Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày là lo lắng của các khách hàng đang bị chiếc răng này “chào hỏi”. Cảm giác đau do răng khôn gây ra được gọi là cảm giác “ám ảnh” với mỗi người trưởng thành. Vậy răng này mọc lên như thế nào, cách giảm đau nhức dứt điểm ra sao? Đội ngũ chuyên gia tại nha khoa Paris sẽ giải thích sau đây.

1. Mọc răng khôn đau mấy ngày?

Theo bác sĩ Sherif Kandil (người đồng sáng lập hội chỉnh nha K-LINE Đức) – cố vấn chuyên môn cấp cao tại nha khoa Paris: mọc răng khôn đau ngắn hay dai dẳng còn tùy vào mỗi người. Người may mắn chỉ cảm thấy đau nhức khoảng 2 ngày, còn có người sẽ kéo dài đến 1 tuần, 1 tháng thậm chí là quanh năm. 

Bác sĩ Sherif Kandil cho biết:

– Theo tiêu chuẩn, 1 cung hàm của người trưởng thành thường có 4 chiếc răng khôn. Tuy nhiên, tình hình mọc răng khôn giữa mỗi người lại khác nhau. Người không mọc cái nào, người chỉ mọc 1-2 cái, cá biệt có người xuất hiện tới 6, 8 chiếc răng trên cung hàm. 

Vị trí răng khôn mọc

Vị trí răng khôn mọc

Quá trình răng khôn xuất hiện và mọc lên như sau:

– Bắt đầu mọc từ độ tuổi 18 trở đi cho đến 25. Tuy nhiên răng này có thể mọc sớm hoặc muộn hơn các độ tuổi đó.

– Khi răng mọc, hiện tượng đầu tiên sẽ là đau sưng nướu. Với răng mọc thẳng, khi chạm lưỡi vào nướu sẽ thấy có cục nhỏ, cứng nhú lên. Còn răng mọc ngầm thì chỉ đi siêu âm mới biết rõ được. 

– Sau khoảng nửa tháng, nướu trong cùng sưng và phình to ra bất thường, làm má sưng phồng. Đó là nơi chứa chân răng khôn. Lúc này, răng dễ dàng được phát hiện nhờ vào đầu trắng nhú lên.

– Răng càng dài ra, hiện tượng đau nhức có thể nhẹ hoặc nặng hơn tùy vào tư thế mọc như mọc ngang, mọc nghiêng trái, mọc nghiêng phải, mọc ngầm trùm nướu….

– Thời gian răng khôn lớn lên và hoàn thiện có thể là từ 2-4 tháng hoặc kéo dài đến gần 1 năm. Hình dáng răng thường là ngắn, kích thước to bè như các răng hàm.

Răng khôn mọc từ khoảng 18 tuổi trở đi

Răng khôn mọc từ khoảng 18 tuổi trở đi

2. Nguyên nhân đau răng khôn

Đau răng khôn là biểu hiện thường gặp nhưng không phải các biểu hiện đều là bình thường. Có những triệu chứng đau do bệnh lý chứ không đơn thuần là đau do vùng mô xung quanh bị tác động. Vậy kiểu đau như nào được coi là nguy hiểm và nguyên nhân đau răng khôn là gì?

2.1 Mọc răng khôn số 8 

Nếu chúng ta đã trên 18 tuổi, thấy đau hàm trong, sưng nướu trong vài ngày liền thì rất có thể đó là dấu hiệu răng khôn bắt đầu mọc lên. Đây là biểu hiện đau bình thường và không cần quá hoảng hốt.

Răng khôn mọc cuối cung hàm khi cung hàm đã đủ hết chỗ cho răng vĩnh viễn, tuy nhiên chúng vẫn mọc lên và chen chúc với nướu, đâm vào nướu. Gây ra hiện tượng đau, sưng đỏ, nhức. 

Phần lớn người trưởng thành sẽ trải qua quãng thời gian “ám ảnh” này ít nhất 1 lần trong đời. Nếu đau trong mức chịu đựng được thì không cần quá lo lắng, chỉ là do răng đang mọc mà thôi. Còn đau nhiều hãy đến bác sĩ để được xử lý sớm.

Đau nhức là dấu hiệu phổ biến của việc mọc răng

Đau nhức là dấu hiệu phổ biến của việc mọc răng

2.2 Sâu răng số 7, sâu răng khôn

Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cung hàm, nhưng vị trí gần răng khôn là chỗ dễ bị sâu nhất. Vì răng này thường là mọc lệch lạc, không khớp với răng kế cận. Không gian mọc lên cũng chật hẹp. 

