lan của vi khuẩn, bằng việc:
– Chườm đá lạnh ở ngoài má (vị trí răng bị sâu) để giảm tối đa cảm giác đau đớn do hiện tượng sâu răng gây ra.
– Sử dụng nhiều sữa chua, nước ép dâu tây, sữa đậu nành để giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
– Dùng nhiều thực phẩm được chế biến từ sữa, rau củ quả tươi, giúp răng miệng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng sâu răng lây lan và phát triển.
Sâu răng nên làm gì? Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách để tình trạng răng sâu được cải thiện
– Thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ)
– Hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ uống có gas… vì chúng dễ khiến răng bị mài mòn và sâu răng phát triển mạnh
– Kết hợp các biện pháp tự nhiên như gừng, tỏi… để giảm đau, chống viêm.
Trên đây là một số giải pháp làm thuyên giảm cảm giác đau đớn do sâu răng gây ra khi bạn chưa thể tới phòng nha thăm khám và điều trị.
Vậy sâu răng nên làm gì khi có thể sắp xếp thời gian tới nha khoa? Lúc này, tùy vào mức độ răng sâu mà bác sĩ có thể chỉ định bạn tái khoáng, trám răng hay bọc răng sứ. Cụ thể:
Đây là cách giúp ngăn chặn vi khuẩn sâu răng lan rộng, giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại khả năng ăn nhai một cách bình thường.
Tái khoáng vùng răng sâu để khôi phục khả năng ăn nhai
Sâu răng nên làm gì? Hãy hàn răng sâu nếu vùng sâu răng đã lan rộng tới tủy. Phương pháp này duy trì được từ 2 – 3 năm nếu khách hàng có cách chăm sóc răng cẩn thận và chu đáo.
Đây là phương pháp có độ bền và tính thẩm mỹ cao nhất trong 3 phương pháp. Sau khi nạo vét răng sâu, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để thiết kế răng sứ, bọc bít lại vết sâu, ngăn ngừa tình trạng sâu răng lan rộng, làm ảnh hưởng tới các răng khác.
Bên cạnh vấn đề: Sâu răng nên làm gì thì sâu răng ăn gì cũng được quý khách hàng quan tâm. Chuyên gia nha khoa cho biết, để bệnh lý sâu răng được chữa trị nhanh chóng và dứt điểm thì bên cạnh vấn đề chữa trị, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống. Cụ thể:
Bị sâu răng nên bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm
– Bị sâu răng nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm như: Thịt, trứng, cá… Bởi các loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt giúp ngăn ngừa những vi khuẩn có hại giúp răng khỏe mạnh hơn.
– Theo nhiều nghiên cứu, đường xyliton, sorbitol có chứa trong rượu không lên men là chất bảo vệ răng rất tốt, kháng lại vi khuẩn làm ảnh hưởng tới răng.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo tự nhiên cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Bởi chất béo sẽ tạo ra một lớp dầu mỏng, giảm tác dụng của đường, giúp mảng bám thức ăn khó hình thành.
– Các thực phẩm giàu canxi như các chế phẩm sữa, các loại đậu… cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Thế nên, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này khi mắc bệnh lý sâu răng.
Ngoài vấn đề: Sâu răng nên làm gì? Sâu răng nên ăn gì thì vấn đề sâu răng kiêng ăn gì cũng được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, song song với việc điều trị, bổ sung các dưỡng chất thì bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm sau:
Bị sâu răng nên kiêng đồ ngọt và những loại thực phẩm cay nóng
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm dai, cứng… bởi những loại thực phẩm này khiến răng phải hoạt động mạnh, gây đau đớn dữ dội.
– Hạn chế đến mức thấp nhất những đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas… bởi chúng gây kích thích nướu khiến cảm giác đau răng của bạn nặng nề hơn.
– Hạn chế đồ ăn ngọt như: Bánh kẹo, nước ngọt… bởi chúng có thể khiến bệnh lý sâu răng phát triển mạnh mẽ hơn.
– Không ăn thịt gà, đồ ăn dẻo như: Bánh chưng, xôi… vì chúng có thể làm gia tăng tình trạng phù nề, nhức răng khó chịu…
Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc
Các cách bắt sâu răng bằng lá tía tô đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu. Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn,
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Răng cửa của em bị sâu nặng chỉ còn lại chân. Tuy nhiên, công việc của em khá bận rộn nên chưa đi điều trị được.
Sâu răng ăn vào tủy là một biến chứng nguy hiểm của sâu răng. Nếu chần chừ, không điều trị tận gốc có thể dẫn đến hoại tử, mất răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×