Khi ăn uống, nuốt đồ ăn, chúng sẽ chui lọt vào các khe răng, bám trên mặt nhai răng hoặc giắt vào kẽ hở nào đó gần răng khôn. Việc chải răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng chỉ làm sạch được mặt ngoài, còn mặt trong ngay cả việc quan sát cũng rất khó rồi thì việc gỡ bỏ thức ăn ra là không dễ. 

Thức ăn trú ngụ lâu ngày sẽ sinh ra một ổ vi khuẩn, ổ này lan sang ổ kia. Chúng là tác nhân làm cho miệng bị hôi, răng có mảng bám, đặc biệt là sâu ăn mòn men => ngà => tủy răng. Lúc này, răng sẽ đau nhức dữ dội, thấy ê buốt cả hàm đến nỗi không thể mở miệng, không thể ăn uống hoặc đi vào giấc ngủ. 

Sâu răng số 7 và răng khôn

Sâu răng số 7 và răng khôn

2.3 Răng khôn gây ra biến chứng cho nướu, dây thần kinh, chân răng kế cạnh

Răng khôn mọc nghiêng bên trái và cả bên phải sẽ đâm vào thân răng, chân răng, chạm vào dây thần kinh của răng số 7. Lúc đó chúng ta sẽ bị tê môi hàm tạm thời. Nặng hơn răng này phá hủy hết toàn bộ răng số 7 và làm chúng lung lay, rơi ra. Cuối cùng phải nhổ bỏ.

Răng khôn phá hủy răng số 7

Răng khôn phá hủy răng số 7

2.4 Làm hỏng nướu

Răng khôn mọc ngầm kiểu tư thế thẳng hầu hết bị nướu chặn lại và bao trùm lên. Mặt nhai răng khôn cọ vào nướu có thể làm mô này xước, rỉ máu và sưng tấy. Không gian ở mặt trăng và nướu sẽ là nơi “lý tưởng” cho thức ăn thừa trú ngụ, từ đó vi khuẩn xuất hiện và làm nhiễm trùng nướu, áp xe răng, sâu răng khôn…

Nướu bị răng khôn chèn ép

Nướu bị răng khôn chèn ép

2.4 U nang xương hàm

Khi xương răng khôn lớn lên, chúng bị va chạm với nhiều tổ chức mô cứng và mô mềm. Những va chạm này hoặc bản thân răng khôn có thể là nguyên nhân gây ra các bọc nang lớn, nhỏ trong xương răng. Đây là những u nang lành tính nhưng để lâu sẽ gây ra biến chứng khó trị trong xương hàm.

Trường hợp u nang xương hàm do răng khôn

Trường hợp u nang xương hàm do răng

3. Cách giảm sự đau đớn khi mọc răng khôn hiệu quả

Đau răng khôn là kiểu đau âm ỉ, khó điều trị triệt để ngay. Việc đau nhức ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, nghỉ ngơi và tiến độ công việc, tình hình học tập…  Sau đây là 5 cách làm giảm mức độ đau răng khôn để chúng ta có thể yên tâm sinh hoạt.

3.1. Vệ sinh răng miệng và vùng răng khôn đúng cách

Vệ sinh răng miệng là thói quen của tất cả người trưởng thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng duy trì thói quen này đủ 2 ngày/lần và áp dụng đúng cách. 3 cách vệ sinh răng miệng phổ biến:

– Chải đều các mặt răng bằng bàn chải và kem đánh răng 

– Dùng chỉ nha khoa cọ kẽ răng

– Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng diệt khuẩn.

Khi bị mọc răng khôn, nướu đang sưng đỏ và mô xung quanh răng rất dễ bị tổn thương, vì vậy hãy đánh răng nhẹ nhàng (dùng đầu bàn chải mềm). Không cho tay hoặc cho đũa, thìa vào vùng nướu. Bắt buộc phải súc miệng sau ăn và trước thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối để cuốn hết thức ăn thừa và sát trùng toàn bộ miệng. 

Việc vệ sinh răng miệng về bản chất là làm cho vùng răng khôn sạch sẽ thức ăn, không hình thành vi khuẩn mà thôi. Chứ không có tác dụng làm tình trạng đau răng khôn giảm bớt nhiều.

Vệ sinh mirjng đặc biệt vùng răng khôn

Vệ sinh mirjng đặc biệt vùng răng khôn

3.2. Mọc răng khôn đau mấy ngày? Chế độ ăn uống có răng khôn phù hợp

Có thể nhiều người không biết việc ăn uống sẽ tác động nhiều đến mức độ đau của răng khôn. Nếu khi răng mọc, chúng ta ăn nhiều đồ bám dính hoặc nhiệt độ nhạy cảm thì cảm giác đau nướu sẽ còn tiếp diễn. Vì vụn thừa bám dính vào kẽ răng, vào nướu, tạo ra vi khuẩn làm nhiễu động và xâm lấn các tổ chức mô, răng lân cận.

Vì vậy nên hạn chế ăn những loại đồ ăn thức uống sau:

– Tránh ăn các loại hạt dễ đọng bã trong răng như đậu, lạc ngô…

– Tránh ăn đồ quá cay, nóng, lạnh như lẩu, tương ớt, kem, nước nóng trên 50 độ

– Hạn chế cắn mạnh và ăn đồ ngọt như: bim bim, bánh kẹo, socola…

Bên cạnh đó hãy bổ sung các loại cháo, súp, nước nhiều dinh dưỡng như nước ép hoa quả, sinh tố, canh hầm thịt, rau củ… để vừa dễ ăn vừa nuôi hàm răng khỏe mạnh ngay từ bên trong. 

Tránh ăn kem khi nướu đang hở

Tránh ăn kem khi nướu đang hở

3.3. Mọc răng khôn đau mấy ngày? Chườm đá lạnh giúp bớt đau răng 

Chườm đá là mẹo giảm đau, sưng được nhiều nha sĩ gợi ý khi chúng ta bị thương và sưng mô tế bào. Với việc mọc răng khôn cũng vậy, chườm đá là việc không thể thiếu. Tuy nhiên khác với các vùng khác, chúng ta chú ý không chườm đá trực tiếp lên răng khôn mà chỉ chườm ngoài má nơi bị sưng.

Bất cứ lúc nào thấy đau, hãy bỏ vài viên đá lạnh nhỏ vào túi ni lông và bọc ngoài bằng khăn mặt. Sau đó chườm má khoảng 2-3 phút. Để giảm sưng, mỗi ngày nên chườm từ 5 đến 10 lần.

Chườm đá vài lần một ngày giúp giảm đau răng khôn

Chườm đá vài lần một ngày giúp giảm đau răng khôn

??? VIDEO 5 cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

3.4. Nhổ bỏ răng khôn

Theo nhận định chuyên môn của Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm: răng khôn nếu gây ra sự đau, nhức, sưng mặt, tấy nướu, cứng hàm… kéo dài thì dù mọc ngầm hay mọc thẳng cũng đều nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt. 

– Với răng mọc thẳng, có thể hiện tại chưa đau hoặc mức độ đau chưa nhiều nhưng tương lai vẫn có khả năng làm đau, nướu, sưng mặt (nếu không đau không cần nhổ bỏ).

– Với các răng mọc ngầm, mọc lệch không những gây đau đớn kéo dài mà còn làm cho chân, tủy răng kế bên bị phá hủy; nướu bị rách; u nang xương hàm; rối loạn cảm giác vùng môi lưỡi…

Vì vậy, cách tốt nhất để làm dứt điểm cảm giác đau là nhổ bỏ hoàn toàn chân răng khôn, trả lại 1 cung hàm bình thường như trước khi chiếc răng này xuất hiện.

Nhổ răng là phương pháp điều trị răng khôn hữu hiệu nhất

Nhổ răng là phương pháp điều trị răng khôn hữu hiệu nhất

Nha khoa Paris là một trong những nơi tiên phong áp dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng âm Piezotome. Đây là công nghệ được các chuyên gia trên thế giới và nha khoa Paris đánh giá mang lại độ chính xác tuyệt đối, an toàn, không xâm lấn mô, không chảy máu nhiều, nhanh liền vết thương. 

Paris có đội ngũ bác sĩ trình độ cao, giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm. Cam kết mọi ca nhổ răng khôn đều được kiểm soát từng thao tác, có cả các phương án xử lý rủi ro và tỷ lệ thành công sau nhổ là tuyệt đối. 

Mọc răng khôn đau mấy ngày, đau nhiều hay ít là phụ thuộc vào từng người. Theo lời khuyên của bác sĩ, 1 hoặc 2 chiếc răng khôn gây ra sự đau đớn, nhức hàm, sưng mặt quá 3 lần/năm thì nên loại bỏ sớm. 

??? VIDEO Nhổ răng khôn không đau bằng sóng âm Piezotome

Khách hàng đăng ký siêu âm răng khôn và tham khảo giá nhổ răng khôn cùng bác sĩ nha khoa Paris tại đây. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng khôn
Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Mọc răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ngoài việc có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Chúng còn tiềm ẩn nguy

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm và các răng khác đã phát triển toàn diện. Răng khôn mọc đúng vị trí nếu xương hàm

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Khi răng khôn mọc sẽ kèm theo các triệu chứng như đau nhức, nướu sưng tấy đỏ, đau

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường đi kèm với cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế thì tình trạng đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cấu

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Tại sao lại gọi là răng khôn?

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Tại sao lại gọi là răng khôn?

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì đặc biệt trong cuộc sống không? Bạn sẽ phải làm gì với chiếc răng khôn mọc gây đau nhức của mình? Nếu bạn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map